Enron - công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ đã sụp đổ vì 'tô hồng' báo cáo kiểm toán như thế nào?

ANH MAI
16:10 18/03/2018

Phép màu từ những con số tài chính với sự tiếp tay của đại gia kiểm toán Arthur Andersen đã đưa Enron lên đến đỉnh cao để trở thành hãng năng lượng hàng đầu thế giới những năm 90 nhưng cũng nhanh chóng đưa Enron đi đến 'diệt vong' vào năm 2001. 'Cái chết' của Enron cũng kéo theo sự sụp đổ của Arthur Andersen.

Đỉnh cao

Năm 1985, Kenneth Lay sáp nhập Houston Natural Gas và InterNorth để thành lập công ty năng lượng Enron. Nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90, Enron đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng.

Luật chính sách năng lượng năm 1992 của Mỹ buộc các công ty nhỏ phải mở cửa đường truyền tải điện cho hệ thống phân phối của Enron. Ngoài ra, Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường năng lượng.

enron 5566

Kenneth Lay - nhà sáng lập công ty năng lượng Enron.

Với một lịch sử ngắn ngủi, Enron nhanh chóng trở thành một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng. Enron đã trở thành công ty lớn thứ 7 của Mỹ và có lúc là công ty năng lượng hàng đầu thế giới. Công ty có hoạt động ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Trên thực tế, Enron chỉ là nhà buôn sắp xếp hợp đồng giữa người mua và bán rồi lấy tiền hoa hồng. Trong tay Enron, thị trường năng lượng ngang hàng với một sự đầu cơ tài chính. Hãng này đã xây dựng những nhà máy trị giá hàng triệu USD khắp thế giới nhưng chỉ sở hữu chúng khi giá năng lượng lên ngôi, khi gặp khó khăn thì bán ngay lập tức. Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã vươn sang các mặt hàng như giấy, nước, nhựa, kim loại và phương tiện viễn thông.

Giá cổ phiếu Enron tăng vùn vụt, từ đầu thập niên 1990 đến cuối năm 1998 đã nhảy vọt 311%, vượt trội so với tỷ lệ tăng trưởng của chỉ số S&P 500. Trong 2 năm bản lề thiên niên kỷ, giá cổ phiếu Enron tăng tiếp 56% và 87%, trong khi chỉ số S&P tăng 20% vào năm 1999 và giảm 10% vào năm 2000. Enron tiếp tục là ngôi sao sáng chói trên thị trường chứng khoán.

Tới ngày 31/12/2000, cổ phiếu Enron có giá 83,13USD/cổ phiếu và vốn hóa thị trường của công ty vượt mốc 60 tỷ USD, cao gấp 70 lần thu nhập và 6 lần giá trị sổ sách, cho thấy thị trường chứng khoán kỳ vọng nhiều vào triển vọng tương lai của Enron. Thêm vào đó, Enron 6 năm liền được cuộc khảo sát của Tạp chí Fortune đánh giá là “Công ty sáng tạo bậc nhất Hoa Kỳ”.

Lạc lối

Phép màu nào đã đưa Enron nhanh chóng lên đỉnh cao như một công ty năng lượng lớn nhất thế giới? Đáng tiếc là chính phép màu đó đã đưa Enron đến diệt vong. Đó là câu chuyện về công ty mẹ - con.

Một công ty có thể mở ra một hay nhiều công ty con "dưới bóng" của mình. Công ty con dựa uy công ty mẹ để được vay vốn, để thắng thầu, để xây dựng thương hiệu. Công ty mẹ sử dụng công ty con để huy động vốn, để hứng chịu những hợp đồng đầy rủi ro, để giấu bớt những trách nhiệm nợ của mình, làm cho báo cáo tài chính "đẹp đẽ" hơn... Ngay cả những hợp đồng mua đi bán lại giữa mẹ và con cũng tạo ra doanh thu và lợi nhuận để báo cáo.

Chẳng có gì sai, nếu mọi chuyện dừng ở mức độ 2-3 công ty con. Vấn đề là Enron đã tạo ra hơn 900 công ty con, chủ yếu nằm ở những nước dễ dãi nhất về luật kế toán. Tất cả hệ thống nhằm che giấu lỗ lãi và rủi ro, trong khi đó lại phóng đại lợi nhuận và tài sản. Hệ thống lại được thiết kế bởi các chuyên gia tài chính tài giỏi, và được bảo đảm bởi 1 trong 5 đại gia ngành kiểm toán của thế giới: Arthur Andersen.

Khi Jeffrey Skilling được thuê vào công ty và sau đó đảm nhận vị trí CEO Enron, dưới sự dung túng của Kenneth Lay, Skilling đã tập trung vào việc đáp ứng những sự kỳ vọng của Phố Wall bằng cách phát triển một ban bệ điều hành che giấu hàng tỷ USD thua lỗ và nợ nần từ những thương vụ và dự án bị thất bại.

Ngoài những lời tự đánh bóng về khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu quả qua Arthur Andersen và các nhà phân tích Phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục.

enron 445

Kenneth Lay (phải) và Jeffrey Skilling (trái).

Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần, còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Theo đó, những báo cáo tài chính không minh bạch đã không mô tả rõ ràng hoạt động và tình hình tài chính của Enron cho các cổ đông và giới phân tích, thay vào đó, chúng tô vẽ hiệu quả hoạt động của công ty. Vụ việc vỡ lở vào tháng 10/2001.

Cổ phiếu Enron từ đỉnh cao 90 USD vào giữa năm 2000 đã tuột dốc không phanh xuống chỉ còn chưa tới 1 USD vào cuối tháng 11/2001. Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ (SEC) bắt đầu điều tra. Đối thủ cạnh tranh Dynegy đề nghị mua lại Enron nhưng thương vụ bất thành và ngày 2/12/2001, Enron nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Với tài sản lên tới 63,4 tỷ USD, đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến thời điểm đó.

Sụp đổ

Nhiều người trong ban điều hành Enron đã bị kết tội và tống vào tù. Trong đó, 2 lãnh đạo cao nhất Jeffrey Skilling và Kenneth Lay từ người hùng trở thành những “kẻ dối trá và lừa gạt vĩ đại”, đã khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công ty và đưa công ty tới thảm cảnh phá sản, khiến cho nhà đầu tư mất hàng tỷ USD và khoảng 20.000 nhân viên Enron bị mất việc làm, nhiều người trong số họ mất luôn những khoản tiết kiệm cả đời vì đã góp vốn vào công ty.

Skilling và Lay bị buộc tội che giấu, làm những báo cáo giả và gian lận chứng khoán. Skilling còn bị kết tội giao dịch nội gián, phải chịu phạt 45 triệu USD và 24 năm tù.

Về phần Kenneth Lay, người sáng lập và lãnh đạo Enron trong suốt 15 năm vàng son, đã chết vì nhồi máu cơ tim trong lúc chờ đợi bản án dành cho mình.

eron

Nhân viên Enron dọn đồ khỏi trụ sở công ty.

Công ty kiểm toán Arthur Andersen bị một tòa án quận kết tội cản trở tư pháp vì tiêu hủy giấy tờ liên quan đến vụ kiểm toán Enron. Mặc dù sau đó tòa tối cao đã gỡ bỏ phán quyết của tòa án quận nhưng trên thực tế, Arthur Andersen đã phải đóng cửa vì mất hầu hết khách hàng.

Những nạn nhân chính là những người mua cổ phiếu. Những người "bên trong" đã nhanh tay bán cổ phiếu trước khi thảm hoạ được phát hiện. Còn hầu hết cổ đông "bên ngoài", cuộc tháo chạy giống như một thảm hoạ. Có những người đã mua cổ phiếu với giá 90 USD và để nhận được 0,6 USD sau không đầy 1 năm.

Vụ bê bối Enron đã đưa họ tới giải Nobel “Sử dụng sáng tạo nhất những con số tưởng tượng” vào đầu năm 2002, nhưng không một cựu thành viên nào trong ban quản lý Enron chịu nhận giải thưởng khét tiếng này.

  • Cùng chuyên mục
Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Tập đoàn PDSI đề xuất ý tưởng triển khai dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf có quy mô khoảng 425 ha.

Đầu tư - 27/03/2025 07:58

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.

Đầu tư - 27/03/2025 06:00

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.

Đầu tư - 26/03/2025 17:56

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.

Đầu tư - 26/03/2025 17:07

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.

Đầu tư - 26/03/2025 14:49

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 14:19

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.

Đầu tư - 26/03/2025 11:34

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…

Bất động sản - 26/03/2025 11:00

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 09:43

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.

Đầu tư - 26/03/2025 09:39

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 25/03/2025 20:29

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đầu tư - 25/03/2025 15:46

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 25/03/2025 15:18

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.

Đầu tư - 25/03/2025 10:00

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng  1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông. 

Đầu tư - 25/03/2025 07:02