Dịch COVID-19 khiến hàng nghìn doanh nghiệp ở Đà Nẵng lao đao

Nhàđầutư
“Cú đấm bồi” COVID-19 làm cho số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản ở Đà Nẵng tăng mạnh trong 8 tháng năm 2020. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, trước khó khăn cả 2 đợt dịch COVID-19 đã có hơn 2.100 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, phá sản.
THÀNH VÂN
18, Tháng 09, 2020 | 10:55

Nhàđầutư
“Cú đấm bồi” COVID-19 làm cho số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản ở Đà Nẵng tăng mạnh trong 8 tháng năm 2020. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, trước khó khăn cả 2 đợt dịch COVID-19 đã có hơn 2.100 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, phá sản.

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại từ cuối tháng 7/2020 đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành dịch vụ của TP. Đà Nẵng. Đặc biệt, trong tháng 8, Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, do đó tình hình sản xuất - kinh doanh của hầu hết các ngành, lĩnh vực đặc biệt các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải... giảm mạnh.

Từ những khó khăn cả 2 đợt dịch COVID-19 gây ra, đã khiến hàng loạt doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp không trụ nổi phải đóng cửa, phá sản. Trong 8 tháng năm 2020, phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 535 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và có 1.628 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện tạm ngừng hoạt động.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 8 tháng năm 2020 tiếp tục bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 bùng phát trở lại, đặc biệt là đợt bùng phát cuối tháng 7/2020 diễn ra nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Do đó, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký tiếp tục giảm so với cùng kỳ (giảm 27,4% về số doanh nghiệp và giảm 18% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019). 

Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có 32.067 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 219.494 tỷ đồng. 

IMG_1534

Dịch COVID-19 đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp ở Đà Nẵng lao đao.

Theo ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng, trong đợt dịch COVID-19 lần 2 này, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đóng cửa không thể kinh doanh được. Gần 90% các doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi dịch bệnh bùng phát trở lại.

“Sau dịch thì các doanh nghiệp này vẫn  sẽ tiếp tục hoạt động để phục hồi kinh tế, tuy nhiên việc phục hồi sẽ khó khăn và mức độ phục hồi kinh tế như thế nào phụ thuộc rất lớn vào các chính sách của Chính phủ”, ông Bình cho hay.

Ông Bình cũng cho rằng, ở đợt dịch đầu, hầu như các gói hỗ trợ đều không đến được với các doanh nghiệp. Các gói hỗ trợ hầu hết rất khó tiếp cận, các tiêu chí đưa ra quá nhiều. Đơn cử như gói 16 nghìn tỷ cho vay không lãi để hỗ trợ trả lương cho người lao động cũng không doanh nghiệp nào tiếp cận được. Trong thời gian đóng cửa vì cách ly xã hội, doanh nghiệp vẫn bị ngân hàng gọi điện đòi nợ bởi vì tới ngày đáo hạn các khoản vay...

“Chính phủ cần “nới” các điều khoản để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận các gói hỗ trợ, để nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Bình kiến nghị.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, trong thời gian tới Đà Nẵng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Triển khai hỗ trợ để người dân và doanh nghiệp sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện bình thường mới.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án và thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2020. Tập trung xử lý các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản, công tác giải tỏa, đền bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai dự án, nhất là các công trình trọng điểm, động lực trên các lĩnh vực giao thông, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp, an sinh xã hội...

Đặc biệt, đối với ngành du lịch, Đà Nẵng sẽ tập trung thực hiện Kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch sau ảnh hưởng dịch COVID-19, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch, đề xuất ngân hàng hỗ trợ giãn nợ, khoanh nợ, có chính sách giảm tiền điện, nước, giảm thuế cho các doanh nghiệp du lịch sớm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ