Để rau quả Việt Nam thâm nhập thị trường EU

Nhàđầutư
EU là một trong những thị trường tiềm năng đối với rau củ quả tươi của Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là thị trường khó tính, để có thể phát triển và duy trì tốt hoạt động xuất khẩu ở thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP.
HẢI ĐĂNG
10, Tháng 10, 2017 | 11:46

Nhàđầutư
EU là một trong những thị trường tiềm năng đối với rau củ quả tươi của Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là thị trường khó tính, để có thể phát triển và duy trì tốt hoạt động xuất khẩu ở thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP.

Đây là vấn đề được các chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm tại hội thảo "Duy trì và mở rộng thị trường rau củ quả tươi của Việt Nam xuất khẩu vào EU", hội thảo do Dự án EU-MUTRAP phối hợp với Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức tại TP.HCM hôm qua (9/10).

rau-qua

Sản xuất rau, củ, quả đạt chuẩn VietGAP là một trong những tiêu chí đưa sản phẩm thâm nhâp thị trường EU. Ảnh minh họa

Xuất khẩu sang EU phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: Vài năm trở lại đây, rau quả xuất khẩu của Việt Nam liên tục thâm nhập sang thị trường các nước và hiện đã có mặt tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường châu Á là khu vực dẫn đầu xuất khẩu rau củ quả tươi của Việt Nam, tiếp theo là khu vực EU và thị trường các khu vực khác.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 9 tháng năm 2017, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang EU từ đầu năm 2017 đến nay gồm rau, quả, hoa và những sản phẩm khác đạt 680.000 tấn. 

Mặc dù được đánh giá là thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho rau quả Việt, song vấn đề an toàn thực phẩm của thị trường EU đòi hỏi khá khắt khe.

Ông Rugguero Malossi, Chuyên gia quốc tế, Dự án EU-MUTRAP cho hay, khi xuất khẩu rau quả tươi sang châu Âu, DN phải tuân thủ các quy định về hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và chịu sự kiểm soát với các hình thức: kiểm tra giấy tờ, kiểm tra danh tính và kiểm tra thực tế hàng hóa. Trong trường hợp vi phạm, EU có thể tiến hành kiểm soát ở mức độ cao hơn hoặc đưa ra các biện pháp khẩn cấp. Việc kiểm soát có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn nhập khẩu và tiếp thị tại EU. Tuy nhiên, hầu hết việc kiểm tra được thực hiện tại các điển nhập khẩu ở EU.

Bên cạnh đó, việc truy xuất nguồn gốc cũng là yêu cầu bắt buộc đối với rau quả tươi nhập khẩu vào EU. Theo đó, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu cung cấp bằng chứng về xuất xứ của sản phẩm cùng với vận đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch, phiếu đóng gói và chứng từ hải quan. Cùng với đó là các quy định về ghi nhãn và đóng gói.

Cần hướng tới các sản phẩm hữu cơ

Chia sẻ về yêu cầu của người mua rau củ, quả tươi tại EU, ông Rugguero Malossi cho biết, ngày càng có nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng các phương pháp tự nhiên.

"Trái cây và hoa quả hữu có cơ chi phí sản xuất cao hơn, nhưng cũng được đánh giá cao hơn ở thị trường EU. Tuy nhiên, để tiếp thị được sản phẩm hữu cơ ở EU, sản phẩm cần được sản xuất theo phương pháp hữu cơ được quy định trong luật của EU. Hơn nữa, các phương pháp này phải được áp dụng ít nhất hai năm trước khi bán trái cây và rau quả hữu cơ", ông Rugguero Malossi nói.

Theo ông Rugguero Malossi, DN Việt Nam hoặc nhà nhập khẩu tại EU sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu từ cơ quan kiểm soát hữu cơ của EU. Sau khi được kiểm định bởi một đơn vị chứng nhận được công nhận, sản phẩm sẽ được dán logo hữu cơ của EU.

Ông Rugguero Malossi khẳng định, tiềm năng của thị trường hữu cơ hiện nay rất lớn. DN cần tìm được các nhà nhập khẩu chuyên về hữu cơ thông qua các hội chợ thương mại như Biofach hoặc Fruit Logistica và các danh bạ về các công ty buôn bán và cung cấp thực phẩm hữu cơ. Các nhà nhập khẩu hữu cơ thường đóng vai trò tích cực trong việc tư vấn và hướng dẫn cho các nhà sản xuất.

Để bảo đảm chất lượng xuất khẩu, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh đối với nhóm gia vị, doanh nghiệp cần duy trì giải pháp quản lý mã số nhà lưới và nhà đóng gói như hiện nay; cải tiến theo quy trình nhà lưới và quy trình canh tác trong nhà lưới đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao hơn. Với nhóm rau củ và rau quả tươi cần phải có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà xuất khẩu với người sản xuất đảm bảo nguyên liệu đạt chuẩn vệ sinh ATTP của EU; Cần thiết phải triển khai hệ thống truy nguyên liệu xuất khẩu và vùng sản xuất phải đạt chuẩn VietGAP.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể phát triển và duy trì tốt hoạt động xuất khẩu ở thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP. Hiện nay, GlobalGap trở thành tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU. Đây là tiêu chuẩn bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, chưa tính chế biến và đóng gói.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị, GlobalGap hiện là tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU vì thế DN Việt phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn này. Đồng thời nên từng bước phát triển sản phẩm hữu cơ vì ngày càng nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên.

Ông Đàm Quốc Trụ, Chuyên gia tư vấn trong nước, Dự án EU-MUTRAP - đề xuất, muốn gia tăng xuất khẩu vào EU, về phía nhà nước nên bố trí kinh phí, đầu tư nguồn lực giúp cho việc đàm phán với các nước thống nhất về biện pháp kiểm dịch cho đồng nhất.

Ngoài ra nên có chính sách đầu tư cho công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật, công nghệ sau bảo quản, chế biến sâu đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Có chính sách hỗ trợ, phát triển DN sản xuất, xuất khẩu nông sản để có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nông sản quốc tế. 

Về phía doanh nghiệp, cần tập trung quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung phục vụ cho sản phẩm chủ lực xuất khẩu; đầu tư cho công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật và công nghệ bảo quản, chế biến sâu đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ