‘Duyên mỏng’ giữa An Gia với các đối tác chiến lược
Ngay sau khi Bất động sản An Gia lên sàn, các đối tác chiến lược lần lượt rút vốn, chốt lời khoản đầu tư. Chủ tịch An Gia cho biết luôn rộng cửa chào đón cổ đông lớn, tổ chức vào cùng đồng hành phát triển dự án.
Vào tháng 9/2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) công bố ký biên bản ghi nhớ (MoU) với Korerasu Partners Pte. Ltd. (Koterasu). Theo đó, Koterasu sẽ mua cổ phiếu thứ cấp của An Gia với tổng giá trị 235 tỷ đồng thông qua hình thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trực tiếp trên sàn chứng khoán.
Đồng thời, cùng với khoản đầu tư này, Koterasu sẽ trở thành cổ đông chiến lược, mở ra cơ hội quyền chọn tham gia góp vốn trực tiếp vào dự án The Gió tại Bình Dương của An Gia.
Ông Masakazu Yamaguchi – Đại diện Koterasu từng chia sẻ AGG là một trong số ít những nhà phát triển bất động sản đặt góc nhìn từ khách hàng, luôn luôn mang thái độ chân thành và đặt mục tiêu cung cấp sản phẩm nhà ở chất lượng cao. Koterasu đặt lòng tin An Gia sẽ tiếp tục cống hiến cho xã hội cũng như người tiêu dùng Việt Nam.
Song, sau 8 tháng, tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2024 diễn ra ngày 14/5, ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT cho biết đối tác đến nay vẫn chưa rót tiền. Nguyên nhân là đối tác đã thẳng thắn đưa ra đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam đang rủi ro.
“Tại thời điểm quyết định hợp tác, thị trường đang ở giai đoạn tốt nhưng hiện tại thị trường đóng băng, pháp lý rất chậm nên Koterasu muốn trì hoãn thời gian giải ngân. Hai bên chưa có quyết định chính thức dừng hợp tác mà sẽ chậm hơn so với tiến độ ban đầu", ông Sáng bày tỏ.
Thế nhưng, vào cuối 2023, Koterasu Group lại cùng 2 đối tác khác là Công ty cổ phần Đầu tư TTCapital và Cosmos Initia (thành viên Daiwa House Group) ra mắt liên doanh hợp tác chiến lược, đồng hành dài hạn trong phát triển dự án bất động sản vừa túi tiền tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Liên doanh dự kiến sẽ đầu tư khoảng 150 triệu USD trong vòng 5 năm, mục tiêu mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 1.000 căn hộ vừa túi tiền. Liên doanh cũng đã hoàn tất việc góp vốn cho dự án đầu tiên tại Bình Dương trong tháng 11/2023 với quy mô 2.000 căn hộ.
Nhìn lại, trước khi lên sàn chứng khoán từ tháng 1/2020, An Gia có rất nhiều đối tác chiến lược đến từ Nhật Bản gồm Creed Investments VN-1Ltd, Hoosiers VN – 1 Ltd hay nhóm quỹ KIM đến từ Hàn Quốc.
Creed Investments rót vốn vào doanh nghiệp bất động sản của ông Nguyễn Bá Sáng từ 2015 thông qua khoản vay để đầu tư dự án. Sau đó, đến 2018, Creed Investments thành cổ đông khi thực hiện hoán đổi nợ vay thành cổ phiếu (2,63 triệu đơn vị, tương đương 20% vốn). Ông Masakazu Yamaguchi người đại diện Creed Group cũng là Tổng giám đốc Korerasu Partners từng bày tỏ muốn đi lâu dài và đồng hành cùng An Gia.
Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi cổ phiếu AGG chào sàn, tức tháng 8 - 9/2020, quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản rút vốn với lý do cổ phiếu AGG có xu hướng tăng, là thời điểm thích hợp để chốt lời cho khoản đầu tư. Đến đầu năm 2021, Creed Investments VN-1Ltd không còn là cổ đông của An Gia.
Tương tự, Hoosiers VN – 1 Ltd hợp tác chiến lược với An Gia qua đợt phát hành riêng lẻ 526.316 triệu cổ phiếu (4,8%vốn) vào 2017. 3 năm sau, trong quý đầu năm 2021, tổ chức này bán ra hàng triệu cổ phiếu AGG và không còn cổ đông từ tháng 3/2021. Ông Masakazu Yamaguchi là Kiểm soát nội bộ của Hoosiers VN – 1 Ltd.
Vào 2019, An Gia tiếp tục phát hành riêng lẻ 5 triệu cổ phiếu cho 2 quỹ đầu tư là KIM Vietnam IPO balanced fund và KIM KOIC Vietnam IPO Private Fund, tỷ lệ sở hữu 6,67% vốn. 1 năm sau đó, nhóm này cũng bán ra cổ phiếu AGG không còn cổ đông lớn.
Nhìn chung, thời điểm các cổ đông chiến lược trên rút vốn là sau khi cổ phiếu AGG vừa niêm yết (đầu 2020), có đà tăng giá tốt từ vùng 16.000 đồng/cp lên vùng 30.000 đồng/cp (xét theo giá điều chỉnh).
Thay đổi thượng tầng tại An Gia
Một thay đổi lớn trong cấu trúc thượng tầng của An Gia tại kỳ họp ĐHCĐ năm nay là HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029 chỉ gồm 3 người là ông Nguyễn Bá Sáng, ông Louis T. Nguyễn và ông Lê Duy Bình (thành viên độc lập). Cả 3 đều do cổ đông lớn – Công ty cổ phần Quản lý và Đầu tư Trường Giang sở hữu 41% vốn đề cử. Đây là tổ chức do ông Nguyễn Bá Sáng – Chủ tịch HĐQT AGG làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Nếu so với bộ sậu thời điểm chào sàn 2020, An Gia chỉ còn lại ông Nguyễn Bá Sáng – người sáng lập công ty. Ông Nguyễn Trung Tín rút khỏi An Gia vào 11/11/2021, các ông Masakazu Yamaguchi, ông Đỗ Lê Hùng và ông Vũ Quang Thịnh mới rút khi bầu lại HĐQT nhiệm kỳ mới 2024 – 2029. Ông Tín hiện là Chủ tịch của Công ty cổ phần Đầu tư TTCapital – đơn vị cùng với Koterasu Group và Cosmos Initia (thành viên Daiwa House Group) vừa công bố ra mắt liên doanh hợp tác chiến lược đã đề cập ở trên vào cuối năm trước.
2 người mới chưa đảm nhận chức vụ gì tại An Gia trước đó, ông Louis T. Nguyễn có quốc tịch Mỹ là CEO Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management và ông Lê Duy Bình là Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Loove.
Hiện, công ty không có cổ đông lớn khác ngoài nhóm Chủ tịch cùng tổ chức liên quan sở hữu tổng cộng gần 48% vốn. Tuy nhiên, Trường Giang vừa đăng ký bán 21,2 triệu cổ phiếu AGG theo phương thức thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của nhóm ông Sáng sẽ giảm xuống 31% vốn. Ông Sáng tiết lộ bán cho đối tác chiến lược, giá đã chốt nhưng không thể công bố do yếu tố bảo mật. Đồng thời, An Gia mới bầu 3 người và còn 2 ghế trống trong HĐQT chính là chờ đối tác chiến lược sắp tới.
Người đứng đầu bất động sản An Gia nhấn mạnh luôn mở cửa với các đối tác chiến lược, mong muốn có cổ đông lớn, tổ chức vào cùng đồng hành phát triển dự án.
- Cùng chuyên mục
Bổ sung đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế
Không chỉ cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà các cá nhân khác là đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp thuế cũng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Tài chính - 31/10/2024 07:00
Thép SMC chưa hết khó
Từ đầu năm đến nay, Thép SMC tích cực bán tài sản để có dòng tiền trả nợ cũng như duy trì hoạt động. Trong khi đó, các khoản nợ xấu của công ty có giảm nhưng không đáng kể.
Tài chính - 31/10/2024 07:00
Novaland lãi gần 3.000 tỷ đồng quý III
Novaland lãi đột biến 2.950 tỷ đồng quý III nhờ phần doanh thu tài chính bị đơn vị kiểm toán loại trừ trong kỳ báo cáo 6 tháng được ghi nhận. 9 tháng, công ty còn lỗ 4.377 tỷ đồng.
Tài chính - 30/10/2024 15:48
IDICO báo lãi đột biến, giảm gần 900 tỷ nợ vay
Mảng khu công nghiệp cùng bất động sản khởi sắc giúp IDICO đạt lợi nhuận đột biến 9 tháng đầu năm. Công ty có gần 3.000 tỷ tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tài chính - 30/10/2024 14:57
Giá vốn tăng mạnh, lợi nhuận doanh nghiệp bán tinh bột sắn 'đi lùi'
Hai doanh nghiệp bán tinh bột sắn niêm yết trên sàn là CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi và CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái đều ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 suy giảm.
Tài chính - 30/10/2024 11:26
Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh báo lãi gấp ba cùng kỳ
Trong quý III, doanh thu và lợi nhuận của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh tăng mạnh so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp này mới chỉ hoàn thành hơn 29% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tài chính - 30/10/2024 11:24
Phó Thống đốc đặt tình huống hệ thống ngân hàng dừng hoạt động trong 5 phút
Khẳng định tác động của việc dừng giao dịch dù chỉ 5 phút là vô cùng lớn, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước đặc biệt lưu ý các tổ chức tín dụng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động.
Tài chính - 30/10/2024 07:00
CEO KIDO nói chuyện M&A và đầu tư cổ phiếu
Để M&A có hiệu quả, Tổng Giám đốc KIDO cho rằng phải nắm quyền chi phối, hiểu rõ doanh nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng. Triết lý này cũng được ông áp dụng khi đầu tư cổ phiếu.
Tài chính - 30/10/2024 07:00
HDBank báo lãi 9 tháng vượt 12.650 tỷ đồng
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của HDBank tăng 47% lên 12.654 tỷ đồng, hoàn thành gần 80% mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Tài chính - 30/10/2024 07:00
Tỷ giá hạ nhiệt nhưng khoan vội mừng
Tỷ giá tăng nóng từ đầu tháng 10 và hạ nhiệt trong vài ngày gần đây. Song, chuyên gia cho rằng vẫn chưa kết luận được đồng USD ngưng đà tăng và phải chờ cuộc bầu cử Mỹ ngã ngũ.
Tài chính - 29/10/2024 10:02
Bức tranh lợi nhuận phân hóa của doanh nghiệp thép
Mùa BCTC quý III/2024 cho thấy sự phân hóa của nhiều doanh nghiệp thép. Trong khi một số tên tuổi như Hòa Phát, Thép Tấm lá Thống Nhất tiếp tục ghi nhận lợi nhuận phục hồi, thì không ít công ty vẫn chìm trong thua lỗ.
Tài chính - 29/10/2024 06:30
GELEX lãi trước thuế 2.270 tỷ đồng sau 9 tháng
Lũy kế 9 tháng, GELEX ghi nhận 23.617 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.270 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt đạt 73,1% và 118,2% kế hoạch năm 2024.
Chứng khoán - 28/10/2024 15:26
Lợi nhuận 9 tháng của Viettel Global đạt hơn 6.000 tỷ đồng
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Viettel Global ghi nhận doanh thu đạt 25.724 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế đạt 6.037 tỷ đồng, tăng trưởng 162% so với cùng kỳ năm trước.
Tài chính - 28/10/2024 15:00
Trang mới của Minh Khang CTP hậu đổi chủ
Minh Khang CTP muốn đổi tên thành Hòa Bình Takara, tăng vốn gấp 3 lần và tăng cường đầu tư cho dự án Takara Hòa Bình Resort tại tỉnh Hòa Bình.
Tài chính - 28/10/2024 14:03
‘Nữ hoàng’ mía đường Huỳnh Bích Ngọc trở lại HĐQT TTC AgriS
TTC AgriS đưa ra kế hoạch kinh doanh niên độ 2024 - 2025 thận trọng với doanh thu 26.168 tỷ, lợi nhuận trước thuế 900 tỷ, lần lượt giảm 10% và giảm 0,9% so với thực hiện niên độ trước.
Tài chính - 27/10/2024 19:04
Quý III lại lỗ, Nam Long mới thực hiện 3% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng
Nam Long báo lãi hơn 15 tỷ đồng sau 9 tháng, thực hiện 3% kế hoạch năm. Công ty rót thêm hơn 2.400 tỷ vào dự án Cần Thơ, Waterpoint giai đoạn 2 và Hoàng Nam – Akari.
Tài chính - 27/10/2024 10:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Quốc hội
Sự kiện - Update 1 week ago
Những chủ nợ của Novaland là ai?
Tài chính - 1 month
Giá bất động sản 'ăn theo' tuyến metro
Đầu tư - Update 1 month ago
- Doanh nghiệp
-
SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỷ đồng, chủ động song hành trong hoạt động an sinh xã hội
-
Công ty Truyền tải điện 2: Nhiều hiệu quả mang lại từ việc chuyển các trạm biến áp sang không người trực
-
Hoàn thành thay dây chống sét các khoảng néo vượt sông Đường dây 220kV Tân Thành - Vũng Tàu và Bà Rịa - Vũng Tàu