Đề xuất thêm phương án chỉ được nhận 50% mức hưởng nếu người lao động rút BHXH một lần

Nhàđầutư
Đó là đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Theo đó, ngoài phương án cho lao động rút BHXH 1 lần như quy định hiện hành, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất thêm phương án giải quyết tối đa không quá 50% thời gian đóng BHXH nếu lao động rút 1 lần.
PV
06, Tháng 03, 2023 | 17:16

Nhàđầutư
Đó là đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Theo đó, ngoài phương án cho lao động rút BHXH 1 lần như quy định hiện hành, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất thêm phương án giải quyết tối đa không quá 50% thời gian đóng BHXH nếu lao động rút 1 lần.

Đề xuất 2 phương án

Được biết, hiện, Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Luật BHXH sửa đổi, trong đó có điểm mới liên quan chính sách BHXH 1 lần. Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, thay vì nhận BHXH 1 lần, đề xuất bổ sung quy định theo hướng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu.

Anh 2

Cán bộ ngành BHXH chi trả lương hưu cho người lao động. Ảnh: PV

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án.

Phương án 1, giữ nguyên quy định hiện hành. Người lao động tham gia dưới 20 năm BHXH và sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì được rút 1 lần. Lao động được rút toàn bộ quá trình đóng nếu có nhu cầu, song về lâu dài sẽ chịu thiệt khi không được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB-XH, với phương án này không thể hạn chế tình trạng rút BHXH 1 lần, tác động đến lưới an sinh, tạo áp lực lên ngân sách chi trợ cấp hưu trí.

Phương án 2 là cho lao động rút 1 lần song tối đa không quá 50% tổng thời gian đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Sau 12 tháng, người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện, và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Với phương án này, cơ quan soạn thảo đánh giá sẽ giảm được số tiền chi trả ban đầu cho quỹ BHXH và người lao động chỉ nhận được một nửa tiền cho tổng thời gian đóng.

Mức hưởng 1 lần căn cứ trên số năm người lao động đóng BHXH. Mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương đóng BHXH cho những năm trước 2014; bằng 2 tháng bình quân tiền lương đóng cho những năm từ 2014 trở đi. 

Người lao động đóng BHXH dưới 1 năm, mức hưởng tối đa bằng 2 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, mức hưởng 1 lần không bao gồm tiền ngân sách hỗ trợ cho những năm đóng.

Với người ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc sau 1 năm không tham gia hệ thống mà đóng dưới 20 năm BHXH thì có thể lựa chọn nhận trợ cấp hàng tháng nếu không muốn rút 1 lần. Mức hưởng được tính toán trên số năm đóng và nền tiền lương đóng mỗi tháng.

Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 1.2023, cả nước có gần 17,3 triệu người tham gia BHXH, đạt tỷ lệ bao phủ là 37,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó, trên 15,8 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; trên 1,4 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, lần lượt tăng 4,2%, 0,4% so với cùng kỳ năm 2022. Mục tiêu của ngành, đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. 

Khuyến cáo hạn chế cho rút BHXH 1 lần

Liên quan đến vấn đề này, vừa qua, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) khi tham vấn về nội dung sửa đổi bổ sung Luật BHXH do BHXH Việt Nam tổ chức, đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần tăng diện tham gia BHXH bắt buộc, hạn chế số người rút BHXH 1 lần, hỗ trợ 30-50% mức đóng BHXH tự nguyện cho nhóm người nghèo.

Cụ thể, theo ông Robert J.Palacios, chuyên gia trưởng lĩnh vực an sinh xã hội (ASXH) khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, việc sửa đổi luật BHXH có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.

Việt Nam là quốc gia châu Á đang già hoá dân số nhanh nhất, nhanh hơn cả Nhật Bản và Trung Quốc, nên vấn đề bao phủ BHXH cũng như sửa đổi, bổ sung luật BHXH cần phải được triển khai. Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ người dân tham gia vào hệ thống BHXH.

Chia sẻ về vấn đề mở rộng diện bao phủ BHXH và thực trạng tại Việt Nam, ông Christophe Lemiere, Quản lý Chương trình Phát triển con người tại Việt Nam, cho rằng tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc tại Việt Nam thấp là do quy định thời gian tối thiểu hưởng lương hưu dài (20 năm).

"Việt Nam là nước duy nhất cho phép người lao động rút BHXH 1 lần. Việc này làm tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hôi, đồng thời nhà nước phải hỗ trợ thu nhập cho lượng lớn người dân là người cao tuổi không tham gia vào hệ thống an sinh xã hội", ông Christophe Lemiere nói.

Cũng theo ông Christophe Lemiere, nếu luật BHXH (sửa đổi) mở rộng nhóm tham gia BHXH bắt buộc đến tất cả người lao động làm công, bao gồm khu vực công, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh… thì số người tham gia vào hệ thống BHXH tại Việt Nam sẽ tăng theo.

Chuyên gia này khuyến nghị, để chính sách BHXH phát triển bền vững, Chính phủ cần tăng diện tham gia BHXH bắt buộc, hạn chế số người rút BHXH một lần, hỗ trợ 30 - 50% mức đóng BHXH tự nguyện cho nhóm người nghèo thì mới có thể đạt mục tiêu 60% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2030.

Ông Lê Hùng Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Những gợi mở, đề xuất của các chuyên gia quốc tế sẽ giúp Việt Nam phát triển, tăng độ bao phủ BHXH trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ