Điểm mặt những dự án trọng điểm vướng giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM

Nhàđầutư
Dự án Nhà Thi Đấu Phan Đình Phùng, dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, tuyến vành đai 2,3,4… là những dự án trọng điểm mà TP.HCM đang vướng trong khâu triển khai.
GIA HUY
22, Tháng 07, 2020 | 15:00

Nhàđầutư
Dự án Nhà Thi Đấu Phan Đình Phùng, dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, tuyến vành đai 2,3,4… là những dự án trọng điểm mà TP.HCM đang vướng trong khâu triển khai.

109758877_3226110974094235_3986472312677601132_n

 

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa mới diễn ra, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện TP.HCM có khá nhiều dự án đang khó khăn trong việc giải ngân vốn đầu tư công và cần Chính phủ can thiệp giải quyết khó khăn để các dự án này có thể triển khai được.

Đơn cử như Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên hiện có vướng mắc liên quan xác định vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương. TP.HCM kiến nghị Chính phủ chấp thuận cấp phát hết số vốn ODA còn lại của dự án bằng tiền Yên (được tạm quy đôi theo tiên đồng) sẽ đẩy nhanh được tiến độ triên khai thực hiện dự án và tăng tỷ lệ giải ngân vốn ODA của TP.HCM.

Đối với Dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương có vướng mắc liên quan thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. TP.HCM kiến nghị cho phép thực hiện điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí của dự án để tiếp tục thực hiện các dự án bồi thường, giải phóng mặt bàng độc lập (đã được thông qua chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư, với chi phí của các dự án bồi thường này được xác định tại từng thời điểm thực hiện theo đúng quy định) đảm bảo không tăng tổng mức đầu tư của Dự án.

“Dự kiến thực hiện giải ngân cho các dự án đền bù giải phóng, mặt bằng phục vụ cho dự án metro số 2 trong năm nay sẽ đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công”, ông Phong cho biết.

Đối với các dự án đầu tư đang thực hiện theo phương thức đối tác công tư ở TP.HCM, đang gặp khó khăn trong sử dụng quỹ đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc đế thanh toán cho các dự án BT.

Do đó, TP.HCM kiến nghị giao một cơ quan đầu mối tiếp nhận xử lý và hướng dẫn Thành phố trình tự đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc đê thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, TP.HCM xin ý kiến về nội dung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện dự án BT bao gồm danh mục quỹ đất dự kiến thanh toán cho các hợp đồng BT hay danh mục quỹ đất dự kiến thanh toán cho từng dự án cụ thể, như dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng quận 3.

Đến nay, các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM có tiến độ triển khai chậm, gặp nhiều vướng mắc. Trong đó, tuyến vành đai 2 mới chỉ khép kín 50,2 km/64,1 km, vành đai 3 mới chỉ đầu tư được 16,3 km/89,3 km (đạt tỷ lệ 18%) và Vành đai 4 vẫn chưa được xây dựng.

Do đó, TP.HCM kiến nghị ngành chức năng, chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh các thủ tục, tiến độ đầu tư sớm hoàn thành tuyến Vành đai 3 trong giai đoạn 2020 – 2025.

Đối với tuyến vành đai 4, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các bộ ngành xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư. Trong giai đoạn 2020 - 2025, cần thông qua chủ trương đầu tư để có cơ sở xác định ranh giải phóng mặt bằng, xác định nguồn vốn đầu tư, kêu gọi đầu tư, triên khai xây dựng trong giai đoạn sau năm 2025.

Cũng theo ông Phong, tính đến ngày 15/7, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM là 18.836 tỷ đồng, đạt 45,18% kế hoạch vốn đã giao. Tuy nhiên, tình hình giải ngân tại các dự án trọng điểm đang gặp khó khăn lớn.

Cụ thể, trong báo cáo của người đứng đầu UBND TP.HCM, tính đến ngày 15/7, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM là 18.836 tỷ đồng, đạt 45,18% kế hoạch vốn đã giao, cao hơn về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ giải ngân so với cùng kỳ (cùng kỳ giải ngân là 7.717 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch vốn giao là 33.771 tỷ đồng).

Nếu tính theo khối lượng hoàn thành đang thực hiện các thủ tục thanh quyết toán (1.470 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân đạt 48,7% kế hoạch vốn đã giao.

Ông Phong nhấn mạnh, trong điều kiện đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, TP.HCM xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2020, là nhân tố quan trọng giúp phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới.

Do đó, trong thời gian còn lại của năm 2020, TP.HCM sẽ vào cuộc với tinh thần quyết liệt, khẩn trương; điều hành đồng bộ, hiệu quả hơn nữa, đánh giá đúng những hạn chế, yếu kém đế thay đối cách nghĩ, cách làm và làm tốt hơn công tác giải ngân vốn đầu tư công.

“Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo thường xuyên công tác giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đến tháng 10 tới, giải ngân đạt 80% kế hoạch vốn, giải ngân cả năm đạt trên 95%”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết.

Cùng với thúc đẩy dự án đầu tư công, TP.HCM đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.

Theo tổng hợp, trên địa bàn TP.HCM hiện có 166 dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến là 324.770 tỷ đồng; đang kêu gọi đầu tư gần 293 dự án theo hình thức PPP trên tất cả các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục... với tổng mức đầu tư dự kiến là 910.426 tỷ đồng.

Trong đó, các dự án trọng điểm có mức đầu tư lớn là xây dựng các tuyến metro, tuyến đường trên cao thuộc chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông với tổng mức đầu tư khoảng 457.579 tỷ đồng, chiếm 33 %....

“Đối với các dự án trọng điểm, thành phố tập trung chỉ đạo điều hành, họp giao ban định kỳ 2 tuần/lần để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện”, ông Phong thông tin.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng mặc dù hiện nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn tỷ lệ giải ngân chung của toàn quốc nhưng trong quá trình thực hiện vừa qua, TP.HCM cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc.

Do đó, TP.HCMđã kiến nghị Thủ tướng xem xét, giải quyết nhiều vấn đề để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhằm đóng góp cho quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế của TP.HCM thời kỳ sau dịch COVID-19.

Trong khi đó, với các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chính quyền TP.HCM kiến nghị, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về 2 vấn đề.

Các bộ ngành sớm có hướng dẫn cụ thể về việc tiếp tục thực hiện chủ trương bổ sung công trình xây dựng 4 cầu, nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới vào dự án BT xây dựng hạ tầng Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm phù hợp với các quy định liên quan.

Cùng với đó sớm được triển khai đầu tư, xây dựng Dự án Quảng trường Trung tâm và công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

“Do đây là một công trình công cộng có ý nghĩa quan trọng, phục vụ các sự kiện văn hóa, chính trị lớn, Thành phố xin ý kiến Thủ tướng chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Dự án trong thời gian sắp tới để đảm bảo phù hợp với các quy định có liên quan”, ông Phong kiến nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ