Đề nghị không quy định bắt buộc giao dịch bất động sản phải thông qua sàn

Nhàđầutư
Ủy ban Kinh tế cho rằng, cần phải tôn trọng quyền lựa cọn tham gia giao dịch bất động sản qua sàn của doanh nghiệp và người dân. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo không quy định bắt buộc.
VŨ PHẠM
19, Tháng 06, 2023 | 20:26

Nhàđầutư
Ủy ban Kinh tế cho rằng, cần phải tôn trọng quyền lựa cọn tham gia giao dịch bất động sản qua sàn của doanh nghiệp và người dân. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo không quy định bắt buộc.

Chiều 19/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày tờ trình dự án Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) (sửa đổi) và nghe báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về dự án luật này.

Liên quan đến việc giao dịch BĐS qua sàn giao dịch BĐS, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần phải tôn trọng quyền lựa chọn tham gia giao dịch qua sàn giao dịch BĐS của doanh nghiệp và người dân. Do đó, đề nghị không quy định bắt buộc các giao dịch BĐS phải thông qua sàn giao dịch BĐS như tại khoản 1 Điều 57 dự thảo luật, mà chỉ quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch kinh doanh BĐS thực hiện thông qua sàn giao dịch BĐS.

Đồng thời quy định chặt chẽ về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của sàn giao dịch BĐS, tạo cơ sở pháp lý cho sàn giao dịch BĐS phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, uy tín, thu hút được các bên tham gia giao dịch.

Vu-Hong-Thanh

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quốc hội.

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch BĐS điện tử tại, Ủy ban Kinh tế cho rằng việc phát triển sàn giao dịch BĐS điện tử là định hướng cần xem xét, nghiên cứu trong tương lai. Tuy nhiên, do BĐS là hàng hóa đặc biệt, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng, quy định rõ những yếu tố đặc thù để bảo đảm tính khả thi, an ninh, an toàn và bảo mật.

Bên cạnh đó, về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (điểm d khoản 4 Điều 24 dự thảo luật), Ủy ban Kinh tế nhận thấy quy định chủ đầu tư chỉ được nhận tiền đặt cọc khi đáp ứng điều kiện là nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của dự thảo luật là quy định mới so với Luật Kinh doanh BĐS năm 2014. Tuy nhiên chưa được đề cập trong báo cáo tổng kết thi hành Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 và báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo luật. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các nội dung này để Quốc hội có đủ cơ sở xem xét.

Ủy ban Kinh tế nhận thấy vấn đề đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không được quy định tại Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 mà thực hiện theo Bộ luật Dân sự năm 2015 trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, do BĐS là tài sản có giá trị lớn, việc mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy cần thiết quy định về việc nhận đặt cọc để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Mặt khác, để chủ đầu tư dự án nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai có thể đánh giá được mức độ, nhu cầu mua, thuê mua dự án của mình, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định trường hợp đặt cọc nhằm bảo đảm ký kết hợp đồng, mức đặt cọc tối đa và xác định thời điểm thực hiện. Về thời điểm cho phép nhận đặt cọc, đề nghị nghiên cứu lựa chọn thời điểm trước khi nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, nhưng phải quy định rõ thời điểm nhận đặt cọc là giai đoạn nào trong quá trình triển khai dự án để bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của chủ đầu tư, quyền lợi của khách hàng và yêu cầu quản lý nhà nước.

Ngoài ra, về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (Điều 27), Ủy ban Kinh tế cho rằng việc mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy quy định về bảo lãnh là phù hợp với mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua, thuê mua.

Do việc bắt buộc bảo lãnh sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho bên mua, thuê mua, Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ mục đích, nội dung, nội hàm, phạm vi của bảo lãnh, bảo đảm rõ ràng về quyền và nghĩa vụ, ràng buộc trách nhiệm của các bên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ