Đề xuất Thủ tướng cho phép thí điểm xây dựng chính sách về tiền ảo

Nhàđầutư
Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ ưu tiên xây dựng chính sách, pháp luật thí điểm, cụ thể là các nghị định thí điểm để xử lý các vấn đề “nóng” của thị trường tiền ảo hiện nay và thực tiễn áp dụng.
HÀ MY
02, Tháng 04, 2020 | 11:41

Nhàđầutư
Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ ưu tiên xây dựng chính sách, pháp luật thí điểm, cụ thể là các nghị định thí điểm để xử lý các vấn đề “nóng” của thị trường tiền ảo hiện nay và thực tiễn áp dụng.

Ngày 1/4, Bộ Tư pháp có thông tin chính thức về Báo cáo số 70/BC-BTP trình Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát khuôn khổ pháp lý có liên quan đến việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain).

Theo đó, từ năm 2019, Bộ Tư pháp đã phối hợp với đơn vị liên quan cùng các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, pháp lý trong nước và quốc tế tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài qua tài liệu; rà soát hệ thống pháp luật trong nước có liên quan.

unnamed (4)

Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ ưu tiên xây dựng chính sách, pháp luật thí điểm, cụ thể là các nghị định thí điểm để xử lý các vấn đề “nóng” của thị trường tiền ảo hiện nay và thực tiễn áp dụng

Ngày 23/3/2020, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 70/BC-BTP trình Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát khung khổ pháp lý liên quan đến việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain và một số đề xuất cụ thể đối với công nghệ chuỗi khối này.

Báo cáo của Bộ Tư pháp có 4 vấn đề chính: Tổng quan về công nghệ và quản trị trên nền tảng công nghệ blockchain; thực tiễn ứng dụng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ blockchain và kinh nghiệm quản lý của một số quốc gia trên thế giới; thực tiễn và một số vấn đề pháp lý của việc ứng dụng, phát triển một số sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ blockchain ở Việt Nam; và định hướng xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và một số đề xuất.

Trên cơ sở phân tích các vấn đề công nghệ và kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như thực tiễn ở Việt Nam, Báo cáo khẳng định các vướng mắc, bất cập về ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ blockchain ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào 2 nhóm vấn đề.

Thứ nhất, các vướng mắc pháp lý liên quan, trong đó chủ yếu là 2 vướng mắc chính về sự chưa rõ ràng, chưa có khung pháp lý liên quan đến huy động vốn qua việc phát hành tài sản mã hóa, tiền mã hóa (như ICO, ITO hay STO) và giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa, trong đó chủ yếu liên quan đến việc vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa.

Thứ hai, chưa có hệ sinh thái khuyến khích ứng dụng, phát triển công nghệ blockchain, trong đó có việc các cơ quan nhà nước chưa thật sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công.

Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ ưu tiên xây dựng chính sách, pháp luật thí điểm (cụ thể là các Nghị định thí điểm - sandbox) để xử lý các vấn đề “nóng” của thị trường và thực tiễn áp dụng. Trong đó, cần đẩy nhanh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thí điểm về phát hành và giao dịch của các tài sản mã hóa được hình thành trên nền tảng công nghệ blockchain cũng như cơ chế quản lý, xử lý việc sử dụng, trao đổi, đầu tư các tài sản này.

Cơ quan Nhà nước cần tiên phong trong việc ứng dụng thành tựu về khoa học, công nghệ trong đó có công nghệ blockchain để nâng cao hiệu quả hoạt động và đổi mới phương thức quản trị, điều hành cũng như cung ứng dịch vụ công.

Duy trì cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng phát triển công nghệ ở tầm quốc gia cũng như quốc tế để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc, khó khăn trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ blockchain.

Tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước về việc ứng dụng công nghệ blockchain. Từ đó, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành liên quan về vấn đề này, trong đó có Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Vào tháng 8/2017, Thủ tướng đã phê duyệt đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan.

Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính hoàn thành rà soát, nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo vào tháng 9/2019.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ