Doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến duy trì tăng trưởng

Nhàđầutư
Chưa ai dự báo được khi nào thì dịch bệnh sẽ đi qua, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc và khó khăn với doanh nghiệp còn chồng chất trước mắt.
TS VŨ TIẾN LỰC - Chủ tịch VCCI
04, Tháng 05, 2020 | 06:08

Nhàđầutư
Chưa ai dự báo được khi nào thì dịch bệnh sẽ đi qua, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc và khó khăn với doanh nghiệp còn chồng chất trước mắt.

IMG_20200501_125010

TS Vũ Tiến Lực - Chủ tịch VCCI

Trên cơ sở tập hợp ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có công văn số 0210/PTM-PTDN ngày 25/2/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp, kiến nghị các giải pháp dài hạn và đề xuất 12 giải pháp ngắn hạn có tính chất cấp bách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành khác. Cộng đồng doanh nghiệp vui mừng đón nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Thủ tướng; sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương để các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bước đầu đi vào thực tiễn, hỗ trợ tích cực cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh. 

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 và khó khăn của doanh nghiệp ngày càng gia tăng, VCCI đã tiến hành khảo sát nhanh tình hình doanh nghiệp và ngày 3/4/2020 Chủ tịch VCCI đã tổ chức họp trực tuyến với lãnh đạo của gần 100 hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước để nắm bắt tình hình thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng, ảnh hưởng mới của dịch Covid-19 tới hoạt động của doanh nghiệp và những đề xuất, kiến nghị tiếp theo của cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở tập hợp ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp, ngoài các giải pháp đang được các bộ ngành và địa phương triển khai, ngày 6/4/2020 Chủ tịch VCCI đã lại gửi công văn tiếp tục kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mới cụ thể như sau: 

Về việc phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và duy trì sản xuất kinh doanh: 

1. Trong điều kiện dịch bệnh đang được kiểm soát tương đối tốt như hiện nay, mặc dù không được chủ quan, nhưng chúng tôi đề nghị, trừ một số ngành/ lĩnh vực rất hạn chế phải tạm thời đóng cửa, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lưu thông tiến hành bình thường với điều kiện tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có thể tự cứu mình, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và bớt đi gánh nặng trợ cấp của nhà nước trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp như hiện nay.

2. Đề nghị Chính phủ bổ sung và công bố ngay danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông các hàng hóa dịch vụ này phục vụ đời sống nhân dân, ngay cả trong trường hợp cần siết chặt hơn các biện pháp cách ly, phong tỏa. Hiện nay, mặc dù đã có quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo Luật giá, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên các địa phương đang có cách hiểu khác nhau về hàng hóa thiết yếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như không cho phép lưu thông hàng hóa, nguyên liệu, đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, đình chỉ việc thi công của công trường xây dựng. Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo chuỗi nên tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phân phối đều liên quan tới nhau, cần phải bảo đảm đồng bộ thì cả chuỗi mới hoạt động được, không thể xử lý cứng nhắc chỉ cho phép sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.

3. Đề nghị Bộ Y tế có kịch bản hoặc quy định rõ ràng cho các doanh nghiệp, nhất là các trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp trong khu công nghiệp... để hướng dẫn xử lý và cách ly khi có người lao động hay khách hàng đến giao dịch bị nhiễm Covid-19, tránh việc phải đóng cửa toàn bộ khu công nghiệp, doanh nghiệp khi không cần thiết.

4. Đề nghị cho phép các dịch vụ chuyên môn trong các tòa nhà văn phòng được duy trì đội ngũ nhân viên tối thiểu và các chức năng hoạt động tối thiểu quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp, với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.

5. Đề nghị giãn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư kinh doanh, nhất là với nhà đầu tư nước ngoài do điều kiện dịch bệnh không thể vào Việt Nam để hoàn thành các thủ tục đúng thời gian theo yêu cầu quy định. 

Về chính sách tài khóa:                                                         

6. Đề nghị cho thực hiện ngay việc tạm hoãn nộp các khoản thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn... trong khi chờ chính sách cụ thể vì quá trình hướng dẫn thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tướng của các bộ ngành còn chậm, doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động, phá sản trước khi cơ chế, chính sách được áp dụng. Các chính sách này cần được áp dụng với hệ thống các ngân hàng thương mại vì các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp.

7. Ngoài việc thực hiện giãn, hoãn tiến độ nộp các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, phí, lệ phí, đề nghị có các chính sách miễn, giảm các khoản phải nộp này thuộc chức năng của Chính phủ. Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ngay đầu kỳ họp giữa năm các biện pháp giảm thuế, phí và thu ngân sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

8. Đề nghị giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế đất cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh.

9. Đề nghị cho thực hiện ngay việc hồi tố với chi phí lãi vay khi tính thuế trong 2 năm 2017 và 2018 (theo dự thảo sửa đổi Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết). Việc hồi tố có đủ cơ sở pháp lý, bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, là việc làm hợp lý, hợp tình, củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào sự đồng hành chia sẻ của các cơ quan chính phủ với những khó khăn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

10. Đồng thời với việc cho phép chuyển lỗ cho 5 năm tiếp theo, đề nghị cho phép khấu trừ các khoản lỗ của năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 vào năm lợi nhuận của năm 2019. Điều này cho phép doanh nghiệp chi trả nộp thuế trong vòng 2 năm 2019-2020 và giúp tránh phá sản cho những doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm 2019 nhưng lại thua lỗ nhiều trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Về chính sách tín dụng: 

11. Ngoài các giải pháp hiện hành như tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, giảm phí; doanh nghiệp đề nghị có mức giảm sâu thêm từ 2-3% đối với khoản vay mới và vay hiện hữu (đến mức còn khoảng 4-5% đối với khoản vay tiền đồng và 2-3% đối với khoản vay USD) cho từng nhóm khách hàng có ảnh hưởng dịch bệnh khác nhau.

12. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, xác định đối tượng doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ do trên thực tế các ngân hàng thương mại thực hiện khác nhau.

13. Đề nghị xem xét nới lỏng các tiêu chí cho phép cung cấp các khoản vay bình thường và các khoản vay lãi suất thấp. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24780.00 24800.00 25120.00
EUR 26373.00 26479.00 27650.00
GBP 30737.00 30923.00 31875.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26960.00 27068.00 27905.00
JPY 160.74 161.39 168.85
AUD 15964.00 16028.00 16516.00
SGD 18134.00 18207.00 18744.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 18062.00 18135.00 18669.00
NZD   14649.00 15140.00
KRW   17.74 19.35
DKK   3541.00 3672.00
SEK   2280.00 2368.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ