Doanh nghiệp Hàn ‘đánh lớn’ trên thị trường tài chính Việt

Nhàđầutư
Quý III năm nay, thị trường tài chính Việt Nam liên tiếp đón nhận thông tin về một loạt các thỏa thuận hợp tác, mua bán cổ phần của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Làn sóng này hứa hẹn những thương vụ “đánh lớn” hơn nữa trong tương lai gần của các định chế tài chính đến từ xứ sở kim chi.
HỒ MAI
12, Tháng 10, 2017 | 10:39

Nhàđầutư
Quý III năm nay, thị trường tài chính Việt Nam liên tiếp đón nhận thông tin về một loạt các thỏa thuận hợp tác, mua bán cổ phần của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Làn sóng này hứa hẹn những thương vụ “đánh lớn” hơn nữa trong tương lai gần của các định chế tài chính đến từ xứ sở kim chi.

Sôi động các thương vụ của doanh nghiệp Hàn

Ngày 3/10, thông báo chính thức từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, HĐQT ngân hàng này đã thông qua thương vụ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Tài chính Kỹ Thương (TechcomFinance - TCF).

Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận với ngân hàng Techcombank nhằm mua lại toàn bộ TechcomFinance. Dù phía Lotte và Techcombank không tiết lộ giá trị chuyển nhượng, song truyền thông Hàn Quốc cho biết thương vụ này trị giá khoảng 87,5 tỷ won, tương đương 1.700 tỷ đồng.

Thương vụ cần có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi thủ tục cuối cùng được hoàn tất, Lotte Card sẽ bắt tay vào phát hành thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp tại Việt Nam trong vòng một năm đầu tiên hoạt động, theo một bản tin đăng trên website chính thức của Lotte Card.

lotte

Tập đoàn Lotte vẫn nỗ lực đầu tư ra nước ngoài bất chấp những khó khăn nội tại.

TechcomFinance là tổ chức tài chính trực thuộc Techcombank có tư cách phát hành thẻ tín dụng. Thông qua việc thu mua lần này, Lotte Card sẽ trở thành công ty tài chính Hàn Quốc đầu tiên được trao quyền phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm hoạt động thanh toán thẻ, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Lotte Card sẽ có cơ hội để khai thác thị trường 121 triệu thẻ ngân hàng ở Việt Nam (tính đến hết quý II năm nay), trong đó tỷ lệ thẻ tín dụng vẫn ở mức thấp.

Hơn nữa, khi thương vụ thành công, Lotte Card cũng sẽ gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng đầy tiềm năng tại Việt Nam. Trong số các công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay, FE Credit (trực thuộc VPBank), Home Credit Việt Nam (công ty tài chính 100% vốn nước ngoài trực thuộc Tập đoàn Home Credit) và HD Saison (thuộc HDBank, đối tác Nhật - Credit Saison nắm giữ 49% cổ phần) và Prudential được đánh giá là những công ty đang chi phối thị trường.

Một công ty chứng khoán của Hàn Quốc là KB Securities Co. Ltd., công ty chứng khoán có tổng tài sản lớn thứ 3 tại Hàn Quốc và là thành viên của KB Financial Group Inc, đầu tháng 10 năm nay đã chính thức ký thỏa thuận mua lại 99% cổ phần Công ty Chứng khoán Maritime (MSI) từ nhóm cổ đông trong nước với giá 35 tỷ won (khoảng 31 triệu USD, tương đương hơn 700 tỷ đồng).

Lãnh đạo của KB Securities cho biết công ty sẽ bơm thêm vốn vào MSI để mở rộng hoạt động kinh doanh sau khi hoàn tất thương vụ M&A này. Việc M&A sẽ giúp MSI có những hoạt động cộng tác với các đơn vị của KB Financial Group như KB Kookmin Bank.

Trước đó, thị trường tài chính cũng rộ lên thông tin về việc công ty chứng khoán Samsung Securities (Hàn Quốc) cùng Caldera Pacific, một quỹ đầu tư tư nhân của Hồng Kông sẽ trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai khi nắm tổng cộng 40% vốn tại công ty quản lý quỹ Dragon Capital, trong đó Samsung Securities nắm 10% vốn. Dragon Capital hiện là công ty quản lý tài sản lớn nhất Việt Nam với lượng tài sản được quản lý lên tới 900 triệu USD.

Các công ty tài chính khác của Hàn Quốc như Mirae Asset, Shinhan Financial Group và Korea Investment đều đã thành lập công ty con trong giai đoạn đầu hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, Samsung Securities không đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam, ngoại trừ liên minh chiến lược với HSC vào tháng 3. Do đó, các chuyên gia cho rằng có khả năng Samsung Securities sẽ tiếp tục mua lại cổ phần tại các công ty Việt Nam khác.

Hiện nay, 5 công ty chứng khoán Hàn Quốc là Mirae Asset Daewoo, NH Investment, Korea Investment and Securities (KIS), Golden Bridge và Shinhan Financial Investment có tổng cộng 7 văn phòng tại Việt Nam. KIS đã mua 49% cổ phần của EPS Securities, và sau đó tăng cổ phần lên 98,2% bằng cách đầu tư thêm 44 tỷ won sau khi tung ra KIS Vietnam. KIS Vietnam đã tăng thị phần môi giới lên gần 5% từ mức 0,25% trong 5 năm qua.

NH Investment Securities thì tham gia vào thị trường Việt Nam bằng cách thành lập văn phòng tại TPH. CM vào năm 2007. Trong năm 2009, công ty này đã mua 49% cổ phần tại công ty chứng khoán nội địa Vietnam CBV, và đang thương thảo để tìm cách nâng lên 100%.

Làn sóng mới

Hãng tin của Hàn Quốc bình luận về động thái tăng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Hàn Quốc như Lotte Group rằng, Lotte đang gặp khó khăn tại Trung Quốc khi nhiều siêu thị của Lotte Mart bị đóng cửa sau những đòn trừng phạt về kinh tế của Trung Quốc đáp trả Hàn Quốc.

Và để bù đắp cho những nguy cơ và tổn thất đang tăng ở Trung Quốc, Lotte Group đã chuyển hướng tập trung từ Trung Quốc sang Việt Nam, quốc gia mà nhiều công ty Hàn Quốc đang trên đà tăng trưởng vững chắc và mong muốn mở rộng sự hiện diện.

Tương tự như Lotte Group, KB Financial cũng muốn mở rộng sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á bao gồm cả ở Việt Nam.

Ngoài ra, nguy cơ xung đột với Triều Tiên nhà đầu tư của Hàn Quốc đang tìm cách để phân tán rủi ro khi mà nguy cơ xung đột với Triều Tiên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vào thời điểm hiện tại. Việc phân tán tài sản sang một số nước, trong đó có Việt Nam, đang là bước đi chiến lược của nhiều tập đoàn tư nhân Hàn Quốc.

Theo nhận định của giới quan sát, bên cạnh làn sóng đầu tư vào lĩnh vực tài chính của các định chế tài chính đến từ Nhật Bản, Anh, HongKong, Singapore hay Malaysia hoặc thậm chí là Mỹ thì sắp tới đây làn sóng hiện diện của các định chế tài chính Hàn Quốc ở thị trường Việt Nam mới chính là điểm nhấn. Vốn đã có những lợi thế về quan hệ thương mại đã thiết lập, cùng những tiềm năng còn chưa khai thác hết và xu hướng hội nhập sâu rộng của Việt Nam sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư Hàn Quốc. 

Các thương vụ thỏa thuận, hợp tác, mua bán cổ phần nói trên có thể là khởi đầu cho một làn sóng mới từ các nhà đầu tư Hàn Quốc - làn sóng đầu tư gián tiếp thông qua thị trường tài chính, chứng khoán. Với sự góp mặt của Samsung Securities, công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam - Dragon Capital có thể sẽ thành lập nhiều quỹ đầu tư nhằm huy động nguồn vốn từ Hàn Quốc để đầu tư vào các doanh nghiệp của Việt Nam.

Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các nhà đầu tư ngoại đã tiếp tục có tháng mua ròng thứ 8 liên tiếp trong năm nay. Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tính đến hết tháng 8 ước đạt 26,4 tỷ USD, tăng 29,4% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường cổ phiếu ước đạt 19,5% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 5,3%.

Với một loạt các cổ phiếu mới rầm rộ lên sàn, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng gần 40% kể từ đầu năm đến nay. Theo Thomas Hugger, CEO của Asia Frontier Capital (Hồng Kông), chứng khoán Việt Nam đang trở thành “điểm nóng” hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài là nhờ lãi suất giảm, vốn FDI tăng, tăng trưởng tín dụng tốt và mức giá hợp lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ