Đồng bằng sông Cửu Long: Bàn phương án giải cứu lúa cho nông dân

Nhàđầutư
Vụ lúa đông xuân 2018-2019 đang vào cao điểm thu hoạch, tình hình chung là trúng mùa nhưng rớt giá thê thảm, nên hàng triệu hộ dân vùng Đông bằng Sông Cửu Long đang đứng ngồi không yên vì không bán được lúa cho thương lái, trong khi doanh nghiệp đói vốn để thu mua tạm trữ chờ hợp đồng xuất khẩu…
TRƯỜNG CA
17, Tháng 02, 2019 | 08:36

Nhàđầutư
Vụ lúa đông xuân 2018-2019 đang vào cao điểm thu hoạch, tình hình chung là trúng mùa nhưng rớt giá thê thảm, nên hàng triệu hộ dân vùng Đông bằng Sông Cửu Long đang đứng ngồi không yên vì không bán được lúa cho thương lái, trong khi doanh nghiệp đói vốn để thu mua tạm trữ chờ hợp đồng xuất khẩu…

Kêu trời vì giá lúa thấp

Sau Tết Kỷ Dậu 2019, mùa thu hoạch lúa vụ đông xuân 2018-2019 dẩn bước vào cao điểm thu hoạch, nhưng giá lúa ngoài thị trường bấp bênh theo hướng giảm dần. Thời điềm trước sau ngày 10/2, giá lúa IR5040 (lúa hạt tròn) chỉ còn giá hơn  4.00đ/kg, lúa hạt dài như Jacmin 85, VD20 ,… giá  chỉ ở  mức 5.200đ/kg, thấp hơn trong Tết 500-700đ/kg, và giàm so với cùng kỳ hơn 1000đ -1.500đ/kg.

Mức giá thị thường nêu trên cũng chỉ cầm cự vài ngày, do diện tích và sản lượng thu hoạch tăng dần nhưng việc tiêu thụ lúa càng khó khăn, do doanh nghiệp thiếu tiền thu mua tạm trữ và thiếu cả hợp đồng xuất khẩu, các ngân hàng thì vẫn “ầu ơ” chờ chỉ đạo để bơm vốn cho đầu mối thu mua. Cũng vì vậy, giá lúa thơm Jacmin 85 (hạt dài) loại ưa chuộc cho xuất khẩu trên thị trường thành phố Cần Thơ ngày 16/2 chỉ còn giá 4.700đ/kg (giảm thêm 500đ/kg.

Ông Cao Minh Phương, hộ nông dân trong Công ty TNHH MTV nông nghiệp Cờ Đỏ TP.Cần Thơ cho biết,  vụ lúa đông xuân năm nay gieo sạ 15 công (1,5ha)  Jacmin 85, dự định trong 5 ngày nữa sẽ thu hoạch, ước năng suất gần 40 giạ/công ( 8 tấn/ha). Với năng suất này ông Phương cho là trúng mùa, nhưng không có lãi và xem như làm rộng không công, nếu phải thuê ruộng xem như là nỗ nặng vì chi phí vật tư nông nghiệp tăng nhưng giá lúa lại giảm quá sâu so với năm trước. Dù còn vài ngày nữa mới thu hoạch, nhưng ông Phương rất lo: "Giá lúa như vầy nhưng thu hoạch xong không biết có bán được cho thương lái và doanh nghiệp hay không, nếu không bán được sẽ gặp khó khăn cho thanh toán nợ đầu tư và tái sản xuất cho vụ lúa Hè thu tiếp theo".

Công ty TNHH MTV nông nghiệp Cờ Đỏ TP. Cần Thơ có diện tích chuyên canh lúa 5.400 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường 60.000 tấn lúa chủ yếu là lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như Jacmin 85, VD 20, trước đây có mô hình cung cấp vật tư cho khoảng 200 hộ nông dân hợp đồng viên và bao tiêu thu mua 100% lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu như một mô hình cánh đồng mẫu lớn. Nhưng theo nguồn tin riêng, mô hình này không còn nguyên vẹn, khoảng 1/3 hộ nông dân hợp đồng viên tự lo vật tư và tự tìm thương lái bán lúa hàng hóa theo giá thị trường. Tìm hiểu việc bán lúa của nông dân và thu mua dự trữ của doanh nghiệp ở  nơi từng có một mô hình sản xuất lúa hàng hóa lý tưởng xem có khó khăn gì, nhưng chúng tôi đã không thể kết nối được điện thoại với Giám đốc Công ty TNHH MTV nông nghiệp Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ.

Cùng với những âu lo về giá lúa tại thành phố Cần Thơ, bà con nông dân sản ở các địa phương như Tiền Giang, Long An cũng đang "kêu trời"  vì giá lúa giảm sâu, thu hoạch xong không thể bán được, trong khi giá vật tư nông nghiệp đã đầu tư từ hồi đầu vụ tăng rất cao, nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất lúa vụ Đông xuân năm nay phần đông đang ở mức rất thấp đến “Zô”, các trường hợp thuê đất xem như lỗ nặng.Bởi thời điểm hiện nay trên thị trường tỉnh Tiền Giang, Long An , lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp hiện có giá chỉ còn 4.200 - 4.300 đồng/kg, giảm 300 -400đồng/kg so với thời điểm trước Tết và giảm mạnh đến 1.100-1.200 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chia sẻ với nỗi khốn khó của nông dân Đồng bẳng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng phải  “một nắng hai sương”  mới có được những hạt lúa óng vàng “hạt ngọc) , bội thu về sản lượng nhưng vắng “tiếng cười trên môi”, ông Nguyễn Văn Hậu, xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, Long An nói về thành quả năng suất đến 40 giạ/công (8 tấn /ha) nhưng không giấu được nỗi nghẹn ngào: "Vật tư mỗi năm mỗi  tăng cao, giá lúa lại giảm sâu, còn lấy đâu ra lãi".

Cố nuốt trái đắng “được mùa nhưng rớt giá”  ông Hậu nhẩm tính, so với vụ đông xuân năm ngoái, giá lúa hiện đã giảm trên 1.000 đồng/kg, tương đương 20.000 đồng/giạ. "Tính  ra mỗi héc ta đã mất ít nhất 8 triệu đồng" vì chi phí vật tư nông nghiệp trong vụ đông xuân 2018-2019 tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, phân Ure tăng khoảng 100.000 đồng/bao; DAP tăng 120.000-130.000 đồng/bao; phân kali tăng nhẹ nhất cũng  60.000-80.000 đồng/ bao/50 kg, ông Hậu nói.

Loay hoay bài toán giải cứu

So với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, diện tích và sản lượng lúa đông xuân tại thành phố Cần Thơ tập trung ở các huyện ngoại thành không lớn. Theo thống kê, vụ lúa đông xuân 2018-2019, Cần Thơ gieo sạ với tổng diện tích 81.264ha, đạt 101% kế hoạch.

Hiện lúa đông xuân đang trong giai đoạn chín và thu hoạch, với năng suất bình quân khoảng  trên 7 tấn/ha. Dự kiến, cuối tháng 2, lúa đông xuân bắt đầu thu hoạch rộ, với tổng sản lượng khoảng 570.000 tấn. Nhưng do đa số hộ nông dân sản xuất lúa ( trừ những hộ ruộng đất nhiều) đều là những hộ yếu thế so với các thành phần kinh tế khác, nên lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã đặc biệt quan tâm.

Ngày “xông đất” một số Ngân hàng sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 (12/2), nắm được khó khăn về hợp đồng xuất khẩu lúa gạo và giá lúa có dấu hiệu bất lợi cho nông dân, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND  Phố Cần Thơ đã  đề nghị các Ngân hàng trên địa bàn ưu tiên hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thu mua lúa tạm trữ phục vụ xuất khẩu, giúp nông dân giải phóng lúa hàng hóa để tái sản xuất.

Theo sau đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, ngày 13-2-2019, ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chủ trì Hội nghị gặp gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa đông xuân 2018-2019 trên địa bàn TP Cần Thơ. Thành phần có lãnh đạo các sở ngành chức năng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP Cần Thơ, các ngân hàng thương mại cổ phần và doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố đến dự tìm hướng giải cứu cho nông dân .

Tại hội nghị này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã đề xuất các ngân hàng thương mại cổ phần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để tiến hành thu mua lúa trong dân, ngăn cản đà tụt dốc, ổn định giá lúa khi thu hoạch rộ; đồng thời, các ngân hàng tăng hạn mức vay thời vụ (trong kỳ thu hoạch cao điểm) để doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân… 

Nhưng đã có doanh nghiệp xuất khẩu tên tuổi của Cần Thơ  nêu ý kiến, ý tốt của lảnh đạo Cần Thơ  nhưng không có chỉ đạo của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ, khó lòng các Ngân hàng sẵn lòng bơm vốn cho doanh nghiệp, nên việc cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi để đưa lúa từ đồng ruộng vào kho tạm trữ càng xa vời.

Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ  vào ngày nghỉ cuối tuần, ông cho biết, nan giải nhất hiện nay với việc thu mua lúa hàng hóa giữa doanh nghiệp với nông dân là vốn, thiếu vốn thì rất khó để cất trữ lúa hàng hóa …, nên việc bình ổn giá lúa lại càng khó hơn, ông Toại nói.

Nguồn tin riêng của phóng viên, dù doanh nghiệp đang  thiếu vốn để mua lúa hàng hóa trong dân, nhưng Ngân hàng lại “xiết” việc giải ngân. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo dù còn hạn mức “Cota”  vay đến 50 tỷ đồng, nhưng do chưa có hợp đồng xuất khẩu nên Ngân hàng “treo” không cho vay nên kho của doanh nghiệp “đang trống nhưng lúa  của nông dân đang ngổn ngang chất đống ” ngoài đồng ruộng .

Theo ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, thành phố Cần Thơ, doanh nghiệp của ông có hàng trăm ha sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu liên kết tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Vụ đông xuân năm nay theo hợp đồng, công ty bao tiêu sẽ phải thu mua  30.000 tấn lúa phụ vụ tậm trữ xuất khẩu, chốt giá với nông dân trong hợp đồng liên kết ngày 6/2 với giá 5.200 đ/kg lúa thơm Jacmin 85. Với giá này, để mua  hết 30.000 tấn lúa hàng hóa, doanh nghiệp của ông cần số vốn lên đến hơn 150 tỷ đồng để thu mua, nay giá lúa xuống đến 4.700đ/kg vẫn phải thực hiện vì không thể nói hai lời với nông dân. Nhưng việc thu mua sẽ gặp khó, do không tiếp cận được vốn ưu đãi, vốn thương mại cũng không có ngay, nhiều khả năng sẽ phải trả chậm năm bữa nủa tháng, ông Bình chia sẻ

Hỏi thêm về mô hình liên kết nông dân với doanh nghiệp và Ngân hàng, sao giờ lại khó khăn, ông Bình cho hay: “Cung cách hiện nay đang phá vỡ mô hình liên kết đặc biệt là mô hình cách đồng mẫu lớn” . Đặt vấn đề tại sao không chọn giải pháp cho dân gửi lúa trong kho của doanh nghiệp, khi nào lúa có giá, doanh nghiệp có tiền mới mua và thanh toán cho nông dân, ông Bình nói chúng tôi sẵn sàng “mở kho”, nhưng ngay lúc này nông dân cần tiền để trang trải và tái đầu tư, để ở kho không ấn định được thời gian, kéo dài vài ba tháng. "Dù có tăng thêm 1.000đ/kg nông dân cũng “lắc đầu không gửi", ông Bình nói.

Cần giải pháp chủ động lâu dài                              

Trao đổi về giải pháp lâu dài thay cho thực trạng manh nha về phương án giải cứu giá lúa cho nông dân với  Ts. Trần Hữu Hiệp, Nguyên Ủy viên chuyên trách KTXH Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ts. Hiệp cho biết, những yếu kém trong việc kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ lúa gạo hiện nay là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lúa của nông dân không bán được.

Nhiều doanh nghiệp gạo thiếu vốn, khó tiếp cận vốn vay, trong khi các ngân hàng thương mại luôn tìm kiếm khách hàng làm ăn hiệu quả. Vì vậy, việc chính quyền thành phố Cần Thơ cần chủ động kết nối các ngân hàng tăng hạn mức tín dụng, sớm giải ngân các gói vay cho doanh nghiệp chủ động mua mua lúa đang vào vụ là rất cần thiết.

Việc đề xuất Chính phủ quay lại chính sách mua lúa tạm trữ như trước đây chỉ là cách làm luẩn quẩn. Chính sách tình thế này từng bị chê là cách làm đối phó nhất thời, chỉ giải quyết phần ngọn trong vấn đề cây lúa. Nó bộc lộ nhiều yếu kém, nổi lên là lợi ích thực sự không đến được nông dân và nó cũng không phù hợp với cách thức hỗ trợ trong kinh tế thị trường cũng như cam kết tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Thực tế cho thấy, trong những năm giá lúa gạo ở mức cao nhất, nông dân vẫn hưởng thực lợi ít nhất vì qua nhiều khâu trung gian và độ trễ của chính sách.

Theo Ts. Hiệp, tư duy làm chính sách và thực thi chính sách cho ngành lúa gạo trước yêu cầu mới cần được đổi mới mang tính chủ động, dựa vào thế mạnh, tiếp cận theo chuỗi giá trị sản phẩm hơn là việc đối phó tình thế. Vấn đề quan trọng hơn “giải cứu” lúa gạo là phải hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, thực chất. Sự can thiệp chủ động của Nhà nước cần tập trung cho việc đầu tư hạ tầng nông nghiệp, giao thông, thương mại, hậu cần logistics, cung cấp dịch vụ, hỗ trợ các vấn đề về lao động, công tác xúc tiến thương mại, xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác kiểm định chất lượng hàng xuất khẩu, tăng cường phối hợp các cơ quan Trung ương, địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Ts. Hiệp cho biết thêm, thay vì cứ rải mành mành việc hỗ trợ các doanh nghiệp mua lúa tạm trữ theo kiểu “buông đuôi”, thì nên tập trung vào các doanh nghiệp có tiềm lực. Ngoài việc chỉ đạo sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị lúa gạo, hoàn thiện hệ thống xay xát, mạng lưới kinh doanh, các doanh nghiệp này tập trung đầu tư vùng nguyên liệu, có hệ thống kho chứa, giúp nông dân “gửi lưu kho” miễn phí chờ giá lúa lên. Hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo chính là cách thức chủ động dự trữ gạo khi cần thiết, điều tiết thị trường lúa gạo theo “hệ điều hành mới”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ