Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng

HỮU BẬT
07:00 05/11/2024

Tổng 2 lần định giá TSĐB liên quan tới dự án Anara Bình Tiên của Sacombank lên tới hơn 23.900 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD, là diễn biến đáng chú ý trong bối cảnh nhà băng này trước nay có tiêu chuẩn tín dụng khá khắt khe và không quá "mặn mà" với lĩnh vực bất động sản.

Phối cảnh dự án Anara Bình Tiên. Ảnh: Anara Bình Tiên.

Với tổng mức đầu tư hơn 2.579 tỷ đồng, quy mô 190ha, Khu Du lịch Bình Tiên (hay còn gọi là Anara Bình Tiên) tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc được kỳ vọng sẽ trở thành siêu dự án và là mũi nhọn trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận nhằm thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế địa phương.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ được CTCP Đầu tư và Du lịch Bình Tiên (chủ đầu tư) triển khai ở hai giai đoạn. Giai đoạn 1: từ quý IV/2009 đến tháng 12/2011, với tổng nguồn vốn là 2.150,696 tỷ đồng; giai đoạn 2: từ năm 2012 đến tháng 12/2014, với tổng nguồn vốn: 428,390 tỷ đồng. Thời gian hoạt động 50 năm.

Dù vậy, do tiến độ thực hiện dự án còn quá chậm so với cam kết nên Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận vào ngày 4/5/2012, đã ra thông báo truyền đạt ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh về việc chấp thuận đề nghị của Bình Tiên về việc giãn tiến độ dự án, hoàn thành giai đoạn I của dự án vào đầu năm 2014. Chỉ tính trong giai đoạn I, trước khi chủ đầu tư xin gia hạn thêm thời gian, dự án này đã chậm tới 55 tháng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tức sau gần 15 năm, dự án mới chỉ có một số hạng mục hoàn thành và đi vào hoạt động.

Trong khoảng một năm trở lại đây, dự án Anara Bình Tiên đã có những chuyển động đáng chú ý. Theo đó, chủ đầu tư Bình Tiên vào ngày 3/8 vừa qua đã tổ chức lễ ra mắt và ký kết hợp tác chiến lược dự án Anara Bình Tiên. Điểm nhấn tại buổi Lễ là sự xuất hiện của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tham gia ký kết đồng hành phát triển, cung cấp hỗ trợ tài chính và các dịch vụ ngân hàng cần thiết để đảm bảo dự án triển khai hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

Ít ai biết, trước đó vào tháng 3/2024, Bình Tiên đã thế chấp tại Sacombank Chi nhánh Trung tâm các quyền tài sản phát sinh hợp đồng thuê đất, các căn cứ pháp lý là hồ sơ dự án, và toàn bộ hoa lợi, lợi tức thu được từ việc đầu tư, kinh doanh, khai thác liên quan đến dự án Anara Bình Tiên. Giá trị tài sản đảm bảo được xác định là hơn 23.346 tỷ đồng.

1 tháng sau, Bình Tiên tiếp tục thế chấp bổ sung tại Sacombank Trung tâm lợi ích phát sinh tại lô đất dự án quy mô hơn 1,88 triệu m2 tại xã Công Hải, Huyện Thuận Bắc, Tỉnh Ninh Thuận. Tổng giá trị tài sản là 565,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, hồ sơ thế chấp thể hiện toàn bộ diện tích đất trên là đất trả tiền thuê hàng năm.

Tổng 2 lần định giá tài sản đảm bảo liên quan tới dự án Anara Bình Tiên của Sacombank lên tới hơn 23.900 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD. Đây là diễn biến khá bất ngờ đặt trong bối cảnh Sacombank từ nhiều năm nay, dưới thời Tổng giám đốc Nguyễn Đức Thạch Diễm có tiếng là nhà băng duy trì tiêu chuẩn tín dụng khá khắt khe và không quá "mặn mà" với lĩnh vực bất động sản.

Số dư cho vay kinh doanh bất động sản của Sacombank tới cuối năm 2023 chỉ là 6.300 tỷ đồng, tương đương vỏn vẹn 1,3% tổng dư nợ. Lưu ý là, trong nửa đầu năm 2024, số dư cho vay bất động sản của ngân hàng này tăng đột biến gấp 2,3 lần lên hơn 14.300 tỷ đồng.

Điều ít biết của chủ dự án Anara Bình Tiên

Công ty Bình Tiên (thành lập từ năm 2005) có cơ cấu cổ đông sáng lập gồm: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) góp 60 tỷ đồng, sở hữu 10% VĐL; CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Mefrimex góp 120 tỷ đồng, sở hữu 20% VĐL; ông Dương Văn Nguyên góp 258 tỷ đồng, sở hữu 43% VĐL và ông Nguyễn Nam Linh góp 162 tỷ đồng, sở hữu 27% VĐL. Trong đó, ông Dương Văn Nguyên (SN 1947) đảm nhiệm cương vị Tổng Giám đốc kiêm người đại diện cho Bình Tiên.

Đáng chú ý, Mefrimex được biết đến thuộc sở hữu của gia đình doanh nhân Dương Văn Nguyên (SN 1947) – cổ đông sở hữu 43% vốn Bình Tiên. Theo tìm hiểu, ông là người có liên quan tới ông Nguyễn Văn Bảng (SN 1950), cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (sáp nhập SHB vào năm 2012).

Dấu hiệu đổi chủ của Bình Tiên thể hiện rõ nét vào tháng 4/2019, khi ông Dương Văn Nguyên nhường lại vị trí CEO Bình Tiên cho ông Vũ Đức Toàn (SN 1982). Đây là cá nhân nổi bật đã được Nhadautu.vn đề cập trong nhiều bài viết. Ông Toàn từng nhiều năm là cấp dưới của doanh nhân Lê Quang Thanh, cựu Giám đốc Ngân hàng BIDV Quang Trung - một trong những chi nhánh lớn nhất trong hệ thống BIDV.

Đến tháng 6/2019, ông Trần Đức Xuyên (SN 1969) – nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Trungnam Group, nắm các vai trò Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật. Chỉ 4 tháng sau, ông Nguyễn Tâm Thịnh – Chủ tịch HĐQT Trungnam Group, trở thành Chủ tịch HĐQT Bình Tiên.

Hiện tại, các vị trí Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật Bình Tiên là ông Hồ Văn Tha (SN 1976) – một mắt xích quan trọng thuộc nhóm Trungnam Group.

Trước khi bén duyên với MBBank và giờ đây là Sacombank, BIDV thời cựu Chủ tịch Trần Bắc Hà chính là nhà tài trợ vốn chính yếu cho nhóm Trungnam Group. BIDV cũng là đơn vị lên ý tưởng và tài trợ vốn cho "siêu dự án" chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM mà Trungnam Group đã được chỉ định làm nhà đầu tư theo hình thức BT.

Hai bên vào năm 2007 từng góp vốn thành lập chung CTCP Kinh doanh địa ốc Đà Lạt - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV – Dalat Land), nay đổi tên thành CTCP Địa ốc Trung Nam Đà Lạt, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Trở lại với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, tháng 5/2024, BIDV có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc bố trí vốn thanh toán dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng. Đồng thời yêu cầu nhà đầu tư trả nợ và tái triển khai dự án này. Theo BIDV, khoản vay này được tài trợ khoảng 7.095 tỷ đồng, nhưng khoản vay đã quá hạn trả nợ gốc là 6.008 tỷ đồng, tương đương 84,6% tổng dư nợ cho vay.

Được biết, dự án này khởi công từ giữa năm 2016, mặc dù đã hoàn thành 93% khối lượng công việc, công trình này liên tục bị trì hoãn do khó khăn trong thủ tục thanh toán, dẫn đến chậm tiến độ hơn 6 năm so với kế hoạch. Vừa qua, Trungnam Group kiến nghị UBND TP.HCM điều chỉnh tổng mức đầu tư cho dự án từ gần 10.000 tỷ đồng lên 14.398 tỷ đồng nhằm phù hợp với tiến độ mới, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.

  • Cùng chuyên mục
FTSE Rusell và Morgan Stanley ghi nhận nỗ lực nâng hạng TTCK của Việt Nam

FTSE Rusell và Morgan Stanley ghi nhận nỗ lực nâng hạng TTCK của Việt Nam

TTCK được nâng hạng có thể giúp thu hút 2,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư thụ động và dự kiến có khoảng 4-6 tỷ USD từ các quỹ đầu tư vào Việt Nam.

Tài chính - 05/11/2024 07:00

Lợi nhuận ngân hàng quý III: Tiếp đà tăng trưởng nhưng vẫn có đơn vị thua lỗ

Lợi nhuận ngân hàng quý III: Tiếp đà tăng trưởng nhưng vẫn có đơn vị thua lỗ

Lợi nhuận nhà băng quý III ghi nhận tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, song khá phân hóa. Có đơn vị lãi tăng bằng lần, có đơn vị giảm sâu và thậm chí lỗ.

Tài chính - 03/11/2024 09:54

Doanh nghiệp dầu khí quý III/2024: ‘Điểm sáng’ nhóm thượng nguồn

Doanh nghiệp dầu khí quý III/2024: ‘Điểm sáng’ nhóm thượng nguồn

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy các doanh nghiệp dầu khí thuộc nhóm thượng nguồn đều có kết quả lợi nhuận quý III/2024 tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhóm hạ nguồn lại có kết quả kém khả quan hơn do giá dầu giảm.

Tài chính - 03/11/2024 06:30

HoSE hủy giao dịch bán 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu ông Đặng Khắc Vỹ

HoSE hủy giao dịch bán 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu ông Đặng Khắc Vỹ

Bà Lê Thị Huệ đã không công bố thông tin, không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch, trong khi bà là người có liên quan đến người nội bộ của VIB.

Tài chính - 02/11/2024 09:33

Triển vọng doanh nghiệp thủy sản sáng sau quý III thắng lớn

Triển vọng doanh nghiệp thủy sản sáng sau quý III thắng lớn

Doanh nghiệp thủy sản thi nhau công bố doanh thu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước và đạt mức cao nhất trong 3 quý. Song lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi giá cước vận tải tăng cao.

Tài chính - 02/11/2024 07:00

Trái chiều lợi nhuận quý III ngành xây dựng

Trái chiều lợi nhuận quý III ngành xây dựng

Vinaconex và PC1 là 2 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng gây ấn tượng với kết quả lợi nhuận quý III/2024 tăng bằng lần so với cùng kỳ năm trước.

Tài chính - 02/11/2024 07:00

Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?

Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?

Trong phiên đấu giá vào tháng 2/2019, ông Nguyễn Văn Dân, Giám đốc Công ty Hoàng Dân, đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn để trở thành chủ mới Cấp thoát nước Ninh Bình. Để trúng giá, ông phải đã chi tới 350 tỷ đồng, tức cao hơn 40% so với mức khởi điểm.

Tài chính - 02/11/2024 07:00

Novaland đổi Tổng Giám đốc

Novaland đổi Tổng Giám đốc

Ông Dương Văn Bắc gia nhập Novaland vào tháng 8/2023 với vị trí Giám đốc Tài chính. Ông vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc vào tháng 9 và hiện lên làm Tổng Giám đốc.

Tài chính - 01/11/2024 20:32

Ông Đỗ Anh Vũ làm Chánh Văn phòng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ông Đỗ Anh Vũ làm Chánh Văn phòng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Cùng với quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Anh Vũ giữ chức Chánh Văn phòng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn bổ nhiệm ông Bùi Vũ Hoàng giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán và bà Phạm Thị Thùy Linh làm Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán.

Tài chính - 01/11/2024 19:12

Lợi nhuận Xây dựng 47 giảm sâu

Lợi nhuận Xây dựng 47 giảm sâu

Trong quý III, lợi nhuận sau thuế của CTCP Xây dựng 47 đạt hơn 986,7 triệu đồng, giảm gần 87% so với cùng kỳ. Sau 9 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp này mới hoàn thành hơn 14% mục tiêu lợi nhuận.

Tài chính - 01/11/2024 15:19

Đạm Cà Mau báo lãi thấp nhất 4 quý

Đạm Cà Mau báo lãi thấp nhất 4 quý

Đạm Cà Mau báo lãi quý III tăng 63% so với nền thấp cùng kỳ năm trước nhưng là mức thấp nhất trong 4 quý gần đây. Động lực tăng trưởng đến từ việc thâu tóm KVF đẩy doanh thu và sản lượng NPK tăng cao.

Tài chính - 01/11/2024 14:08

Hoà Phát rót hơn 52.000 tỷ đồng vào dự án Dung Quất 2

Hoà Phát rót hơn 52.000 tỷ đồng vào dự án Dung Quất 2

Tính tại thời điểm cuối quý III/2024, Tập đoàn Hòa Phát đã rót tổng cộng hơn 52.000 tỷ đồng vào dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất, tương đương chiếm 1/4 tổng tài sản của Tập đoàn.

Tài chính - 01/11/2024 14:05

SEPON kinh doanh ra sao trước thềm thoái vốn nhà nước?

SEPON kinh doanh ra sao trước thềm thoái vốn nhà nước?

Giai đoạn 2020-2023, SEP ghi nhận tình hình kinh doanh khởi sắc với doanh thu thuần liên tục tăng. Kết thúc năm 2023, SEP đạt doanh thu thuần hơn 1.400 tỷ đồng, lãi ròng 17 tỷ đồng.

Tài chính - 01/11/2024 09:14