Doanh nghiệp bảo hiểm ngoại bắt đầu hái 'quả ngọt'

Nhàđầutư
Với dân số 100 triệu người, thu nhập bình quân tăng dần, Việt Nam là thị trường bảo hiểm đầy màu mỡ với dư địa còn rất lớn. Các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài với nguồn lực tài chính khổng lồ đã và đang đánh chiếm mạnh mẽ thị trường trong nước.
N.THOAN
22, Tháng 09, 2021 | 11:13

Nhàđầutư
Với dân số 100 triệu người, thu nhập bình quân tăng dần, Việt Nam là thị trường bảo hiểm đầy màu mỡ với dư địa còn rất lớn. Các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài với nguồn lực tài chính khổng lồ đã và đang đánh chiếm mạnh mẽ thị trường trong nước.

prudential

Ảnh: Internet.

Danh sách Top 10 công ty bảo hiểm uy tín năm 2021 Vietnam Report công bố mới đây không có nhiều thay đổi so với năm 2020 và 2019, vẫn là sự góp mặt của hầu hết các hãng bảo hiểm lớn đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong khi lĩnh vực phi nhân thọ chứng kiến sự chi phối của các công ty bảo hiểm trong nước, với Top 10 là Bảo việt, PTI, PG insurance (Pjico), MIC, BIC, Bảo minh, Vietinbank Insurance, ABIC (Agribank), BSH (Bảo hiểm Sài gòn-HN); thì mảng nhân thọ ghi nhận sự vượt trội của các thương hiệu bảo hiểm ngoại, khi chỉ có Bảo Việt là doanh nghiệp nội duy nhất, bên cạnh Prudential, Dai-ichilife, AIA, Mannulife, Chubb, MB ageass, Hanwhalife, Sunlife, Cathaylife.

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã và đang mở rộng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, thể hiện rõ qua tốc độ gia tăng tổng tài sản rất nhanh, có những đơn vị tăng gấp 12 lần chỉ trong 3 năm 2018-2020 như FWD, gấp 4 lần như Sunlife, các doanh nghiệp khác cũng ghi nhận tốc độ rất nhanh, từ 20-40%/ năm. 

242047203_6345016155539109_1458084637117524416_n

 

Tới cuối năm 2020, Prudential (Anh) là công ty bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản lớn nhất, với 124.280 tỷ đồng, theo sau là Manulife 61.909 tỷ đồng; Dai-ichi là 37.400 tỷ đồng. 3 doanh nghiệp dẫn đầu này cũng liên tục gia tăng tầm ảnh hưởng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam khi trong 2 năm trở lại đây đều có mức tăng tổng tài sản từ 15-40%/năm.

242178755_285996569736278_510602526000304246_n

 

Với nguồn lực tài chính rất lớn từ tập đoàn mẹ, các doanh nghiệp bảo hiểm ngoại mới gia nhập thị trường Việt Nam không ngần ngại chịu lỗ để gia tăng thị phần. Như Sunlife năm 2020 lỗ trước thuế 729 tỷ đồng, FWD lỗ 1.703 tỷ đồng, và cao nhất là Manulife lỗ 2.043 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, các thương hiệu đã có mặt lâu năm lại đang hưởng trái ngọt, với lợi nhuận tăng nhanh và ở mức rất lớn. Năm 2020, Prudential báo lãi 2.798 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2018, AIA báo lãi gấp 3,4 lần lên 1.940 tỷ đồng trong giai đoạn này, Dai-ichi cũng báo lãi nghìn tỷ trong năm 2020, cụ thể là 1.643 tỷ đồng, tăng mạnh so với 57 tỷ đồng năm 2018.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng tăng trưởng lợi nhuận, từ lỗ thành lãi như Cathay, Hanwha Life hay Liberty. 

Với dân số 100 triệu người, thu nhập bình quân tăng dần, Việt Nam là thị trường bảo hiểm đầy màu mỡ với dư địa còn rất lớn. Các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài với nguồn lực tài chính khổng lồ đã và đang đánh chiếm mạnh mẽ thị trường trong nước.

Tháng 3/2021, FWD đã được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 10.300 tỷ đồng, tương đương 420 triệu USD, lên 13.937 tỷ đồng. Sun Life Việt Nam cũng tăng vốn từ 2.570 lên 5.070 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, Sumitomo Life Insurance Company đã chi hơn 4.000 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn Bảo Việt từ 17,48% lên 22,09%

Năm 2018, Manulife cũng tăng vốn thêm gần 4.000 tỷ đồng lên hơn 9.695 tỷ đồng, HanwhaLife Việt Nam thêm gần 3.000 tỷ đồng, lên 4.900 tỷ đồng và một số cái tên khác như Cathay Life Việt Nam, Prudential Việt Nam, Aviva Việt Nam…đều nâng vốn điều lệ.

Tính đến tháng 3/2020, thị trường Việt Nam có 5 doanh nghiệp bảo hiểm vốn trên 5.000 tỷ đồng và 1  công ty vượt 10.000 tỷ đồng là FWD.

Ông Huỳnh Hữu Khang, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm FWD Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á. FWD tin vào tiềm năng và sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện tại đây. Sunlife cũng từng cho biết Việt Nam là thị trường quan trọng, nằm trong chiến lược mở rộng của tập đoàn này.

Theo báo cáo triển vọng ngành bảo hiểm của Công ty Chứng khoán KB, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển với tỷ lệ thâm nhập (doanh thu phí bảo hiểm/GDP) và phí bảo hiểm bình quân (chi tiêu cho bảo hiểm bình quân đầu người) ở mức thấp.

Tại các nước khu vực châu Á, khoảng 20-40% dân số mua bảo hiểm, chi phí cho bảo hiểm từ GDP ở các quốc gia phát triển khoảng 10-15%, trong khi ở Việt Nam số người mua bảo hiểm hiện chiếm chưa đầy 10% dân số, chi phí cho bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 2% GDP.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ