Đề xuất gỡ khó cho doanh nghiệp Đà Nẵng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Nhàđầutư
Trước những khó khăn do 2 đợt dịch COVID-19 gây ra với cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng đã có 3 đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm gỡ khó cho các cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. 
THÀNH VÂN
18, Tháng 09, 2020 | 08:44

Nhàđầutư
Trước những khó khăn do 2 đợt dịch COVID-19 gây ra với cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng đã có 3 đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm gỡ khó cho các cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. 

Từ khi dịch bùng phát từ cuối 7/2020, TP. Đà Nẵng bị phong toả nên mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn bị đóng băng. Đặc biệt, thị trường Đà Nẵng là thị trường trọng điểm của ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, bất động sản….

Dịch COVID-19 gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động do giảm giờ làm, giảm lương thậm chí là thất nghiệp.

Tính đến giữa tháng 8/2020, toàn TP. Đà Nẵng có hơn 56.000 lao động bị mất việc, trong đó có 44.000 lao động ở khối ngành du lịch, dịch vụ. Trong tháng 8/2020 có gần 3.500 lao động phải cách ly tập trung, 1.800 lao động bị cách ly tại nhà do liên quan đến COVID-19.

Tính sơ bộ trong tháng 8/2002, tổng lượt khách lưu trú ước đạt 2.843 lượt khách, giảm 99,5% so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 15,4 tỷ đồng, giảm 97,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng 8, tất cả các tour du lịch đều bị huỷ, doanh thu du lịch lữ hành không phát sinh. Cộng dồn 8 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt gần 9.136 tỷ đồng, bằng 68,3% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với hoạt động lưu trú, ăn uống, hoạt động vận tải cũng gặp rất nhiều khó khăn, các dịch vụ liên quan như kho bãi, khai thác cảng biển cũng chịu tác động không kém. Tổng doanh thu ngành vận tải 8 tháng đầu năm ước đạt 10.635 tỷ đồng, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP trên địa bàn ước giảm 10,8% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 1.719 triệu USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019. 

IMG_1523

Tính đến giữa tháng 8/2020, toàn TP. Đà Nẵng có hơn 56.000 lao động bị mất việc.

Ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Đà Nẵng cho biết, để hỗ trợ toàn diện cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng đã nghiên cứu và đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quan tâm, có cơ chế riêng về giải pháp nhằm gỡ khó cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Đà Nẵng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, xem xét điều chỉnh mở rộng thêm đối tượng được áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 cho các khoản giải ngân sau ngày 23/1/2020 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 6 đến 12 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch.

Đồng thời, kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên cả nước có hình thức ưu đãi riêng với địa bàn Đà Nẵng, xem xét cân đối giảm lãi suất vay để hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp và giữ nguyên nhóm nợ của tất cả các khoản vay đến hạn.

Ngoài ra, đối với khoản cho vay mới, có sản phẩm, cơ chế đặc thù riêng cho khu vực Đà Nẵng với lãi suất ưu đãi để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo ông Võ Minh, do Thông tư 01 có quy định, các khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 mới được phép xem xét cơ cấu lại nợ. Nhưng thực tế trên địa bàn Đà Nẵng, người dân và các doanh nghiệp có nhu cầu vay mới vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID-19 thứ 2 vừa qua. Từ cuối tháng 7 đến nay, phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội đã bị đóng băng và tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cần sửa đổi Thông tư 01 để đáp ứng được nhu cầu thực tế tại Đà Nẵng.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, dư nợ tín dụng trên địa bàn Đà Nẵng tính đến thời điểm hiện tại là khoảng 175.000 tỷ đồng, trong đó, có khoảng 56.000 tỷ dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Tính đến cuối tháng 7/2020, ngành ngân hàng TP. Đà Nẵng đã tiến hành cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi cho khoản dư nợ khoảng 11.500 tỷ đồng của các khách hàng trên địa bàn thành phố. Trong đó, số khách hàng được cơ cấu lại nợ khoảng 3.710 khách hàng, thực chất đã giảm lãi được 26 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngành ngân hàng thành phố cũng đã thực hiện Thông tư 01 bằng cách cho vay mới 21.000 tỷ đồng.  

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, trong 8 tháng năm 2020, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.967 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 16.171 tỷ đồng.  

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 535 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và có 1.628 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện tạm ngừng hoạt động. Trong khi chỉ có 871 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 8 tháng năm 2020 tiếp tục bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 bùng phát trở lại, đặc biệt là đợt bùng phát cuối tháng 7/2020 diễn ra nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Do đó, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký tiếp tục giảm so với cùng kỳ (giảm 27,4% về số doanh nghiệp và giảm 18% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019).

Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có 32.067 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 219.494 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ