Đại biểu Quốc hội lo lắng về an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Nhàđầutư
Qua vụ việc nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải, các đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề an ninh nguồn nước hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là nguồn nước mặt được sử dụng sản xuất nước sạch.
QUANG DÂN
22, Tháng 10, 2019 | 10:46

Nhàđầutư
Qua vụ việc nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải, các đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề an ninh nguồn nước hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là nguồn nước mặt được sử dụng sản xuất nước sạch.

Liên quan vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21/10, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nhận định thực tế cho thấy, nguồn ô nhiễm từ hệ thống nước thải của các hộ gia đình, chất thải từ trâu bò, động vật có nhiều cơ hội xâm nhập vào hệ thống nước mặt nếu như không được kiểm soát tốt.

“Chúng ta cần có nhiều giải pháp mang tính chất đồng bộ, đúng quy trình thì mới hạn chế được những sự cố đáng tiếc như vừa qua. Nguồn nước thuộc phạm vi cung cấp nước sạch cho người dân thì phải có hàng rào che chắn, có khu vực quản lý, bảo vệ chặt chẽ”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nói.

Vị đại biểu đoàn Quảng Bình cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp phép cung cấp nước sạch cho người dân phải phát huy hết vai trò, trách nhiệm, đồng thời có giải pháp tích cực để đảm bảo tuyệt đối an toàn nguồn nước.

Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cung cấp nước sạch phải xây dựng được hệ thống lọc nước đảm bảo đúng quy trình chặt chẽ, nước thành phẩm đạt chuẩn chất lượng thì mới được cung cấp cho người dân.

Phuong

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương. Ảnh: Thắng Quang.

Ngoài việc kiểm soát tốt chặt chẽ chất lượng nguồn nước đầu vào và đầu ra, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, cần phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

Từng ngành, lĩnh vực, địa phương phải có cam kết giữa cá nhân với tổ chức trong việc thực hiện nước sạch và vệ sinh môi trường. Đồng thời người dân phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện thấy cá nhân, tổ chức nào xả thải vào nguồn nước cần báo ngay với cơ quan chức năng để xử lý.

Theo ông, từ vụ việc nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm cho thấy trình độ nhận thức của các đối tượng có liên quan rất kém; việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người dân chưa được chu đáo, điều đó cũng cho thấy luật chưa thực sự đi vào cuộc sống.

"Sau khi vụ việc được phát hiện, cần phải xử lý các đối tượng này nghiêm khắc, đúng pháp luật. Vấn đề an ninh nguồn nước hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là nguồn nước mặt được sử dụng sản xuất nước sạch. Qua vụ việc cũng cần phải xem xét, nếu luật pháp chưa nghiêm thì phải sửa đổi luật, làm sao xử lý nghiêm thì mới cảnh tỉnh, răn đe những đối tượng khác”, đại biểu Phương phân tích.

Đồng quan điểm này, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nhìn nhận việc quản lý nguồn nước vẫn còn những bất cập trong thời gian qua.

Vụ việc ô nhiễm nguồn nước ở Hòa Bình đặt ra câu hỏi đối với nguồn nước mặt trên cả nước, liệu rằng an ninh nguồn nước có được đảm bảo khi ô nhiễm nguồn nước đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân.

Trong khi đó, việc xử lý vụ việc của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương còn chậm trễ, gây bức xúc trong dư luận, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp mong rằng sự cố vừa qua là bài học kinh ghiệm chung cho những cá nhân, tổ chức. "Cơ quan các cấp, chính quyền địa phương từ Trung ương đến cơ sở phải quan tâm nhiều hơn đối với sức khỏe người dân trên tất cả các lĩnh vực. Như thế thì người dân mới yên tâm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền", ông Hòa nói.

Hoa

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Bảo Lâm.

Như Nhadautu.vn thông tin, sáng 10/10, người dân phát hiện nước sạch sông Đà có mùi lạ ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra liên ngành đi lấy mẫu nước ở một số điểm của công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà vào ngày 11/10.

Sáng 15/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3-3,6 lần so với mức bình thường.

Công ty Viwasupco phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8/10 nhưng không báo cáo ai, cũng không có hành động gì liên quan để ngăn chặn số dầu này, cứ để trôi vào nhà máy, dẫn đến nhiễm vào nguồn nước

Chiều 15/10, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty Viwasupco giải thích việc không báo cáo Hà Nội là do hôm xảy ra sự việc ông đang ở Hòa Bình, sự việc cũng xảy ra tại đầu nguồn khu vực nhà máy ở Hòa Bình nên ông chỉ báo cáo cơ quan chức năng tại đây.

Lãnh đạo công ty cấp nước sông Đà biện giải thêm rằng trước đây nhiều lần đường ống dẫn nước sông Đà bị vỡ khiến người dân Hà Nội thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, trong sự cố này, ông không đưa ra quyết định ngưng cấp nước là "có trách nhiệm với người dân". Ông này cũng khẳng định không chắc chắn công nghệ của Viwasupco xử lý được nước nhiễm dầu thải.

Tối cùng ngày, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà.

Thủ tướng yều cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan vào cuộc làm rõ, khắc phục, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty Viwasupco không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/10.

Qua điều tra, Công an tỉnh Hòa Bình xác nhận, ba nghi phạm xả chất thải xuống nguồn nước của nhà máy Sông Đà là Lý Đình Vũ (37 tuổi), Nguyễn Chương Đại (25 tuổi) cùng trú Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám (33 tuổi) trú Lạng Sơn. 

Ngày 17/10, công an đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp với Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám và tiếp tục truy bắt Lý Đình Vũ. Đến ngày 20/10, Vũ ra đầu thú.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ