'Đánh thức' Tây Nguyên với những giá trị mới
Đây là mong muốn, "đề bài" được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).
Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn; nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo. Đây cũng là vùng có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đầu nguồn sinh thủy của các con sông lớn, diện tích rừng lớn; tài nguyên du lịch đa dạng gắn với thiên nhiên và văn hoá đặc sắc.
Tuy nhiên, Tây Nguyên nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển lớn, chủ yếu kết nối bằng các tuyến đường bộ với thời gian dài, chưa có mạng lưới đường cao tốc và đường sắt.
Trình độ phát triển kinh tế thấp, trung bình 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 3,1% vào tăng trưởng kinh tế cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực thấp so với bình quân chung cả nước và các vùng khác, chênh lệch về trình độ sản xuất, tập quán của một số dân tộc. Tài nguyên rừng, đất, nước suy thoái nhanh, nhất là dưới tác động của biến đổi khí hậu. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế vẫn là vùng trũng của cả nước.
Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong Quy hoạch vùng Tây Nguyên là: Hoàn thiện hạ tầng kết nối trong và ngoài vùng; cơ chế quản lý khai thác tài nguyên, phối hợp liên ngành; mô hình và phương án tổ chức không gian phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện phúc lợi xã hội.
Tìm động lực tăng trưởng, thoát trũng
Quy hoạch lựa chọn kịch bản tốc độ tăng trưởng vùng Tây Nguyên giai đoạn 2021-2030 trung bình là 7,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 130 triệu đồng.
Tây Nguyên phát triển dựa trên kinh tế xanh; bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc; điểm đến du lịch đặc sắc; nông nghiệp hiệu quả cao, công nghệ cao, hữu cơ với một số sản phẩm có thương hiệu quốc tế gắn với trung tâm chế biến; ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, cơ khí phục vụ nông nghiệp, thuỷ điện, năng lượng tái tạo.
Cơ bản hình thành hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng; nâng cấp hệ thống thiết chế văn hoá. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo vệ, duy trì hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh nguồn nước. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.
Không gian phát triển của vùng được phân thành 3 tiểu vùng: Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai) với thế mạnh thuỷ điện, năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái, chuyên canh dược liệu; Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk) tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, năng lượng tái tạo, thương mại – dịch vụ - logistics; Nam Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng) có lợi thế về du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, khai thác và chế biến Bauxite.
Hệ thống đô thị của vùng Tây Nguyên dự kiến hình thành theo mô hình đa cực, với 3 hạt nhân là TP. Pleiku (Kon Tum), TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), tăng tỉ lệ đô thị hoá lên.
Các khu dân cư nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn, công nghiệp chế biến và thị trường, điều kiện sản xuất từng tiểu vùng và địa phương.
Nguồn lực phân bổ cho vùng Tây Nguyên ưu tiên cho các hành lang kinh tế liên tỉnh; khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn; đô thị trung tâm vùng và trung tâm các tỉnh; khu bảo tồn tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học; khu du lịch quốc gia, có danh lam thắng cảnh quốc gia, di sản văn hoá quốc gia, quốc tế; khu vực có tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo; các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Phát huy lợi thế gắn với xu thế thời đại, vai trò quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ yêu cầu đặt ra đối với một quy hoạch vùng là giải quyết bài toán về quản lý, điều phối, kết nối vùng; xử lý xung đột phát triển giữa các địa phương, tạo sức mạnh tổng hợp, những sản phẩm có tính chiến lược, đặc trưng của vùng, quốc gia; kết nối nội vùng và liên vùng.
"Quy hoạch phải chỉ rõ giải pháp mang tính đột phá, kết hợp tiềm năng, lợi thế với xu thế thời đại để Tây Nguyên "thức giấc" với giá trị mới, theo kịp được những vùng khác; đồng thời gìn giữ, bảo tồn những tài sản vô giá, trường tồn. Đây phải là quy hoạch mà người dân Tây Nguyên thấy được những vấn đề mới nhưng thiết thực, gần gũi", Phó Thủ tướng đặt vấn đề và mong muốn các uỷ viên phản biện, thành viên Hội đồng phân tích, làm rõ những nội dung cần hoàn thiện trong Quy hoạch hoặc tiếp tục nghiên cứu bài bản, đề xuất phương án giải quyết trong tương lai.
PGS.TS. Trần Trọng Hanh cho rằng Quy hoạch phải xác định được động lực tăng trưởng mới nhằm thoát khỏi tình trạng của một vùng trũng; bảo tồn giá trị bản sắc, nâng cao chất lượng đời sống người dân; bảo vệ môi trường, nhất là nguồn sinh thuỷ, tài nguyên thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ; hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn cần có điểm nhấn, nổi trội, giảm chênh lệch giữa các tiểu vùng, hệ sinh thái.
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS. Bùi Tất Thắng nhấn mạnh Tây Nguyên phải có đột phá về kết nối liên vùng, trực tiếp là vùng Đông Nam Bộ và tiểu vùng Duyên hải miền Trung; giải quyết hài hoà mối quan hệ đất – nước – rừng trong bảo tồn hệ sinh thái và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; thu hút được nguồn nhân lực, nhất là doanh nhân, gắn với văn hoá, con người, an sinh xã hội.
Trong khi đó, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng cần nhìn nhận tiềm năng, lợi thế của Tây Nguyên gắn với nhu cầu thời đại, vai trò quốc gia hiện nay, để đưa ra những lựa chọn phát triển chiến lược, tháo gỡ các điểm nghẽn về kết nối hạ tầng, cơ cấu kinh tế, suy thoái môi trường, suy giảm bản sắc văn hoá.
PGS.TS. Trần Đình Thiên đề xuất, cơ cấu kinh tế của Tây Nguyên cần tiếp cận theo chuỗi giá trị; lấy chiến lược phát triển du lịch làm trục xuyên suốt trong bảo tồn, phát huy giá trị môi trường, hệ sinh thái, bảo tồn giá trị văn hoá các dân tộc.
Lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương đã cho ý kiến đóng góp, đề xuất một số nội dung liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông liên vùng, phòng chống thiên tai, thuỷ lợi, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, khai thác và chế biến khoáng sản, bảo tồn đa dạng sinh học…
Đánh thức tiềm năng, giảm thiểu tổn thương
Yêu cầu Bộ KH&ĐT, đơn vị tư vấn tiếp thu tối đa, nghiêm túc các ý kiến tâm huyết, sâu sắc, cụ thể tại phiên họp để hoàn thiện Quy hoạch, Phó Thủ tướng nhấn mạnh giá trị độc đáo, vị trí, tầm quan trọng không thể thay thế của Tây Nguyên trong bảo tồn hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, đất đai phì nhiêu gắn với bản sắc văn hoá, con người vốn rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, sức ép phát triển kinh tế, xã hội…
Phó Thủ tướng nêu rõ: Quy hoạch vùng Tây Nguyên cần tiếp cận bài bản, tổng thể, toàn diện và hiểu biết sâu sắc những giá trị độc đáo của Tây Nguyên, "giàu tiềm năng nhưng dễ tổn thương". Theo đó, cần ưu tiên khoanh định những giá trị độc đáo của Tây Nguyên (khí hậu, thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa chất, nguồn nước văn hoá…) để bảo tồn, giữ gìn và hình thành những giá trị tài nguyên vô giá, trở thành nguồn lực phát triển độc đáo, nâng cao đời sống của người dân nhưng không phát triển nóng.
Quy hoạch không gian phát triển, đô thị, nông thôn giữ được bản sắc, hài hoà với địa hình, cảnh quan, làm định hướng cho hạ tầng kết nối giao thông theo hệ sinh thái, chuỗi giá trị, hành lang kinh tế trong nội vùng và liên vùng. "Mọi tuyến đường phải giảm tối đa tác động tới thiên nhiên", Phó Thủ tướng nói.
Trao đổi về một số ngành kinh tế mũi nhọn của Tây Nguyên, Phó Thủ tướng gợi mở nông nghiệp cần thay đổi theo hướng công nghệ cao, hữu cơ, sử dụng ít nước, gia tăng giá trị thông qua chế biến, hình thành những sản phẩm quốc gia; khuyến khích năng lượng tái tạo kết hợp thuỷ điện tích năng; phát triển kinh tế lâm nghiệp, thị trường tín chỉ carbon;...
Các dự án, chương trình ưu tiên trong Quy hoạch phải có tiêu chí rõ ràng, mang tính đột phá, tập trung vào các sản phẩm của vùng, mang tính chất định hình Tây Nguyên trong tương lai phục hồi, phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh; bảo tồn môi trường, sinh thái và bản sắc văn hoá; ổn định về an ninh, quốc phòng.
Đồng thời, Tây Nguyên cần cơ chế, chính sách riêng để tạo chuyển biến căn bản trong quản lý đất đai, nguồn nước, giáo dục, y tế, thúc đẩy hạ tầng số phục vụ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…
(Theo Báo Chính Phủ)
- Cùng chuyên mục
ACV 'chốt' ngày hoàn thành 2 công trình lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự án Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ về đích vào dịp 30/4/2025, sớm hơn 2 tháng; dự án mở rộng Nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài cũng hoàn thành trong năm sau.
Đầu tư - 22/12/2024 13:53
Chuyển động của 3 khu công nghiệp mới ở Đà Nẵng
TP. Đà Nẵng đang phát triển 3 khu công nghiệp (KCN) mới, gồm: KCN Hoà Ninh, KCN Hoà Nhơn và KCN Hoà Cầm giai đoạn 2; với tổng cộng khoảng 700ha đất công nghiệp.
Đầu tư - 22/12/2024 11:41
Khối FDI đạt thặng dư thương mại gần 46 tỷ USD từ đầu năm
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,57 tỷ USD, trong đó khối doanh nghiệp trong nước thâm hụt 22,18 tỷ USD.
Đầu tư - 22/12/2024 11:38
Gần 2 thập kỷ chờ đợi, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành
Sau gần 20 năm chờ đợi, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM - Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại.
Đầu tư - 22/12/2024 10:52
Tác động trái chiều từ việc điều chỉnh bảng giá đất của Hà Nội
Việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ tạo ra tác động trái chiều đến các chủ thể, một số chủ thể hưởng lợi, một số chủ thể gánh chịu thiệt hại.
Đầu tư - 22/12/2024 06:00
'Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp khá khiêm tốn'
Theo Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này chỉ khoảng trên 50.000 doanh nghiệp trong tổng số 900.000 doanh nghiệp.
Đầu tư - 21/12/2024 21:30
Tập đoàn VNPT tái khởi động dự án 'đắp chiếu' ở Huế
Tập đoàn VNPT vừa tái khởi động Dự án Xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp tại khu đất số 4 đường Hà Nội, TP. Huế sau khi 'đắp chiếu' nhiều năm nay.
Đầu tư - 21/12/2024 14:35
Diễn biến mới tại dự án Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Dự án Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã hoàn thiện giai đoạn 1 và đang đề xuất điều chỉnh chủ trương để thực hiện giai đoạn 2.
Đầu tư - 21/12/2024 11:51
Hai công ty Thụy Điển, Trung Quốc bắt tay sản xuất ốc vít siêu nhỏ ở Việt Nam
Việc thành lập liên doanh ở Việt Nam được kỳ vọng tăng doanh thu bán hàng và biên lợi nhuận cho Bulten.
Đầu tư - 21/12/2024 11:50
Viettel ký được nhiều hợp đồng 'khủng' tại Vietnam Defence Expo 2024
Trong 2 ngày đầu của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) các đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) đã ký được nhiều hợp đồng "khủng" với các đối tác lớn trên thế giới
Đầu tư - 21/12/2024 09:57
Hút vốn tư nhân xây sân bay, tạo đột phá cho nền kinh tế
Phát triển kinh tế hàng không, hay khai thác không gian vũ trụ đã được khẳng định là một trong những động lực phát triển mới của đất nước. Để khai thác tốt không gian này, cần thu hút sự đầu tư xứng tầm vào hạ tầng, đặc biệt là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.
Đầu tư - 21/12/2024 07:49
Dự án Làng Bình Yên hơn 325 tỷ ở Nghệ An sắp có chủ
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An vừa đề nghị UBND tỉnh này chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Làng Bình Yên tại khu trồng và bảo tồn lúa huyết rồng.
Đầu tư - 21/12/2024 07:48
Chính sách công nghiệp phải thích ứng với xu thế mới
Mặc dù khung pháp lý về chính sách công nghiệp tại Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện song vẫn chưa đáp ứng được trước các xu thế mới…
Đầu tư - 20/12/2024 18:48
Khánh Hòa khởi công đường ven biển hơn 2.000 tỷ qua Khu kinh tế Vân Phong
Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương (huyện Vạn Ninh) đi thị xã Ninh Hòa có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án góp phần làm nền tảng dẫn dắt, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách vào Khu kinh tế Vân Phong.
Đầu tư - 20/12/2024 18:40
Các sản phẩm Thông tin quân sự của Viettel sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia
Các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Công nghệ - 20/12/2024 15:37
Đà Nẵng thông tin việc lấn biển 300ha làm Khu thương mại tự do
Để thí điểm Khu thương mại tự do, Đà Nẵng đề xuất lấn biển khoảng 300ha để có thêm dư địa phát triển. Địa phương đã đưa đề xuất này vào Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết tâm cao hình thành Khu thương mại tự do này.
Đầu tư - 20/12/2024 14:53
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 2 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago