Doanh nhân 9X Việt 'liều mình' sang Lào nuôi yến bên dòng Mê Kông

Nhàđầutư
Nuôi yến ở cạnh sông dường như không tưởng, nhưng doanh nhân trẻ tuổi người Việt – Trịnh Tuấn Anh đã có thành công bước đầu ở nước bạn Lào, bên dòng Mê Kông.
THẮNG QUANG
25, Tháng 01, 2020 | 11:37

Nhàđầutư
Nuôi yến ở cạnh sông dường như không tưởng, nhưng doanh nhân trẻ tuổi người Việt – Trịnh Tuấn Anh đã có thành công bước đầu ở nước bạn Lào, bên dòng Mê Kông.

Trịnh Tuấn Anh (Tổng giám đốc Công ty Vitanest) – một doanh nhân trẻ sinh năm 1992 đã đầu tư tiền tỷ để mở doanh nghiệp nuôi yến bên cạnh sông Mê Kông ở nước bạn Lào. Trong một chuyến công tác tại Lào và Thái Lan, phóng viên Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với doanh nhân 9X về quá trình đầu tư, mở rộng thị trường “đặc biệt” này.

Du học New Zealand về Việt Nam, sang Lào lập nghiệp

Cơ duyên nào đã đưa Trịnh Tuấn Anh đến với ý tưởng nuôi yến tại Lào?

Doanh nhân Trịnh Tuấn Anh: Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc. Sau khi du học ở New Zealand về lấy vợ ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (có chung biên giới với nước bạn Lào). Trong một chuyến đi du lịch chị gái vợ (cũng là doanh nhân – PV) sang Lào, Thái Lan gặp đối tác người Thái, chị rất thích thú với việc nuôi yến.

Lúc này, một đối tác kỹ thuật nữa muốn hợp tác để xây dựng nhà yến ở bên Lào. Chúng tôi nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng. Người Thái cũng rất rành về việc này.

Lúc đó tôi nghĩ là chị làm thì mình hỗ trợ setup công ty, kinh doanh, xin chủ trương đầu tư tại Việt Nam, Lào, quản lý tài chính... chứ lúc đó chưa nghĩ nhiều đến kỹ thuật. Nhưng sau khi khởi công dự án, có nhiều vấn đề nên đối tác kỹ thuật đó không hợp tác được.

yen-sao

Doanh nhân 9X Trịnh Tuấn Anh giới thiệu tổ yến vừa thu hoạch. Ảnh: Thắng Quang.

Lúc đó, tôi phải tự lao vào tìm hiểu nhưng vào cuộc mới thấy rất khó khăn. Lúc hoàn thành nhà yến tôi mất ăn mất ngủ, lo lắng không biết bật âm thanh lên thi chim có vào không.

Cái gì cũng mới, tôi rất đau đầu, từ việc để nuôi được yến thì phải tạo môi trường giả lập, làm sao cho con yến bay vào nhà nó thấy phù hợp và ở lại, đến việc phải đảm bảo yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, mùi an toàn. Rồi có nhiều con vật bên ngoài như chim cắt, rắn, thằn lằn… chui vào nhà, đặc biệt mùi xi măng rất khó chịu... mình chưa biết cách để xử lý nên yến chưa về nhiều.

Tôi phải mất hơn 1 năm (từ tháng 4/2018 đến tận tháng 6/2019) lăn lộn, tìm hiểu. Tôi cũng lên mạng học hỏi ở Hiệp hội Yến sào Việt Nam về kỹ thuật làm yến ở Việt Nam. Rồi nhờ, các chuyện gia Việt Nam sang, họ đánh giá về khu vực, khí hậu tạm ổn.

Vấn đề là âm thanh do mình đầu tư chưa tới, chất lượng âm thanh chưa tốt. Sau đó, họ hướng dẫn lắp đặp và cung cấp âm thanh chuẩn. Từ tháng 6 đến bây giờ mà lượt chim đến ở trong nhà tăng gấp 3-4 lần so với trước đó. Đến nay, bước đầu đã có thu hoạch.

Mức độ cạnh tranh nuôi yến ở đây như thế nào thưa ông?

Doanh nhân Trịnh Tuấn Anh: Hiện nay, cả Viêng Chăn (Thủ đô Lào) chỉ có 5-10 nhà yến nên vấn đề cạnh tranh chưa gay gắt. Cũng có những công ty lớn của Việt Nam sang tìm hiểu để tham gia vào thị trường Lào. Cá nhân tôi thấy thấy việc kinh doanh yến ở Lào khá khó khăn, khả năng thất bại nhiều hơn thành công. Nhưng khi đã đam mê và có động lực, tôi đã làm đến cũng và tạm gọi là thành công.

Thủ tục làm giấy phép để xây dựng dự án nuôi yến ở Lào có khó khăn không?

Doanh nhân Trịnh Tuấn Anh: Về thủ tục đầu tư nhà yến, chúng tôi phải làm từ tháng 9/2016. Ở Việt Nam, thủ tục rất thuận lợi, trong vòng một tháng đã có chứng nhận đầu tư của Việt Nam.

yen-sao1

Tổ yến chưa được chế biến có sức hút tại thị trường Lào và Thái Lan. Ảnh: Thắng Quang.

Nhưng ở Lào thì khó, thời điểm đầu khi tôi viết đề án trình lên thì bên này có rất nhiều câu hỏi do họ chưa có danh sách nghề này. Nên cấp huyện, tỉnh, thành phố đều gọi lên để thuyết trình dự án bằng tiếng Lào (có một người hỗ trợ chuyển sang tiếng Lào về doanh thu, đầu tư, thuế...).

Phải mất gần một năm mới hoàn tất các giấy tờ thủ tục để có giấy phép kinh doanh, xây dựng, từ 9/2016 đến 6/2017. Có giấy phép khởi công ngay, đến tháng 4/2018 hoàn thành. Đất xây dựng nhà yến hồi xưa là đất trống nên việc xử lý mặt bằng cũng khó khăn.

Mở rộng thị trường về Việt Nam

Ông định hướng phát triển thị trường yến sào của mình như thế nào và hoàn vốn, có lãi trong bao lâu?

Doanh nhân Trịnh Tuấn Anh: Theo tìm hiểu ban đầu của tôi, người Lào cũng có thói quen dùng yến. Ngoài ra, người Trung Quốc ở Lào cũng sử dụng yến nhiều. Thứ 3 là thị trường Việt Nam cũng bán rất tốt. Có những thời điểm không có hàng để mua.

Ban đầu, chúng tôi đầu tư khoảng 4 tỷ đồng cho một nhà yến, khi ổn định sẽ xây thêm các nhà yến mới. Theo dự toán thì khoảng 5 năm là hòa vốn. 3 năm khi lượng chim trong nhà yến đầy sẽ đạt khoảng 10kg/tháng thì có thể phát triển doanh thu bù lại vốn đầu tư ban đầu và chi phí duy trì. Một cái nhà yến sẽ có giá trị đầu tư lâu dài nên lợi nhuận khó có thể nhìn thấy trong 3-5 năm.

Chúng tôi chủ yếu sẽ tập trung vào thương hiệu sản phẩm thực phẩm, hợp tác với cả các đơn vị bên Thái. Họ cũng làm từ nhỏ đến lớn và cái họ tập trung là giá trị sản phẩm, họ đáp ứng được thị trường Trung Quốc về các tiêu chí màu sắc, hình thái tổ yến, chất lượng đảm bảo không pha tạp chất.

Tổ yến của mình đã đáp ứng được các điều đó chưa?

Doanh nhân Trịnh Tuấn Anh: Sau khi có sản phẩm, chúng tôi cũng có gửi hình ảnh cho anh em trong ngành xem thì hình thái nó khá to, lông màu trắng tự nhiên. Về xây dựng hình ảnh, chúng tôi sẽ sử dụng hình ảnh thiên nhiên của Lào cùng với giá trị sản phẩm.

yen-sao3

Dự án nuôi yến bên dòng Mê Kông tại Lào của doanh nhân trẻ Trịnh Tuấn Anh bước đầu thành công. Ảnh: Thắng Quang.

Ở Lào thiên nhiên còn hoang sơ nên sản phẩm sẽ gắn với organic, đánh mạnh vào đó. Bên cạnh đó, yến cũng là sản phẩm cao cấp nên cũng sẽ chú trọng bao bì mẫu mã để có thể làm quà giá trị cao.

Khi mức thu hoạch đạt 1kg/tháng sẽ triển khai nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, nhân công để bắt đầu (dự kiến năm nay) chuẩn bị cho việc làm ra sản phẩm của mình. Việc này cần phải làm thủ công và rất tinh xảo.

Chúng tôi đang theo dõi mức độ tăng trưởng sản lượng của yến, hiện nay đang có tín hiệu tốt. Để hết mùa chim non này sẽ đánh giá lại. Tên thương hiệu dự kiến của chúng tôi là Vitanest. Hy vọng năm mới, thương hiệu này sẽ tạo sự đột phá và ghi điểm trong lòng người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ