Đề xuất áp dụng thủ tục rút gọn để thi hành Luật Các TCTD 2024

Nhàđầutư
Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn chi biết, thời hạn để ban hành các văn bản quy định chi tiết và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD năm 2024 rất gấp, để đảm bảo tiến độ, NHNN đã đề xuất Bộ Tư pháp xem xét áp dụng thủ tục rút gọn.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 03, 2024 | 17:03

Nhàđầutư
Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn chi biết, thời hạn để ban hành các văn bản quy định chi tiết và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD năm 2024 rất gấp, để đảm bảo tiến độ, NHNN đã đề xuất Bộ Tư pháp xem xét áp dụng thủ tục rút gọn.

doan-thai-son

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn. Ảnh: quochoi.vn

Ngày 7/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. 

Thông tin tại hội nghị về công tác triển khai Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đoàn Thái Sơn cho biết, ngày 18/1/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) thay thế Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

"Việc xây dựng Luật Các TCTD nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của TCTD, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các TCTD hiện hành, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại; tăng cường việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của TCTD, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng; hoàn thiện khung pháp lý về xử lý TCTD gặp rủi ro thanh khoản; luật hóa một số quy định về xử lý nợ xấu của các TCTD…", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Về việc xây dựng danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Các TCTD và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, sau khi Luật Các TCTD năm 2024 được thông qua, đại diện NHNN cho biết, đơn vị này đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc đề xuất, xây dựng danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Các TCTD năm 2024.

Hiện nay, tại danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Các TCTD năm 2024, NHNN đang đề xuất ban hành 6 văn bản quy định chi tiết.

NHNN đang tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục quy định chi tiết luật, nghị quyết và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ lý ban hành Quyết định…

"Như vậy, thời hạn để ban hành các văn bản quy định chi tiết và văn bản hướng dẫn thi hành rất gấp cùng với số lượng văn bản cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều, khối lượng công việc lớn nên rất cần có sự phối hợp tham gia tích cực của các Bộ, ngành liên quan. Để đảm bảo tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD năm 2024, NHNN đã đề xuất Bộ Tư pháp xem xét áp dụng thủ tục ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn", Phó Thống đốc chia sẻ.

Đối với việc triển khai Luật Các tổ chức tín dụng, Quốc hội yêu cầu khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản đối với 19 nội dung Luật giao Chính phủ quy định, 1 nội dung giao Thủ tướng Chính phủ quy định và 82 nội dung giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Một số nội dung đáng chú ý tại Luật Các TCTD 2024:

Hoàn thiện các quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý TCTD yếu kém: Luật đã bổ sung quy đinh yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong các trường hợp bị can thiệp sớm. Phương án khắc phục phải được xây dựng, thông qua trước ngày 1/7/2025 hoặc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép. Định kỳ ít nhất 2 năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cập nhật, điều chỉnh phương án khắc phục để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động của TCTD.

Trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, Luật các TCTD 2024 quy định về kiểm soát đặc biệt và các phương án cơ cấu lại TCTD bao gồm phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án giải thể, phương án phá sản. Việc xây dựng, thực hiện các phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt cũng đã được điều chỉnh để xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh thời gian qua.

Luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu: Trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, Luật Các TCTD đã luật hóa một số quy định về nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ; Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; thứ tự ưu tiên thành toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu…; đồng thời Luật cũng có quy định chuyển tiếp cho một số trường hợp đang áp dụng quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 nhưng không luật hóa tại Luật Các TCTD, đảm bảo quá trình xử lý nợ xấu không bị gián đoạn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ