Doanh nghiệp du lịch cần làm gì để 'sống sót' qua dịch virus corona?

Nhàđầutư
Đại dịch bệnh viêm phổi do virus corona bắt nguồn từ TP. Vũ Hán, Trung Quốc đã và đang lây nhiễm ra rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với nông nghiệp thì ngành du lịch của Việt Nam được xác định là đang đối mặt với thách thức rất lớn.
HẢI TRẦN
07, Tháng 02, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Đại dịch bệnh viêm phổi do virus corona bắt nguồn từ TP. Vũ Hán, Trung Quốc đã và đang lây nhiễm ra rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với nông nghiệp thì ngành du lịch của Việt Nam được xác định là đang đối mặt với thách thức rất lớn.

Để có thêm góc nhìn từ phía doanh nghiệp, Nhadautu.vn đã phỏng vấn ông Phạm Bá Cẩn – TGĐ Công ty Du lịch Intertour, một doanh nghiệp lữ hành lớn tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông có thể chia sẻ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước khi xảy ra dịch bệnh viêm phổi do virus corona?

Ông Phạm Bá Cẩn: Trước hết với tư cách cá nhân cũng như lãnh đạo doanh nghiệp, tôi xin gửi lời chào và cảm ơn tới Tạp chí Nhà đầu tư và độc giả nhân dịp xuân Canh tý 2020. Với thời lượng có hạn, tôi xin nêu tóm tắt tình hình kinh doanh du lịch lữ hành thông qua hoạt động của doanh nghiệp Intertour. Tôi cho rằng đây cũng là bức tranh chung của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành hiện nay.

Năm 2019, chúng tôi duy trì mức tăng trưởng hơn 20% với nghiệp vụ chính là liên kết với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa du khách Việt Nam đi du lịch khắp các điểm đến trên thế giới (outbound). Thị trường các quốc gia có tăng trưởng mạnh bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Asean, Âu, Mỹ, Úc và Trung Quốc. 

Năm 2019, Intertour cùng với các doanh nghiệp du lịch khác đã đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng với các mức tăng tương ứng là 16,2%, 6% và 17,1% so với năm 2018. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã vượt Indonesia, vươn lên vị trí thứ 4 về lượng khách quốc tế đến. Tính chung cho giai đoạn 2015 – 2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lượt lên hơn 18 triệu lượt, mức tăng trưởng bình quân đạt 22,7%/năm. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đây là mức tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Untitled

TGĐ Intertour ông Phạm Bá Cẩn

Dịch bệnh viêm phổi do virus corona rõ ràng đang khiến các doanh nghiệp lữ hành đối mặt với rất nhiều khó khăn, ông có thể chia sẻ thêm về thực trạng tại doanh nghiệp?

Ông Phạm Bá Cẩn: Sau Tết âm lịch là chính vụ của ngành du lịch. Với Intertour chúng tôi, các tour đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Asean…đều kín chỗ với số lượng hàng nghìn du khách, các doanh nghiệp đón khách quốc tế (inbound) cũng nhận được nhiều tour tuyến trong nước với lượng du khách cực lớn. Tuy nhiên từ cuối tháng 1/2020 du khách đã bắt đầu có thông tin về dịch, lúc này các doanh nghiệp liên kết, các hãng vận chuyển đều chưa có động thái dừng hủy nên việc du khách tự hủy hợp đồng là đơn phương, và Intertour chấp nhận chia sẻ rủi ro cùng du khách. Tính đến ngày 04/02/2020 thì 100% du khách đi Trung Quốc đã hủy, 70% du khách đến Asean và Đông Bắc Á đã thông báo hủy tour cho dù một số nước mặc dù có dịch nhưng chưa hủy lệnh vận chuyển du khách. Dù dịch bệnh là tình huống bất khả kháng, tuy vậy cả khách quan và chủ quan đều rơi vào tình huống gây hệ quả rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp du lịch như: Tụt giảm doanh thu, bù lỗ cho các hợp đồng và cả những rắc rối không mong muốn đến từ những đoàn khách thiếu thông tin và không chấp nhận chia sẻ rủi ro.

Ông có dự đoán gì về những khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành trong thời gian sắp đến?

Ông Phạm Bá Cẩn: Dịch đang ở giai đoạn khởi phát, diễn biến còn phức tạp và chưa thể xác định được thời điểm kết thúc. Tuy nhiên có thể khẳng định di chứng của nó với các quốc gia là rất nặng nề, đặc biệt là khủng hoảng niềm tin của du khách đối với hệ thống cảnh báo y tế ở các quốc gia có điểm đến là tâm điểm dịch bệnh. Ngành du lịch có đặc thù, nó là chuỗi các dịch vụ liên kết với nhau thành một hệ thống cung cấp khép kín, để tái khởi động lại hệ thống sau dịch theo tôi thời gian nhanh nhất là 1-3 tháng kể từ ngày công bố hết dịch. Trong thời gian đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, việc sa thải nhân viên, tái cấu trúc sản phẩm chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến từng doanh nghiệp, nhìn rộng ra là toàn ngành và xa hơn làm giảm tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.

Untitled1

Nhân viên Intertour đeo khẩu trang để ngăn ngừa dịch bệch

Với những gì đang và sẽ diễn ra trong và sau đại dịch, doanh nghiệp Việt có cơ hội vượt khó?

Ông Phạm Bá Cẩn: Hiện dịch bệnh đang diễn ra và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, đỉnh điểm của dịch, thời điểm kết thúc cũng chỉ là dự báo, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tôi xin nêu một số giải pháp mà doanh nghiệp chúng tôi đã và đang thực hiện.

Thứ nhất: Xây dựng các biện pháp phòng chống dịch cho đội ngũ nhân sự công ty, du khách. Phát tặng khẩu trang y tế cho khách và nhân viên hàng ngày, cấp phát và yêu cầu nhân viên uống Vitamin C, gắn đèn diệt khuẩn…vệ sinh tẩy trùng nơi làm việc. Cùng với hiệp hội, các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch đối với lĩnh vực ngành nghề cũng như các hoạt động thường ngày ở cộng đồng. Theo dõi sát sao tình hình diễn biến của dịch để có các biện pháp đối phó phù hợp đối với du khách hiện đang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp ở các điểm đến. Sẵn sàng kết nối giúp đỡ mọi du khách không phân biệt quốc tịch, lý do đến mà nghi ngờ nhiễm bệnh.

Thứ hai: Xây dựng các phương án kinh doanh trung và dài hạn thích ứng với tình hình dịch bệnh các điểm đến. Tái cấu trúc điểm đến nhằm tái tạo niềm tin cho du khách khi mua các tour trong dịp sau dịch, rút kinh nghiệm từ đại dịch này thành các yếu tố rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp khi xây dựng phương án kinh doanh.

Thứ ba: Sẵn sàng đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước để tái cung cấp dịch vụ ngay sau khi hết dịch để hạn chế thiệt hại đến doanh thu, lợi nhuận và cơ hội việc làm của các nhân lực trực tiếp phục vụ ngành du lịch.

Tôi cũng gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch một số vấn đề nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch sau dịch bệnh:

Ngay từ lúc này, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần xây dựng ngay một số giải pháp nhằm kích cầu du lịch thời hậu khủng hoảng. Ví dụ: Giảm giá vé hàng không, các gói ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn trong các hoạt động lãnh sự, ngoại vụ.

Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn để quản lý du khách, ban hành các quy định và chế tài nghiêm khắc để hạn chế công dân Việt Nam lợi dụng hoạt động du lịch để lao động bất hợp pháp hoặc có các hoạt động phạm pháp ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ