Đảm bảo năng lượng bền vững thu hút đầu tư tư nhân

Nhàđầutư
Trên cơ sở tham vấn lãnh đạo các doanh nghiệp và xem xét kỹ lưỡng các xu hướng trong nước và quốc tế, Nhóm Công tác Điện và Năng lượng VBF (PEWG) đã đưa ra đề xuất với một số khuyến nghị nhằm cải thiện độ tin cậy và khả năng chi trả cho hệ thống năng lượng bền vững của Việt Nam.
THANH TRẦN
24, Tháng 12, 2020 | 14:19

Nhàđầutư
Trên cơ sở tham vấn lãnh đạo các doanh nghiệp và xem xét kỹ lưỡng các xu hướng trong nước và quốc tế, Nhóm Công tác Điện và Năng lượng VBF (PEWG) đã đưa ra đề xuất với một số khuyến nghị nhằm cải thiện độ tin cậy và khả năng chi trả cho hệ thống năng lượng bền vững của Việt Nam.

1755C217-A234-42EB-9E7B-6A2A2A612431

Dự án nhà máy điện gió của Trung Nam tại Ninh Thuận.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 55). Cùng đó, ngày 22/7 vừa qua, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020: Triển khai Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.  

Với những quy định mới, mạnh mẽ và đột phá về phát triển năng lượng quốc gia, Nghị quyết 55 tiếp tục tạo ra những tiềm năng lớn và cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng trong thời gian tới. Nhóm Công tác Điện và Năng lượng VBF (PEWG) cũng đã ghi nhận được những phản ứng tích cực bởi nguồn tài trợ quốc tế từ các Ngân hàng, ECA và khu vực tư nhân đa quốc gia như IFC trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và gần đây là LNG.

Trên cơ sở tham vấn lãnh đạo các doanh nghiệp và xem xét kỹ lưỡng các xu hướng trong nước và quốc tế, PEWG đã đưa ra đề xuất với một số khuyến nghị nhằm cải thiện độ tin cậy và khả năng chi trả cho hệ thống năng lượng bền vững của Việt Nam.

Ưu tiên năng lượng tái tạo trong quy hoạch phát triển điện quốc gia

Việt Nam có thể đạt được cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 thông qua việc áp dụng các chính sách hợp lý và kịp thời. PEWG đề xuất Bộ Tài chính tăng tỷ trọng điện từ nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió trong Quy hoạch phát triển điện quốc gia trong thời gian tới như một biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đồng thời nghiên cứu một loạt các chính sách đánh thuế carbon, bao gồm thuế tại nguồn, thuế điều chỉnh biên giới đối với nhiên liệu hóa thạch chưa được đánh thuế, định giá carbon cho các ngành và lĩnh vực có mức carbon cao, và cơ chế kinh doanh carbon.

Sự kết hợp giữa các chính sách này sẽ giúp Việt Nam vừa đạt và vượt mục tiêu giảm phát thải, vừa tránh được các loại thuế điều chỉnh biên giới trừng phạt đối với carbon trong hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, nguồn thu từ thuế carbon có thể được sử dụng để tài trợ cho nghiên cứu và các biện pháp khuyến khích khác để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. PEWG cho rằng các dự án này không nên dựa trên trợ cấp mà dựa trên chi phí thực tế và thuế quan.

Tăng cường sử dụng khí tự nhiên như "phụ tải nền phù hợp nhất hiện nay" cho năng lượng tái tạo

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2020 VBF) với chủ đề “Thách thức và cơ hội trong trạng thái bình thường mới” ngày 22/12 vừa qua, MVEP (Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam) kiến nghị phân cấp thuế cho việc phát triển khí đốt ngoài khơi được chứng nhận và nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng do đây là phụ tải nền phù hợp nhất cho năng lượng tái tạo. Điện khí có thể dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của Việt Nam và ứng phó với các biến động về phụ tải gián đoạn cũng như sự cố mất điện nhanh chóng hơn so với nhiệt điện than.

Việc đưa điện khí nhập khẩu vào tổ hợp các nguồn năng lượng giúp Việt Nam củng cố năng lực năng lượng trong khi thiết lập các hợp đồng cung cấp khí ga ngoài khơi trong nước dài hạn.

Xây dựng môi trường pháp lý và thuận lợi để thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động sản xuất năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả

Đối với hợp đồng mua bán điện (PPA), MVEP2.0 khuyến nghị xây dựng Hợp đồng mua bán điện cho các dự án sản xuất điện gió và điện mặt trời có khả năng được cấp vốn bằng cách thiết lập trước Cơ chế biểu giá FITs và tháo gỡ các quy định chưa hợp lý. Bên cạnh đó, VBF khuyến nghị minh bạch hoá các thay đổi về biểu giá FITs và khuyến khích thảo luận về cách điều chỉnh quá trình duyệt quy hoạch tổng thể. Cuối cùng, những nỗ lực này sẽ giúp giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư và hạn chế khả năng giảm giá FITs khi các dự án năng lượng tái tạo trở nên đơn giản và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Đối với hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA), MVEP 2.0 khuyến nghị các quy định của Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận năng lượng sạch cho người dùng cuối bằng cách phát điện và lưu trữ tại chỗ. DPPA có thể thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo giữa người mua và người bán và giảm bớt áp lực cho EVN.

PEWG khuyến khích chính phủ nắm bắt lợi ích của việc tạo điều kiện đầu tư vào các nhà máy năng lượng mặt trời, pin, sinh khối và năng lượng từ chất thải thành năng lượng được phát triển bởi người tiêu dùng điện và các nhà cung cấp chuyên môn. Quy định này sẽ giúp phát triển một mô hình thị trường năng động mới đồng thời duy trì nguồn cung cấp điện an toàn và đáng tin cậy.

Cuối cùng, PEWG khuyến nghị EVN giữ nguyên trợ cấp cho những đối tượng sử dụng điện ít và Chính phủ vẫn cần ban hành lộ trình định giá thị trường cho tất cả các biểu giá khác.

Nhóm tin rằng việc định giá thị trường từng bước được áp dụng, sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm hơn và bằng cách ban hành lộ trình tăng giá, các đối tượng sử dụng điện, kể cả nhóm ngành sản xuất, sẽ có thời gian đầu tư vào các giải pháp công nghệ để tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt nếu Lộ trình được đi kèm với các khuyến khích đầu tư vào các tài sản vốn sử dụng năng lượng hiệu quả.

Việt Nam cũng cần tiến hành một chiến dịch tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin cho các bên có liên quan về nhu cầu và lợi ích của việc sử dụng năng lượng hiệu quả.

Gia hạn thời hạn để các nhà phát triển Điện Mặt trời và Điện gió được hưởng FiT theo Quyết định 13 và Quyết định 39

PEWG đề xuất chính sách cho các dự án điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên mái nhà và điện gió nên được xây dựng trên cơ sở lâu dài và bền vững, có tính đến ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Theo đó, Chính phủ nên xem xét gia hạn FiT thêm ít nhất 6 tháng hoặc tốt nhất là 12 tháng so với thời hạn hiện tại là 31/12/2020 cho cả các nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. Ngoài ra, gia hạn FiT cho điện gió trên đất liền thêm sáu tháng, tiếp theo là áp dụng FiT mới khả thi cho các dự án điện gió trên đất liền nối lưới vào cuối năm 2023; và gia hạn hai năm đối với FiT gió ngoài khơi hiện tại đến cuối năm 2023.

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng nên phát triển FiT cho pin lưu trữ kết nối lưới, đặc biệt là kết hợp pin và năng lượng mặt trời nối lưới, để cải thiện độ ổn định của lưới điện và điều tiết điện mặt trời trong giờ cao điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ