Doanh nghiệp 'thở phào' khi F0, F1 được cho phép đi làm

Nhàđầutư
Mất hơn một nửa nhân công đang bị dương tính với COVID-19, anh Vũ Tiến, chủ một công ty may mặc tại Long An thở phào khi chủ trương cho phép F0 không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ đến nơi làm việc được ban hành.
THẮNG VŨ
20, Tháng 03, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Mất hơn một nửa nhân công đang bị dương tính với COVID-19, anh Vũ Tiến, chủ một công ty may mặc tại Long An thở phào khi chủ trương cho phép F0 không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ đến nơi làm việc được ban hành.

6c1f7e77588297dcce93 (1)

Công nhân đang là F0 không triệu chứng, F1 ở một số nơi đã được đi làm. Đồ họa: Thắng Vũ.

Nhiều doanh nghiệp "nhẹ gánh"

Công ty anh Vũ Tiến bình thường có 100 nhân công nhưng giờ chỉ còn lại vỏn vẹn 40 người. Chưa đầy một tháng nữa, công ty anh sẽ phải giao số lượng đơn hàng lớn cho đối tác và trước tình hình nhân sự đang thiếu hụt trầm trọng, anh Tiến đứng trước nguy cơ không thể giao hàng đúng thời hạn và phải chịu một khoản đền bù hợp đồng. Do đó, chủ trương cho F0 đi làm đã cứu công ty anh khỏi một "bàn thua trông thấy".

"Đa phần các trường hợp F0 tại công ty có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Mặc dù tiến độ công việc bị ảnh hưởng nhưng tôi bắt buộc phải cho họ nghỉ để cách ly theo đúng quy định. Rất may chủ trương này được ban hành kịp thời tại Long An khiến anh chị em trong công ty vô cùng phấn khởi. Tôi cũng bớt lo lắng phần nào", anh Tiến chia sẻ. Trong thời gian tới, anh Tiến dự định sẽ động viên nhân công trong công ty tăng ca để kịp giao hàng cho các đối tác đúng thời hạn. 

Tính đến nay, trên cả nước mới chỉ có 2 tỉnh Long An và Cà Mau hưởng ứng đề xuất của Bộ Y tế cho phép trường hợp F0 không có triệu chứng và F1 đang trong thời gian cách ly được đến nơi làm việc. 

Một số tỉnh thành khác, trong đó có TP.HCM cũng đang xem xét phương án này. Nhiều doanh nghiệp tại thành phố lâm vào tình cảnh thiếu nhân sự khi số ca F0 tăng đột biến trong thời gian gần đây. 

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất "khó thở" vì thiếu hụt nhân lực, đây là một giải pháp thiết thực vừa giúp doanh nghiệp tháo gỡ những ách tắc trong sản xuất, kinh doanh đã phải hứng chịu thời gian qua; vừa giúp người lao động đảm bảo thu nhập. 

xuat_khau_det_may_cua_viet_nam_dang_duy_tri_top_3_the_gioi_anh_xuan_quang

Nhiều doanh nghiệp sản xuất "khó thở" vì thiếu hụt nhân lực do COVID-19. Nguồn ảnh: Vietnambiz.

Anh Hoàng Long, một lao động phổ thông tại TP.HCM phát hiện mình bị F0 hồi đầu tuần khi test nhanh. Sau khi báo với cấp trên, anh được yêu cầu tự cách ly tại nhà mặc dù không có biểu hiện gì nghiêm trọng. Theo quy định, anh Long sẽ phải ở nhà điều trị, khi nào âm tính thì mới được quay lại nơi làm việc. 

Được "nghỉ phép" nhưng anh không hề thấy vui vì đối với người lao động phổ thông như anh, nghỉ ở nhà đồng nghĩa sẽ không có thu nhập. Vì thế anh hết sức ủng hộ việc cho phép những F0 không có triệu chứng được tiếp tục làm việc. 

Còn nhiều ý kiến không đồng tình, e dè

Mặc dù nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng cũng có nhiều chủ doanh nghiệp tỏ ra quan ngại đối với chủ trương "nới lỏng để F0 đi làm" này. 

Chị Minh Thùy, Giám đốc một công ty tại TP.HCM cho biết, tính từ cuối tháng 2, số lượng nhân sự công ty chị đã giảm 1/3. Suốt mấy tuần qua, toàn bộ nhân viên còn lại trong công ty phải "gồng gánh" công việc của các F0 đang cách ly tại nhà. 

Dù tiến độ công việc bị ảnh hưởng, nhiều nhân sự bị quá tải nhưng chị Thùy lại không đồng tình với chủ trương cho phép F0 trở lại nơi làm việc như bình thường. Chị cho biết, công ty mình có quy mô nhỏ nên không thể đảm bảo không gian làm việc riêng cho các F0. Nếu cho phép F0 trở lại làm việc thì không sớm thì muộn các nhân sự còn lại sẽ trở thành F0. Khi đó công ty chị sẽ lâm vào khủng hoảng thật sự. 

Ngoài ra, còn khá nhiều chủ doanh nghiệp tuy rất ủng hộ chủ trương này, vì đây là quyết sách tốt cho tâm lý chống dịch chung hiện nay. Tuy nhiên, họ vẫn băn khoăn ở chỗ nếu áp dụng thì có khả năng phát sinh tâm lý cho những người công nhân còn lại. Họ đang làm việc bình thường mà giờ để họ làm việc chung với F0, F1 thì không khỏi có những lo ngại. Nên nhiều chủ doanh nghiệp kiến nghị muốn để cho F0 không triệu chứng và F1 đi làm thì tự thân công ty phải có những bước vận động, tuyên truyền để các nhân sự khác an tâm.

Nới lỏng chứ không thả lỏng

Nhiều chuyên gia nhận định, việc nới lỏng, cho phép F0 đi làm là chủ trương phù hợp với tình hình chung. Song nới lỏng không đồng nghĩa với thả lỏng, buông xuôi công tác phòng chống dịch bệnh. 

Vì rõ ràng hệ lụy dịch bệnh là chưa có tiền lệ, nên tham vấn ý kiến cộng đồng, doanh nghiệp để đưa ra những quyết sách phù hợp là điều nên làm. Dù bất kỳ tình huống nào, sự lắng nghe, cầu thị vẫn luôn là tiền đề quan trọng để tạo nên sự chấp thuận, chia sẻ trong các chính sách, chủ trương bởi "khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Ngoài ra, các cơ quan, doanh nghiệp cho phép người lao động F0 đi làm phải nghiêm túc tuân thủ các quy định 5K để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Cần phải theo dõi sát sao người lao động để kịp thời phát hiện và tiến hành cách ly khi có dấu hiệu bất thường. 

5688a4840473cb2d9262 (1)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ