Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt tiếp tục lao đao

Nhàđầutư
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá dành cho các công ty sẽ giống nhau từ tháng 3/2018.
NGUYỄN TRANG
23, Tháng 09, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá dành cho các công ty sẽ giống nhau từ tháng 3/2018.

1ca_basa

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ gặp khó 

Nước ta bắt đầu xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Mỹ cách đây 21 năm. Sản phẩm cá tra, basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng do chất lượng tốt, giá bán phù hợp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các mặt hàng lợi thế do Việt Nam sản xuất đã khiến lợi nhuận của các nhà sản xuất cá da trơn Mỹ giảm mạnh nên họ cho rằng các doanh nghiệp chúng ta đã bán phá giá.

Do vậy, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) liên tục đưa ra những mức thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam. Gần đây nhất là sự kiện nước này tiếp tục có thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ đầu tháng 8/2015 đến hết tháng 7/2016. Theo đó, mức thuế được áp dụng là 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế riêng lẻ trong kỳ xem xét trước đó.

Theo các doanh nghiệp, đây là một quyết định không công bằng, khiến cho mặt hàng cá tra thêm khó vào thị trường này. Một trong những nội dung của đợt rà soát lần thứ 13 đề cập đến là cáo buộc toàn ngành cá tra tham gia vào việc phá vỡ các điều khoản liên quan đến chống bán phá giá. Trong đó, có việc cung cấp thông tin không chính xác về độ ẩm của cá tra phi lê.  

Đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 13 sẽ có ảnh hưởng đến tất cả các công ty cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cho giai đoạn từ ngày 1/8/2015 đến ngày 31/7/2016 và các công ty mà Mỹ yêu cầu tham gia đợt rà soát. VINH HOAN CORP và BIEN DONG SEAFOOD sẽ được giữ mức thuế hiện tại. “Chúng ta phải cố gắng vượt qua. Chúng ta chứng minh là không có phá giá. Điều đó chúng ta phải làm”, ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng giám đốc Công ty CP Gò Đàng, Tiền Giang nói.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, chất lượng và thông tin sản phẩm của cá tra khi tham gia thị trường Hoa Kỳ đều được dựa trên nhu cầu nhà nhập khẩu. Ngoài ra, các tiêu chuẩn khắt khe khác như vùng nuôi, sử dụng lao động,… đều được người nuôi và doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nghiêm túc.

Chính vì thế, việc áp mức thuế chung 2,39 USD/kg đối với sản phẩm cá tra phi lê là việc chưa có tiền lệ, thể hiện sự áp đặt chủ quan, thiếu cơ sở của DOC trong quá trình xem xét. Ông Võ Công Đức - Tổng giám đốc Công ty CP XNK Thủy sản Cần Thơ cho hay: “Nếu dựa vào mức thuế này thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể xuất khẩu cá vào thị trường Mỹ. Đây là yếu tố hết sức bất lợi”.

Liên tục áp dụng thuế chống bán phá giá

Tháng 8/2003, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức công bố áp thuế chống bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp của Việt Nam với mức thuế từ 36,8% - 63,8%. Đến năm 2010, 4,22 USD/kg là mức thuế cao nhất trong lần xem xét thứ 6 được DOC áp dụng với các công ty là bị đơn bắt buộc.

Năm 2013, ở lần xem xét thứ 8, thuế chống bán phá giá cá tra lại tăng lên từ 0,19-1,34 USD/kg với các bị đơn tham gia vụ kiện và 2,11 USD/kg với các doanh nghiệp khác. Đến lần 9, mức thuế chung toàn quốc được áp là 2,11 USD/kg. Ở các đợt áp thuế tiếp theo là 10, 11 và 12, mức thuế chung toàn quốc là 2,39 USD/kg. Bên cạnh đó, có 4 doanh nghiệp được áp thuế 0,69 USD/kg.

Không chỉ gặp khó về việc tăng thuế chống bán phá giá gấp 3 lần, kể từ đầu tháng 8, Mỹ còn áp dụng quy định kiểm tra gắt gao về chất lượng, làm tăng chi phí khoảng 0,1 - 0,25 USD/kg sản phẩm, gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm cá tra tại thị trường này.

Ngoài việc ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trong nước, quyết định sơ bộ trên còn khiến người tiêu dùng Mỹ ngày càng khó tiếp cận với sản phẩm cá tra có chất lượng và giá bán phù hợp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ