Doanh nghiệp vẫn kêu ‘khổ nạn’ cấp phép, xin – cho thủ tục hành chính

HẢI ĐĂNG
14:49 21/08/2019

Có ý kiến cho rằng việc đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn hình thức, một số việc đã được giao tại nhiều nghị quyết, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng nhưng các Bộ chậm sửa đổi, nhất là việc sửa đổi các văn bản pháp luật...

Sáng 21/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc với 14 Bộ, cơ quan về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh và việc cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh.

Các Bộ được kiểm tra gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Y tế.

mai tien dung

Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với 14 bộ. Ảnh: VGP

Tổ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là luôn đặc biệt quan tâm công tác xây dựng thể chế, đôn đốc các Bộ, cơ quan ban hành các văn bản quy định chi tiết, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính.

Theo đánh giá của Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng, thời gian qua, các Bộ đã rất quyết liệt, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng các phương án, ban hành các văn bản cắt giảm, đơn giản hóa 3.451/6.191 điều kiện kinh doanh, cắt giảm 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

“Về mặt cơ học đã cố gắng rất quyết liệt, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh”, Tổ trưởng Tổ công tác nói.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những ý kiến đề nghị cần xem xét thực chất hơn nữa hiệu quả của việc cắt giảm này.

Cụ thể, có ý kiến nói trong 6 tháng đầu năm nay, cải cách quản lý kiểm tra chuyên ngành chuyển biến chậm, chủ yếu vẫn từ tiền kiểm sang hậu kiểm chứ không phải giảm số lượng mặt hàng cần kiểm tra như yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng.

Cũng có ý kiến cho rằng việc đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn hình thức, một số việc đã được giao tại nhiều nghị quyết, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng nhưng các bộ chậm sửa đổi, nhất là việc sửa đổi các văn bản pháp luật; thời gian xử lý thủ tục sau cắt giảm không thay đổi, thậm chí có nơi kéo dài tới 3 tháng mới nhận được văn bản trả lời.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện còn rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, tới 355 văn bản, rất khó cho doanh nghiệp thực hiện tra cứu, cập nhật. Không ít trường hợp kiểm tra chồng chéo, một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý của nhiều bộ, chịu sự kiểm tra của nhiều đơn vị trong cùng một bộ.

Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc vẫn có tình trạng điều kiện kinh doanh hóa thân vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, “khổ nạn” cấp phép, xin cho còn nguyên thậm chí còn nặng nề hơn, rồi thủ tục “chào hỏi” qua biên giới tức thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa”.

Tổ công tác cũng nhắc tới các ý kiến lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội cho rằng chi phí kinh doanh không chính thức giảm nhưng còn ở mức cao; hay có đơn vị cắt giảm thủ tục chạy theo cơ học, chạy theo thành tích, cắt giảm rất nhiều mà không chú ý vấn đề quản lý…

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định việc cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa mang lại lợi ích rõ ràng, chỉ tháo gỡ những vướng mắc nhỏ, chưa tạo tác động sâu rộng và đã đến lúc phải đi vào cắt giảm những vấn đề khó, thực chất.

Tại buổi làm việc, nhiều vướng mắc cụ thể cũng được Tổ công tác nêu rõ.

Cụ thể: Với Bộ Công Thương, đó là thủ tục kiểm tra formaldehyte với sản phẩm dệt may. “Hiện có 6 nghìn doanh nghiệp dệt may, nhưng tỷ lệ vi phạm về kiểm tra formaldehyte rất nhỏ, mà lại kiểm tra 100% các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặt hàng này, vậy có thể thay đổi phương thức kiểm tra không, như quản lý rủi ro, phân luồng xanh, đỏ, vàng để có hình thức kiểm tra phù hợp?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.

Với Bộ LĐ-TB&XH, Tổ trưởng Tổ công tác nhắc tới quy định các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô tô phải có đủ nhân lực, phương án về an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật về lao động.

Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Bộ nghiên cứu, xem xét, Tổ trưởng cho rằng đây là quy định dẫn chiếu nhưng chung chung, rất khó cho doanh nghiệp và dẫn tới tình trạng “ai kiểm tra cũng được, hạch kiểu gì cũng được”.

Tổ trưởng Tổ công tác nhắc lại Nghị quyết 02 năm 2019 của Chính phủ yêu cầu cần tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh; thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách về điều kiện kinh doanh đã thực hiện trong năm 2018; các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi trong quý III năm 2019.

“Phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhưng không vì lý do đấy mà đặt ra rào cản, kìm hãm phát triển”, Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, cho tới nay, Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh theo Nghị quyết 02, một số bộ khác như Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ này.

Tổ công tác đề nghị các Bộ giải trình về các văn bản còn nợ đọng (nếu có), khẩn trương lên phương án cắt giảm các điều kiện kinh doanh, đăng tải công khai về các điều kiện đã cắt giảm, đồng thời trả lời về ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, hiệp hội về các khó khăn, vướng mắc với phương án xử lý cụ thể…

Tại buổi làm việc, đại diện các Bộ đã báo cáo cụ thể về số điều kiện, thủ tục được đơn giản hóa, cắt giảm, đánh giá chất lượng việc đơn giản hóa, cắt giảm qua số ngày công và số tiền tiết kiệm được cho doanh nghiệp và xã hội; phương án tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm các điều kiện, thủ tục trong thời gian tới... Kết quả kiểm tra sẽ được tổng hợp, báo cáo đầy đủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 sắp diễn ra.

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Sự kiện - 13/05/2025 10:00

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Sự kiện - 13/05/2025 07:29

Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.

Sự kiện - 12/05/2025 22:25

'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'

'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'

Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.

Sự kiện - 12/05/2025 16:04

Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'

Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'

Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.

Sự kiện - 12/05/2025 07:30

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).

Sự kiện - 12/05/2025 06:40

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Sự kiện - 11/05/2025 17:17

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.

Sự kiện - 11/05/2025 16:39

Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025

Sự kiện - 11/05/2025 07:59

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Sự kiện - 10/05/2025 13:17

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.

Sự kiện - 10/05/2025 10:24

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.

Sự kiện - 10/05/2025 08:11

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…

Sự kiện - 09/05/2025 17:24

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Sự kiện - 09/05/2025 16:52