Doanh nghiệp Hà Tĩnh tăng cường chống dịch, ổn định sản xuất
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn, doanh nghiệp Hà Tĩnh đang phải gồng mình phòng chống dịch bệnh vừa đảm bảo sản xuất.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại KKT Vũng Áng. Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Hiện nay, Hà Tĩnh là một trong những địa phương đang có người nhiễm COVID-19. Dịch bệnh đang gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Trước diễn biến bệnh dịch rất phức tạp, các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện mục tiêu kép - vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) hiện đang sử dụng gần 7.000 lao động suốt thời gian qua luôn đặt trong trạng thái cực kỳ nghiêm ngặt.
FHS đã thành lập Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch và xây dựng phương án phòng, chống dịch theo 5 cấp độ. Công ty đang áp dụng cấp độ 3.
Tại cổng chính và các cổng phụ, công ty lắp đặt máy cảm ứng đo nhiệt độ, toàn bộ nhân viên ra vào đều phải được đo nhiệt độ cơ thể và không quá 38℃, mới được vào xưởng.

FHS lắp đặt máy cảm ứng đo nhiệt độ tại các cổng. Nhân viên ra vào đều phải được đo thân nhiệt. Ảnh: FHS
Toàn bộ nhân viên nhập cảnh vào Việt Nam (bao gồm nhân viên FHS, kỹ sư nước ngoài và nhân viên nhà thầu) đều phải cách ly 21 ngày theo quy định, sau khi xác nhận âm tính mới đồng ý cho vào xưởng.
Tất cả công nhân làm việc tại nhà máy bình thường đi về nhà tại TP. Hà Tĩnh đã được bố trí ở lại ký túc xá nhà máy.
Nhờ đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh nên hoạt động sản xuất kinh doanh tại FHS vẫn diễn ra bình thường. 5 tháng đầu năm, FHS sản xuất hơn 2,5 triệu tấn phôi thép các loại, đạt doanh thu gần 2 tỷ USD, đóng nộp NSNN hơn 358,76 tỷ đồng.
Tại Công ty CP Cảng Quốc tế Lào - Việt, mỗi ngày có trên 260 lao động làm việc 3 ca với số lượng hàng trăm lượt khách hàng, lái xe ra vào cảng, trong đó có nhiều khách nước ngoài.
Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn, Công ty CP Cảng Quốc tế Lào - Việt đã xây dựng kịch bản, phương án ứng phó theo 4 cấp độ cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép.

Công nhân CTCP Cảng Quốc tế Lào - Việt làm việc khẩn trương tại cảng và thực hiện nghiêm ngặt các biên pháp phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: CTCP Cảng Quốc tế Lào - Việt.
Công ty bố trí 100% lao động ăn ở tập trung tại chỗ, đo thân nhiệt, khai báo y tế điện tử hằng ngày; trong trường hợp đặc biệt cần phải ra ngoài sẽ được đưa đón bằng xe riêng của công ty; khi làm việc tại các tàu phải thực hiện đeo găng tay, khẩu trang, đồ bảo hộ và không tiếp xúc với các thủy thủ trên tàu.
Nhờ đảm bảo phòng dịch nên trong tháng 4,5 và đầu tháng 6, cảng đã đón 4 chuyến tàu container, bốc dỡ hàng an toàn, giải phóng tàu đúng kế hoạch.
Còn tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (TX. Kỳ Anh), để đảm bảo nhà máy phát điện vận hành an toàn, ổn định, đơn vị đã đã kích hoạt các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở mức cao nhất.
Ông Nguyễn Duy Minh – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh cho biết, để đảm bảo 2 tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định, gần 450 cán bộ, công nhân viên của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã được bố trí chỗ ở tập trung tại khu nhà cán bộ, công nhân viên (phường Kỳ Long) và khu nhà trực vận hành, bảo dưỡng sữa chữa (sát nhà máy, thuộc xã Kỳ Lợi).

Cán bộ Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh thực hiện "5K" nghiêm ngặt tại nhà máy. Ảnh: Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh
Hằng ngày, người lao động chỉ được đi làm bằng phương tiện của công ty bố trí và tuyệt đối không được ra khỏi các khu nhà khi không đi làm.
Ngoài ra, khoảng 200 lao động của gần 10 nhà thầu, đối tác đang thực hiện công việc thường xuyên tại nhà máy được bố trí ở tập trung tại khu nhà riêng biệt (cạnh nhà máy) để tiện cho việc di chuyển vào làm việc trong nhà máy.
100% cán bộ, công nhân viên của nhà máy và các nhà thầu, đối tác đang ở tập trung sẽ được công ty hỗ trợ ăn uống, đảm bảo sức khỏe để làm việc và phòng chống dịch.
Trước đó, toàn bộ khuôn viên của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã được phun thuốc khử trùng. Hiện nay, 100% cán bộ, công nhân viên, người lao động đều thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch như: kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn trước khi vào làm việc; đeo khẩu trang thường xuyên ở nơi làm việc và nơi ở; hạn chế tiếp xúc đông người.

Các KCN trên địa bàn Hà Tĩnh đảm bảo nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch. Ảnh: KCN
Toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đang nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh vừa làm tốt công tác phòng dịch. Đây là cơ sở để nhà máy hướng tới mục tiêu sản xuất 7,062 tỷ kWh điện, đạt doanh thu 10.681 tỷ đồng, đóng nộp NSNN 304,112 tỷ đồng trong năm 2021.
Trong khi đó, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan, nhằm đảm bảo an toàn cho nhà máy, một số đơn vị phải cho công nhân nghỉ việc để phòng dịch.
Tại cụm công nghiệp (CCN) Bắc Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) – nơi có 8 doanh nghiệp hoạt động với gần 600 lao động, khi có 1 công nhân bị nhiễm COVID-19 thì các doanh nghiệp tại đây đã chủ động giảm, dừng sản xuất để phòng chống dịch bệnh.
Ông Nguyễn Xuân Hải – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty CP Sao Mai cho biết: “Lâu nay, công ty đã kích hoạt các giải pháp phòng dịch ở mức độ cao nhưng thời điểm này đều được đẩy lên cao nhất. Những nhân viên nhà ở TP. Hà Tĩnh ngay từ tối 8/6 đã được cho trở về nhà, chỉ có 3 công nhân ở bộ phận quan trọng, không thể thiếu thì chúng tôi bố trí ở lại nhà máy. Công ty hiện có 30 lao động đang được cho nghỉ việc ở nhà để phòng dịch COVID-19”.
Không chỉ cho những lao động liên quan đến các ca bệnh, vùng cách ly y tế nghỉ tại nhà, Công ty CP Sao Mai cũng bố trí giãn cách trong sản xuất.
Thay vì sản xuất 3 ca như trước, công ty giảm xuống 2 ca. Một số bộ phận chưa thực sự phải đẩy nhanh tiến độ để giao hàng như: dây chuyền may, tạo ống định hình…được bố trí cho nghỉ việc tạm thời để phòng chống dịch.
Ước tính, trong tháng 6, công ty chủ động giảm sản xuất, giảm sản lượng so với tháng 5 khoảng 40%.
Tại CCN Bắc Cẩm Xuyên, Công ty CP May xuất khẩu MTV cũng đã lên phương án dừng sản xuất để phòng chống dịch bệnh. Công ty có 168 công nhân làm việc trong môi trường thiếu khoảng cách an toàn, với lo ngại nếu để xảy ra dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất lớn.
- Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế
Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.
Đầu tư - 09/05/2025 17:37
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.
Đầu tư - 09/05/2025 15:42
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường
Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.
Đầu tư - 09/05/2025 07:20
Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại
Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.
Đầu tư - 09/05/2025 07:19
Sẽ có ưu đãi thuế cho Trung tâm Tài chính quốc tế, nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu. Đồng thời, nhân lực cũng phải đạt chuẩn quốc tế
Đầu tư - 09/05/2025 06:45
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP
Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.
Đầu tư - 08/05/2025 21:26
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago