'Dịch bệnh đã phát lộ vấn đề bức xúc về nhà ở cho công nhân'

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP. Hà Nội, đoàn Hà Nội cho biết, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tấn công trực tiếp vào lực lượng công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, làm phát lộ hàng loạt vấn đề bức xúc, đặc biệt là nhà ở.
MAI BÙI
09, Tháng 11, 2021 | 06:15

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP. Hà Nội, đoàn Hà Nội cho biết, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tấn công trực tiếp vào lực lượng công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, làm phát lộ hàng loạt vấn đề bức xúc, đặc biệt là nhà ở.

Cần có chính sách riêng làm nhà ở cho công nhân

Tại phiên làm việc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 8/11, đại biểu Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP. Hà Nội, đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội nêu lên thực trạng đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ 4. Đặc biệt, đợt dịch này đã tấn công trực tiếp vào lực lượng công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, để lại những hậu quả nặng nề.

Có hàng trăm nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động, hàng triệu lao động mất việc làm, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương.

Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, dù các cấp chính quyền, các tổ chức đã có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động. Thế nhưng, thực tiễn dịch bệnh đã làm phát lộ thêm hàng loạt vấn đề bức xúc của công nhân, đặc biệt là nhà ở.

doan-dai-bieu-ha-noi

Đại biểu Nguyễn Phi Thường, đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Số đông lao động di cư từ quê đến thành phố đang ở trong khu nhà trọ ẩm thấp, chật hẹp, san sát nhau, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự rất cao.

Vì vậy, đại biểu đoàn Hà Nội đề xuất cần bổ sung chính sách pháp luật về nhà ở xã hội, trong đó có cơ chế chính sách riêng về xây nhà ở cho công nhân. Đồng thời, ông cho rằng, nên cần có cơ chế để công đoàn tham gia xây nhà ở cho công nhân; có gói hỗ trợ người dân xây nhà ở cho công nhân thuê, mua. Các cơ quan cần ban hành quy định tối thiểu phòng trọ công nhân.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường nhận định, sau khi doanh nghiệp tạm dừng hoạt động vì dịch bệnh bùng phát, phần lớn công nhân hết tiền. Điều đó cho thấy, thu nhập của công nhân còn rất thấp, không có tích lũy hoặc tích lũy không đáng kể.

“Các gói hỗ trợ người lao động còn khó khả thi, khó áp dụng, nên cần tăng cường kiểm tra để người lao động được hưởng các gói này. Đồng thời, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến những tổn thương tâm lý và tinh thần mà người lao động phải chịu do dịch bệnh”, vị đại biểu đoàn Hà Nội lưu ý.

Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách tạo nguồn lực phục hồi

Trong khi đó, đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (đoàn Đồng Nai) cho biết, hơn 6 tháng qua, “cơn bão” COVID-19 bùng phát đã tạo ra những sóng gió, thử thách chưa từng có, gây ra những hệ lụy mất mát lớn, làm đứt gãy các liên kết trong nền kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, sức khỏe và tính mạng của người dân. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch COVID-19 xâm nhập sâu và diễn biến phức tạp tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn, nhất là TP.HCM và một số tỉnh thành khác như Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Những tác động của dịch COVID đã thể hiện rất rõ trong bức tranh kinh tế của các tỉnh, thành này. Trong 9 tháng đầu năm, tại TP.HCM, GRDP giảm 4,98% và tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm 17,4% so với cùng kỳ. Đồng Nai và Bình Dương hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng chậm.

Tại Đồng Nai, tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ chỉ tăng 1,12% và chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,91% so với cùng kỳ, trong khi cả nước tăng 4,4%. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua, gần 900 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và giải thể, chi phí gia tăng. Riêng công tác phòng, chống dịch Đồng Nai đã sử dụng hơn 6.000 tỷ đồng và dự báo GRDP của Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM đều không đạt kế hoạch năm 2021.

doan-dai-bieu-dong-nai

Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Văn Điệp

Bên cạnh đó, hàng triệu lao động đã rời khỏi TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài thiệt hại kinh tế, các tỉnh, thành này còn chịu tổn thương nặng nề về sức khỏe, tinh thần của người dân và thương hiệu địa phương.

“Có thể nói, các tỉnh, thành này vừa trải qua cơn bạo bệnh căng mình trong cơn sốt cao, kéo dài nhiều tháng. Hiện nay, mọi nguồn lực để tiếp tục kiểm soát dịch bệnh đang diễn biến khó lường, phục hồi kinh tế như một cơ thể đã lao lực cần được bồi bổ, dưỡng thương, cần được hỗ trợ ưu tiên nguồn lực để vực dậy và dần phục hồi”, đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng cho hay.

Trong các quyết sách phục hồi, tái cơ cấu và phát triển kinh tế đất nước mà Quốc hội đang trăn trở và dành nhiều thời lượng của kỳ họp để bàn thảo, cân nhắc, bà Hằng đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Qua đó, giúp các địa phương có nguồn lực phục hồi kinh tế, bởi đây là những nơi bị dịch bệnh tàn phá nặng nề nhất. Đồng thời, đây là những tỉnh, thành trọng điểm về phát triển khu công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, đóng góp lớn cho kinh tế, ngân sách của đất nước.

“Khi tỷ lệ điều tiết được nâng lên, các tỉnh, thành này sẽ có nguồn lực để phục hồi đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, y tế, cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức chống chịu trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và khó đoán định, đồng thời chủ động ứng phó với các tác động khác. Quyết sách này cũng cùng với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ hiện có và các gói kích thích kinh tế ban hành sẽ giúp các địa bàn kinh tế trọng điểm phục hồi về kinh tế, tạo tác động lan tỏa và kéo theo tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Nam cũng như của cả nước.” Bà Hằng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các địa phương sẽ có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế số, tăng cường đầu tư hạ tầng kết nối liên vùng, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của người dân, đặc biệt là tạo điểm tựa cho hàng triệu lao động nhập cư.

Được biết, một trong những mục tiêu sau đại dịch của TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương là khẩn trương xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp, trong đó TP.HCM có kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà giá rẻ. Đồng Nai phấn đấu xây dựng khoảng 6.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030. Bình Dương dự kiến tăng thêm khoảng 2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư trong giai đoạn 2021-2025.  

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức và áp lực lớn đối với kế hoạch ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2024. Tuy vậy, để tạo nguồn lực phục hồi cho các địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng bởi dịch bệnh, vị đại biểu đoàn Đồng Nai kính đề nghị Quốc hội, Chính phủ cân đối tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho các địa phương này với mức hợp lý, đồng đều.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ