Người lao động bị F0 gặp khó khi làm thủ tục hưởng bảo hiểm

Nhàđầutư
Người lao động (NLĐ) mắc COVID-19 sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu bảo đảm đủ điều kiện và hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, công tác cấp những giấy tờ cần có để giải quyết thủ tục cho người lao động vẫn còn nhiều bất cập.
NGUYỄN HƯƠNG
14, Tháng 03, 2022 | 12:45

Nhàđầutư
Người lao động (NLĐ) mắc COVID-19 sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu bảo đảm đủ điều kiện và hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, công tác cấp những giấy tờ cần có để giải quyết thủ tục cho người lao động vẫn còn nhiều bất cập.

Nhiều bạn đọc phản ánh với Nhadautu.vn về việc gặp khó khăn trong việc làm chế độ bảo hiểm xã hội sau khi bị nhiễm COVID-19.

Khỏi COVID-19, người lao động khó tiếp cận quy trình giải quyết bảo hiểm

Chị Hoàng Minh Vân (cựu F0, 26 tuổi, nhân viên kế toán công ty Thương mại điện tử tại Hà Nội) cho biết, ngay sau khi khỏi COVID, mặc dù đã ra y tế phường để làm hồ sơ nhận BHXH, phường ghi rõ nhận hồ sơ từ 15h chiều tới 17h hàng ngày, tuy nhiên có hôm ra phường lúc 16h thì chị được nhận câu trả lời là đã đủ hồ sơ trong ngày, hẹn nhận vào 14h ngày hôm sau. Ngay chiều hôm sau, đúng 14h chiều quay lại, phường lại hẹn vào hôm khác, gây khó dễ cho người lao động.

"Quy trình nhận hồ sơ cấp BHXH cần thống nhất về thời gian và tạo điều kiện cho người lao động. Vì khi quay trở lại với công việc, người lao động phải tranh thủ xin nghỉ làm để đi xin giấy tờ, nếu không thống nhất được giờ nhận hồ sơ, rất gây ảnh hưởng tới công việc của họ", chị Vân nhấn mạnh.

Cũng chung tình trạng trên, Nguyễn Thị Huyền (21 tuổi, công nhân tại Công ty TNHH Elentec Việt Nam) tâm sự, thực tế, nhiều người lao động mắc COVID-19 tự điều trị tại nhà gặp rất nhiều khó khăn khi xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau, thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Đa số được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly, hoặc hoàn thành điều trị COVID-19 tại nhà do chính quyền địa phương cấp hoặc trạm y tế cấp xã cấp. Vì thế, người lao động không thể sử dụng giấy xác nhận này để tiến hành các thủ tục hưởng BHXH.

Screen Shot 2022-03-14 at 11.25.10 AM

Chế độ ốm đau và chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau là hai chế độ người lao động bị F0 sẽ được hưởng BHXH.  Ảnh: Nguyễn Hương.

"Nhà nước nên thông qua hoặc trao quyền cho Bộ Y tế được phép ban hành quy định về thủ tục giấy tờ của hồ sơ xin hưởng BHXH khi mắc COVID-19 sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu của người lao động trong giai đoạn số ca mắc đang tăng nhanh hiện nay", chị Huyền nói.

Phân tích về chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động bị F0, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty Luật SB Law nói: "Theo Điều 28 Luật BHXH 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau là 75%. Tuy nhiên nên xem xét nâng mức bảo hiểm trợ cấp cho người lao động bị F0 từ 75% lên 80-85% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bởi mức 75% tiền lương là quá thấp so với những thiệt hại nặng nề mà người lao động phải gánh chịu".

Theo vị luật sư, có những người lao động vì bị F0 mà cả tháng không đi làm được, công việc bị ngưng khiến thu nhập giảm đáng kể, sức khoẻ bị ảnh hưởng. Chưa kể các chi phí người bệnh phải tự bỏ ra để điều trị như tiền thuốc chữa trị, que test COVID, …rất tốn kém.

Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cần có sự linh hoạt trong cấp hồ sơ giấy tờ để nhanh chóng giải quyết quyền lợi cho người lao động.

"Bộ Y Tế và Chính Phủ cần mau chóng xem xét và công nhận Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly của chính quyền địa phương làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ BHXH, đồng thời xem xét công nhận giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã cấp cho người điều trị COVID-19 do các cơ sở điều trị người mắc COVID-19 cấp không đúng quy định của pháp luật thì vẫn có giá trị để làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ BHXH", ông Hà đề nghị.

Screen Shot 2022-03-14 at 11.25.44 AM

Người lao động bị F0 khó tiếp cận quy trình để giải quyết bảo hiểm.  Ảnh: Nguyễn Hương.

Chế độ bảo hiểm đối với người lao động mắc COVID-19 như thế nào?

Khi người lao động có tham gia BHXH bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng trợ cấp của bảo hiểm theo hai chế độ: chế độ ốm đau và chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau.

Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và trường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Chế độ này hiện được áp dụng để chi trả cho người lao động mắc COVID-19 và nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc COVID-19.

Bên cạnh đó, quy định về chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Về thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa không quá 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật và bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác

Để hưởng chế độ ốm đau sau khi khỏi COVID-19 (đối với NLĐ là F0 hoặc chăm con dưới 7 tuổi là F0), người lao động nộp cho người sử dụng lao động bản sao giấy ra viện (trường hợp điều trị nội trú), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị (trường hợp điều trị ngoại trú) trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH.

Về thời gian hưởng, tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định, mỗi lần khám, người bệnh được cấp một Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người F0 phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định. Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Hoàn thành các thủ tục, người lao động có thể nhận tiền qua tài khoản cá nhân hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động.

Trong thời gian nghỉ, người lao động được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Còn đối với chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, hiện nay là 447.000 đồng/ngày.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ