Doanh nghiệp vận tải, cảng biển tăng tốc

Nhàđầutư
Sau 9 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp vận tải, cảng biển đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong năm.
NHẬT HUỲNH
26, Tháng 10, 2021 | 11:01

Nhàđầutư
Sau 9 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp vận tải, cảng biển đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong năm.

5054_vtb

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Trong bối cảnh phần lớn các ngành nghề đang chịu tác động mạnh của dịch COVID-19, thì các doanh nghiệp cảng biển niêm yết trên sàn chứng khoán lại trở thành điểm sáng khi đều báo lãi tăng ấn tượng.

9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Cảng Đồng Nai (PDN) đạt 678 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế gần 130 tỷ đồng, tăng 11%. Năm 2021, công ty kỳ vọng doanh thu đạt 820 tỷ đồng, tăng trưởng 3,3% so với cùng kỳ, lãi ròng dự kiến 145,6 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, PDN đã hoàn thành được 82% mục tiêu về doanh thu và 89% kế hoạch lợi nhuận.

Screenshot (1279)

 

Đối với CTCP Cảng Cam Ranh (CCR), doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý III/2021 lần lượt đạt 55 tỷ đồng và 11 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và 55% so với quý III/2020. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Cảng Cam Ranh lãi ròng 36 tỷ đồng, gấp 2 lần con số thực hiện 9 tháng đầu năm 2020.

Nhờ có khoản cổ tức gần 31 tỷ đồng từ Tiếp vận SITC, CTCP Đầu tư và Phát triển cảng Đình Vũ (DVP) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 85,5 tỷ đồng, tăng gần 65% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DVP lần lượt đạt 455 tỷ đồng và 218,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác cũng thể hiện kết quả kinh doanh khởi sắc như CTCP Cảng Đà Nẵng (mã CDN) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 181,3 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Với ông lớn CTCP Gemadept (GMD), dù chưa công bố báo cáo tài chính song SSI Research nhận định lợi nhuận quý III/2021 của công ty này sẽ tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Bởi, mặc dù sản lượng qua cảng giảm chung nhưng khu vực Cái Mép lại duy trì tăng trưởng tích cực và sản lượng qua cảng Gemalink tăng đúng tiến độ, bên cạnh đó, Cảng Hải Phòng cũng cung cấp dịch vụ mới, giúp bù đắp cho mức giảm một số cảng tại khu vực phía Nam.

Từ đó, SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế của GMD năm 2021 sẽ đạt 762 tỷ đồng, tương ứng tăng 49% và trong năm 2022 là 1.037 tỷ đồng, tương đương mức tăng 36% so với cùng kỳ.

Không chỉ các cảng biển khởi sắc, khối vận tải biển sau một thời gian dài thua lỗ cũng đã bắt đầu có lợi nhuận khi nhiều tàu đã ký được hợp đồng cho thuê với giá tốt so với năm trước. 

Với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (MVN), doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm đạt 10.188 tỷ đồng, bằng 131% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận hợp nhất đạt hơn 2.045 tỷ đồng tăng 775% so cùng kỳ 2020.

Tại CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS), bên cạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi khả quan khi đội tàu đã hoạt động ổn định và hiệu quả thì việc ghi nhận nguồn thu tài chính và lãi từ thanh lý tài sản đã giúp công ty này lãi 185,7 tỷ đồng trong quý 3/2021, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 21,4 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm, công ty này có lợi nhuận sau thuế 408,5 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ gần 140 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021, VOS đặt mục tiêu lợi nhuận 30 tỷ đồng.

Trong khi đó, dù gặp nhiều khó khăn trong quý 3/2021 do phát sinh nhiều khoản chi phí bất thường bởi dịch COVID-19 song CTCP Âu Lạc nhờ khoản thanh lý tàu hơn 70 tỷ đồng trong quý I, công ty vẫn lãi trước thuế 45,9 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2021.

Về phần mình, dù chưa công bố BCTC, song lợi nhuận của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cũng được SSI ước tính tăng trưởng hai đến ba chữ số trong quý III/2021.

Cụ thể, SSI Research đánh giá, mặc dù sản lượng vận tải nội địa vẫn chịu ảnh hưởng do dịch bệnh lan mạnh tới khu vực sản xuất và có một tàu tạm nghỉ để lên đà bảo dưỡng, song, nhờ việc gia tăng thị phần và đóng góp lớn từ các tàu cho thuê, HAH vẫn tăng trưởng ấn tượng khoảng 250% so với cùng kỳ. 

Dự tính trong quý 4, giá cước vận tải sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi nhu cầu vận tải container kỳ vọng tăng mạnh mẽ nhờ phục hồi hoạt động sản xuất sau các đợt giãn cách xã hội, trong khi đó nguồn cung trong nước khan hiếm do nhiều tàu container trong nước đã được cho thuê ra thị trường quốc tế trong năm nay, SSI Research cho rằng điều này sẽ tiếp tục giúp cải thiện biên lợi nhuận cho HAH.

Có còn dư địa tăng?

Lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp vận tải biển cổ phiếu cảng, vận tải biển phục hồi nhanh chóng trong thời gian qua đã tạo tiền đề cho sự bứt phá mạnh của nhóm cổ phiếu ngành này ngay cả khi thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh trong tháng 7.

Screenshot (1275)

 

Theo ghi nhận, từ đầu tháng 7 đến nay, mã VOS đã tăng trưởng đến 209%, từ mức giá quanh 7.000 đồng/CP lên 21.350 đồng/CP trong phiên 25/10.

Không chỉ VOS, nhiều cổ phiếu cảng biển, vận tải biển khác cũng có tốc độ tăng tính bằng lần như VNA tăng 2,4 lần lên 40.900 đồng, VST tăng gấp 4 lần lên 5.400 đồng, SGP tăng gấp 1,5 lần lên 37.800 đồng hay HAH tăng gấp 2,1 lần lên 68.000 đồng/CP. Các mã khác có tốc độ tăng dưới 100% như MVN (27%), PHP (27%), DVP (20%),... Dù vậy, đây cũng đã là mức rất cao so với thị trường chung.

Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS), nếu nói về nền tảng, những năm vừa qua nhóm ngành cảng, vận tải biển gặp nhiều khó khăn, phản ánh qua BCTC của doanh nghiệp. Còn câu chuyện dịch bệnh COVID-19 xảy ra khiến việc thông thương trở nên khó khăn và đẩy giá vận tải biển tăng lên cao chỉ là vấn đề mang tính thời điểm.

Công ty chứng khoán Agribank (Agriseco) cũng cho biết, dù vẫn được đánh giá là đang "phất" nhưng thị trường cảng, vận tải biển vẫn luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, thậm chí quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, chẳng hạn như áp lực cạnh tranh với các hãng tàu container nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành này còn thiếu liên kết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ