Đường sắt tốc độ cao 10 năm “nâng lên, đặt xuống”

THANH BÌNH
15:39 24/05/2019

Theo quy định, dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam phải được trình Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư.

dang-dt-01-1558618734-width1004height1764

10 năm trước, dự án trình Quốc hội nhưng không được thông qua. Dự kiến, dự án sẽ tiếp tục trình vào kỳ họp cuối năm 2019, nhưng đang đứng trước nguy cơ vỡ kế hoạch

10 năm trước, dự án lần đầu được trình Quốc hội nhưng không được thông qua. Dự kiến, dự án sẽ tiếp tục trình vào kỳ họp cuối năm 2019, nhưng đang đứng trước nguy cơ vỡ kế hoạch…

Khó trình Quốc hội cuối năm 2019 vì phải qua nhiều bước

Ở Việt Nam, thương mại và du lịch, đặc biệt là du lịch có thế mạnh vượt trội so với các ngành kinh tế khác và là khu vực thu hút 65% việc làm mới tính từ năm 1995 và còn nhiều tiềm năng lớn. Việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao có ý nghĩa quyết định để phát triển dịch vụ, vì vậy theo tôi, Nhà nước cần tập trung huy động các nguồn lực quốc tế và trong nước để xây dựng tuyến đường sắt này càng sớm càng tốt. Nếu để đến năm 2045 mới hoàn tất sẽ rất chậm, mất nhiều cơ hội, lãng phí nhiều tiềm năng.

TS. Lê Xuân Nghĩa

Sau 3 năm nghiên cứu, tháng 2/2019, Bộ GTVT trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Đồng thời, Bộ cũng đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định dự án trước khi trình Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm 2019.

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách - tiền tệ quốc gia cho rằng, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu và toàn diện về mọi khía cạnh. Đây cũng là dự án có quy mô lớn và tác động vượt trội so với các dự án đầu tư từ trước tới nay ở Việt Nam. “Dự án sớm được thông qua chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện sẽ tạo bước đột phá về phát triển của đất nước”, TS. Nghĩa bày tỏ.

Theo Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) và Liên danh tư vấn Tedi - Tricc - Tedishouth, kết quả nghiên cứu lần này có sự kế thừa các nghiên cứu trong hàng chục năm qua của KOICA (Hàn Quốc), VJC, JICA (Nhật Bản). Đồng thời, có tham khảo kinh nghiệm thế giới, đóng góp của các nhà khoa học trong nước, các bộ, ngành. Quá trình nghiên cứu, lập báo cáo, có sự trao đổi, thống nhất với 20 địa phương thuộc phạm vi nghiên cứu dự án và tổ chức 3 hội thảo lớn, 4 báo cáo chuyên đề để lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia. Mục tiêu được Bộ GTVT đặt ra là trình Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp cuối năm 2019.

Tuy vậy, ông Lê Văn, Trưởng phòng Dự án 3, Ban QLDA đường sắt cho biết, dự án khó có thể kịp trình Quốc hội vào thời gian trên. “Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT, đơn vị đang tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp cho dự án và tham khảo kinh nghiệm thế giới. Dự kiến cuối tháng 5/2019 sẽ hoàn thành, trình lại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Sau đó, dự án cần ít nhất vài tháng để qua các bước lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định và tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy, không thể kịp thời gian để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019 này”, ông Lê Văn nói.

Cũng theo ông Văn, tính đến ngày 20/5, đơn vị mới nhận được 13/45 ý kiến đề nghị đóng góp của các nhà khoa học, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Đại diện Ban QLDA cũng cho biết, dự án dù mới chỉ ở giai đoạn xin chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng triển khai lận đận từ chục năm nay. Năm 2010, sau khi dự án trình Quốc hội nhưng không được thông qua, đến năm 2013 tiếp tục được TCT Đường sắt VN (đơn vị giao lập dự án) nghiên cứu đến bước khả thi nhưng sau đó không được trình. Năm 2017, dự án tiếp tục được tái khởi động ở bước nghiên cứu tiền khả thi theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014.

Địa phương mong ngóng... chủ trương

045936-1-1558618764-width1000height679

Tư vấn đã kiến nghị lựa chọn đường sắt tốc độ cao bằng công nghệ động lực đoàn tàuphân tán EMU mà nhiều nước tiên tiến đang sử dụng như: Shinkansen (Nhật Bản),TGV (Pháp), ICE3 (Đức), CRH (Trung Quốc)... (Trong ảnh: Tàu ICE 3, Đức)

GS. Nguyễn Xuân Phong, Chủ tịch Hội Kinh tế và vận tải đường sắt VN cho biết, dự án được nghiên cứu cách đây hàng chục năm, bài bản, đúng quy định, đã được trình qua các cấp như: Chính phủ, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội, nhưng đáng tiếc chưa được Quốc hội thông qua.

Theo nội dung nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Bộ GTVT trình Thủ tướng vào tháng 2/2019, dự án xây dựng mới khoảng 1.559km đường sắt chuyên chở khách, đi qua 20 địa phương, nối Hà Nội và TP HCM; sử dụng đoàn tàu công nghệ động lực phân tán, tốc độ tàu thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h.

“Những tưởng chuyện xin chủ trương đầu tư dự án chỉ mới đây nhưng đã trôi qua gần một thập kỷ nên thực tế đất nước đòi hỏi không thể chậm trễ hơn việc đặt nền móng cho dự án”, GS. Phong nói.

“Nếu không có đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các địa phương ở miền Trung sẽ rất khó phát triển. Quốc hội đã xem xét dự án từ năm 2010 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có chủ trương đầu tư là rất chậm”, ông Huỳnh Thanh Điền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nói.

Theo đại diện Ban QLDA đường sắt, bản chất giai đoạn hiện nay của dự án mới ở bước xin chủ trương đầu tư và là điều kiện tiên quyết để dự án tương lai có được triển khai hay không. Nếu không được chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ không có cơ sở và không biết bao giờ có mốc thời gian để đầu tư dự án.

Theo quy định của Luật Đầu tư công, khi dự án trình ra Quốc hội để xin chấp thuận chủ trương đầu tư phải xong báo cáo tiền khả thi. Dù mới ở bước nghiên cứu tiền khả thi, nhưng dự án nhận khá nhiều ý kiến đề nghị phân tích nghiên cứu, sâu hơn mà đáng ra ở bước nghiên cứu khả thi, lập dự án. Mặt khác, cũng có nhiều ý tưởng đề xuất cách phân kỳ đầu tư, lựa chọn công nghệ, xây dựng tuyến đường chạy riêng tàu khách hay chung tàu hàng, thời gian đầu tư...

“Theo nhiệm vụ được giao, Bộ GTVT đã trình dự án đúng thời hạn, song với yêu cầu tiếp tục lấy thêm ý kiến chuyên gia, nghiên cứu thêm công nghệ thế giới, Ban QLDA có thể đề xuất tới đây tổ chức đoàn chuyên gia nghiên cứu, tìm hiểu thực tế kinh nghiệm từ một số nước nên cần thêm thời gian”, đại diện Ban QLDA cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể:

Biết chậm nhưng không thể làm khác

Phát biểu trong phiên thảo luận tại tổ ngày 22/5, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có những chia sẻ tâm huyết về hạ tầng giao thông nói chung và 2 dự án trọng điểm mà Bộ GTVT đang triển khai là CHK quốc tế Long Thành và cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Bộ trưởng nói: Theo Luật Đầu tư công, khi Quốc hội bố trí được nguồn vốn thì mới triển khai các công việc tiếp theo. Làm như thế này sẽ đảm bảo được có nguồn vốn để thực hiện đầy đủ nhưng dẫn đến hiện tượng ghi vốn rồi nhưng giải ngân rất khó gây dư luận bức xúc.

Dẫn ví dụ dự án sân bay quốc tế Long Thành, Bộ trưởng cho biết, khi Quốc hội thống nhất về chủ trương, Chính phủ mới chỉ đạo Bộ triển khai. Lúc đó chúng ta đã biết Quốc hội bố trí khoảng bao nhiêu tiền cho sân bay Long Thành rồi. “Thực hiện dự án trọng điểm quốc gia như thế này chúng tôi phải thi tuyển kiến trúc. Khi có được phương án kiến trúc nhà ga, chúng tôi mới có thể thực hiện đấu thầu lập dự án.

Cũng vì đây là dự án trọng điểm quốc gia nên còn phải đấu thầu quốc tế. Những công việc này mất hơn 1 năm. Như vậy, chỉ thi kiến trúc và lập dự án mất gần 2 năm.

Đến tháng 10 tới, Bộ GTVT mới báo cáo Quốc hội dự án sân bay Long Thành. Sau khi Quốc hội đồng ý, Chính phủ mới phê duyệt dự án. Sau đó mới đến khâu quyết định giao đơn vị nào lập dự án đầu tư.

Nhà đầu tư được chọn sau đó sẽ tiến hành mời thầu và lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán. Mất khoảng 6 - 9 tháng nữa mới có hồ sơ phê duyệt.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc từ ngày Quốc hội cho chủ trương bố trí vốn làm sân bay Long Thành, qua hết các khâu mất 3 năm, theo đúng trình tự đầu tư công, không thể làm khác được. Bộ trưởng đặt câu hỏi: Bố trí tiền rồi mà 3 năm chỉ lo thủ tục, chưa nói đến công tác GPMB. Bố trí vốn như vậy có hợp lý hay không?

Từ thực tế dự án sân bay Long Thành, Bộ trưởng đề nghị: Giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ biểu quyết một gói tín dụng cho công tác đầu tư cho nhiệm kỳ sau để các chủ đầu tư, nhà đầu tư có dự án lớn làm trong 2,5 năm, tới đầu nhiệm kỳ tới thì vừa xong thủ tục. Để khi Quốc hội bố trí vốn, triển khai đấu thầu xây lắp ngay. Còn bố trí ngay từ đầu nhiệm kỳ thì rõ ràng 3 - 4 năm nay, các chủ đầu tư không thể giải ngân được. “Tôi cho rằng, việc thay đổi cách bố trí vốn và trình tự thủ tục của Luật Đầu tư công cần phải được xem xét lại. Chúng tôi muốn làm nhanh lắm nhưng không thể khác được”, Bộ trưởng nói.

Về dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sau khi Chính phủ cho chủ trương từ Nghị quyết Quốc hội, tháng 10/2018 đã phê duyệt toàn bộ dự án thành phần. “10 tháng sau đó, Bộ GTVT tập trung cao độ để thống nhất với địa phương về quy mô, về tiền GPMB, trình phương án GPMB để Chính phủ cho chủ trương”, Bộ trưởng nói.

“Chúng tôi khẳng định, so với yêu cầu của Đảng, Chính phủ và nhân dân thì 2 dự án này còn chậm. Nhưng chúng tôi cũng không thể làm khác Luật Đầu tư công được”, Bộ trưởng kết lại.

(Theo Báo Giao thông)

  • Cùng chuyên mục
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.

Đầu tư - 02/07/2025 15:11

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Đầu tư - 02/07/2025 13:01

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.

Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa đón thêm hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Phong, gồm Khu đô thị mới Tu Bông và Khu đô thị mới Đầm Môn, tổng vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 01/07/2025 14:50

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Trong khi thị trường bất động sản nhiều địa phương phía Nam vẫn trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khó khăn, thì Bình Dương vẫn cho thấy sự nhộn nhịp với hàng loạt dự án ra mắt, khởi công.

Đầu tư - 01/07/2025 07:40

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phức tạp, lượng thông tin dày đặc và tốc độ lan truyền nhanh chóng, nhà đầu tư cá nhân đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp cận dữ liệu chính xác, phân tích chuyên sâu và ra quyết định kịp thời.

Đầu tư - 01/07/2025 07:00

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Hai dự án nhà máy điện mặt trời có tổng mức đầu tư 7.800 tỷ đồng tại Nghệ An vừa được Sở Tài chính tỉnh này kiến nghị UBND tỉnh bãi bỏ chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 01/07/2025 06:45

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp những biến động ngày càng phức tạp trên thị trường quốc tế, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn được duy trì vững vàng.

Đầu tư - 30/06/2025 18:03

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia OECD kỳ vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận không chỉ với Mỹ mà với các quốc gia khác để tiếp tục hạ các rào cản và xuất khẩu mạnh mẽ.

Đầu tư - 30/06/2025 16:08

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo Việt cho rằng những doanh nghiệp có năng lực triển khai nhanh chóng, minh bạch và nhất quán như Bảo hiểm Bảo Việt chính là mắt xích thiết yếu, giúp giảm nhẹ tổn thất, ổn định dòng vốn và giữ vững niềm tin thị trường.

Đầu tư - 30/06/2025 14:41

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh dự kiến sẽ xây dựng 35 khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 07:00

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Hai tổ chức IMF và OECD cho rằng kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 06:45

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép bổ sung thời hạn hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà.

Đầu tư - 29/06/2025 15:44

 VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

Nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh quy mô 360.000 m2, công suất 200.000 xe/năm là nhà máy sản xuất thứ 5 đang được VinFast triển khai trên toàn cầu.

Đầu tư - 29/06/2025 15:41

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Ba dự án điện gió gồm Hướng Linh 5, Hướng Hiệp 2 và Hướng Hiệp 3 chỉ được gia hạn tiến độ khi đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu do tỉnh đề ra.

Đầu tư - 29/06/2025 13:58

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Việt Nam không xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế thành 'thiên đường về thuế'

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Việt Nam không xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế thành 'thiên đường về thuế'

Bộ Tài chính cho biết sẽ xây dựng chính sách thuế đảm bảo cạnh tranh với khu vực, nhưng không muốn Trung tâm tài chính trở thành một "thiên đường về thuế" để thu hút các định chế tài chính.

Đầu tư - 28/06/2025 17:38