Đa sắc thái phục hồi của các hãng hàng không sau dịch
Chuyện ngành hàng không suy giảm kỷ lục trong năm nay đã được tiên liệu, vấn đề tiếp theo là sự phục hồi sau dịch của các hãng bay là điều khiến nhiều người quan tâm. Điểm qua các kế hoạch phục hồi trong ngắn hạn của các hãng hàng không nội địa đã cho thấy nhiều sắc thái khác nhau.

Các hãng hàng không Việt đang có nhiều kế hoạch phục hồi khác nhau. Ảnh minh họa: Lê Quân.
Năm nay, thị trường hàng không chắc chắn sẽ suy giảm kéo theo tình hình kinh doanh của hãng đi xuống là điều dễ hiểu. Sau năm tháng cao trào của dịch bệnh các hãng hàng không đã bắt đầu có những tính toán cụ thể để phục hồi trước thềm đại hội cổ đông (ĐHCĐ). Tuy vậy, việc trở lại đối diện với trạng thái “bình thường mới” của các hãng cũng rất khác nhau. Nhiều hãng tỏ ra tự tin vào sự phục hồi với kế hoạch lãi, có hãng lại tỏ ra lo lắng, thậm chí có nơi không chủ động được với kế hoạch của mình.
Vietnam Airlines vẫn lo lắng nhìn quanh gói hỗ trợ
Mới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã hoãn thời gian tổ chức ĐHCĐ thường niên sang tháng 7 vì chưa chuẩn bị được các nội dung cho cuộc đại hội. Điều này có thể thấy hãng bay này vẫn chưa thực sự sẵn sàng với những kế hoạch phục hồi trong năm nay.
Nhìn lại tình hình thực tế, Vietnam Airlines sau khi mở lại các đường bay quốc nội vẫn đang hoạt động cầm chừng. Vấn đề cấp thiết nhất mà hãng này đề cập trong thời gian qua vẫn là các gói hỗ trợ của Chính phủ để hãng có thể duy trì hoạt động.
Chia sẻ với báo chí mới đây, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho rằng, điều doanh nghiệp cần nhất lúc này là một thông điệp chính thức từ Chính phủ trong vai trò là cổ đông chi phối về việc sớm có gói giải pháp hỗ trợ để các đối tác tin tưởng vào sự phục hồi sau dịch của Hãng hàng không quốc gia. Việc Chính phủ hỗ trợ Vietnam Airlines cũng chính là cách bảo vệ khoản đầu tư của mình khi đang nắm giữ hơn 86% số vốn điều lệ tại đây.
Thừa nhận tình hình tài chính của Hãng đang rất khó khăn, Kế toán trưởng của Vietnam Airlines, cho biết nếu không sớm nhận được sự hỗ trợ của các cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông chi phối, Hãng sẽ suy kiệt dòng tiền trong khoảng hai - ba tháng tới.
Trong số ba giải pháp hỗ trợ tài chính khẩn cấp mà Vietnam Airlines kiến nghị chủ sở hữu đang nắm 86,16% vốn điều lệ, thì đáng lưu ý là việc Hãng đề nghị được tiếp cận khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước với thời gian vay tối thiểu là ba năm. Khoản tín dụng này, theo Vietnam Airlines, là cần được bung trong vòng một hay hai tháng tới để kéo dài sức chịu đựng của hãng này cho đến khi thị trường hàng không phục hồi về mức trước tháng 12-2019.
Tại thời điểm cuối năm 2019, hãng đang có 4.000 tỉ đồng tiền mặt trong tài khoản, nhưng cũng chỉ giúp Vietnam Airlines cầm cự đến tháng 9 năm nay. Tuy vậy, hãng này cũng cho rằng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không là không lớn và mới triển khai hoặc đang xin phép.
Ông Hiền cho biết, các khoản hỗ trợ giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay, giảm phí cất hạ cánh cộng dồn cũng chỉ giúp Vietnam Airlines đỡ được 400 - 500 tỉ đồng. Dù khôi phục toàn bộ thị trường nội địa, có thêm dòng tiền, nhưng do đang giai đoạn kích cầu, các hãng đều không có lãi, không cải thiện đáng kể tình hình tài chính.
“Vietnam Airlines không kỳ vọng xin được từ ngân sách nhà nước, mà là vay và sẽ trả. Tôi xin nói đây là hỗ trợ trong hoàn cảnh khó khăn và Vietnam Airlines đủ tiềm lực tài chính để trả chứ không phải xin không”, ông Hiền nhấn mạnh.
Các hãng tư nhân lạc quan hơn
Trong một trạng thái ngược lại với Vietnam Airlines, các hãng hàng không tư nhân lại cho thấy sự lạc quan trong kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn dù thị trường chưa thực sự hoạt động ổn định.
Trong tài liệu họp ĐHCĐ thường niên vào ngày 27-6 tới, HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet vẫn đề ra những mục tiêu kinh doanh tích cực thậm chí cố gắng đưa lợi nhuận lên con số dương dù ngành hàng không chưa thể phục hồi ngay.
Cụ thể, Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 36.000 tỉ đồng, doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 24.600 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 100 tỉ đồng còn lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ đạt điểm hòa vốn. HĐQT Vietjet khẳng định đây là những chỉ tiêu tốt nhất đối với công ty trong bối cảnh hiện nay trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn: Cục Hàng không
So với cùng kỳ 2019, doanh thu hợp nhất của hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Việt Nam dự kiến giảm 29%, còn doanh thu vận tải hàng không giảm 40%, lãi trước thuế hợp nhất giảm 98%.
Lãnh đạo Vietjet chia sẻ trong giai đoạn ảnh hưởng bởi đại dịch, chiến lược và các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền được ưu tiên hàng đầu. Ban điều hành Vietjet cho biết mục tiêu chính năm nay là mở rộng và phát triển vững chắc mạng bay nội địa, quốc tế; tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính; đầu tư phát triển thương mại điện tử; hoàn thiện hệ thống vận hành, quy trình khai thác; tập trung quản lý chi phí; đa dạng hóa phương án tài trợ vốn.
Trong báo cáo thường niên, ban lãnh đạo Vietjet Air khẳng định đang nhìn thấy những cơ hội rất rộng mở sau đại dịch. “Có thể với doanh nghiệp khác, việc gượng dậy phải mất nhiều thời gian, nhưng với mô hình hàng không chi phí thấp như Vietjet, các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định đây là hình mẫu lý tưởng của khả năng vượt qua những cuộc khủng hoảng”, ban điều hành công ty tự tin.
Là một tân binh trên thị trường hàng không, Bamboo Airway cũng gánh chịu những tổn thất lớn trước sức ép của Covid-19. Số lỗ của hãng bay này trong quý một được tính toán lên đến 1.500 tỉ đồng. Dù chưa đưa ra được dự báo về kết quả kinh doanh cụ thể trong năm nay nhưng các kế hoạch hoạt động sau dịch được hãng bay này triển khai rất tự tin.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg mới đây, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết vẫn tỏ ra lạc quan khi chia sẻ rằng hãng sẽ tăng gần gấp đôi số đường bay nội địa lên con số 60 đường bay cho đến hết năm 2020 và tăng số đường bay quốc tế từ sáu lên 25.
Bamboo Airways sẽ thuê thêm nhiều máy bay, thay vì mua mới, để phục vụ cho kế hoạch mở rộng các đường bay. Hiện, hãng đang vận hành 45 - 50 chuyến bay nội địa/ngày, dự kiến sẽ tăng lên hơn 100 chuyến/ngày vào đầu tháng 7-2020, tương đương 80% tần suất đạt được vào giai đoạn trước dịch bệnh. Lãnh đạo hãng cũng cho biết mạng lưới bay quốc tế đang không rộng nên ít bị ảnh hưởng hơn các hãng khác.
Pacific Airlines lấy lại tên rồi sao nữa?
Việc phục hồi của Paciffic Airlines là một câu chuyện hoàn toàn khác so với các hãng bay nói trên. Không chỉ việc kinh doanh tê liệt trong thời gian cao trào của dịch mà đến nay hướng trở lại của hãng bay này vẫn chưa có sự chủ động. Trong thời gian qua, thông tin tích cực nhất có liên quan đến hãng này là được sử dụng lại tên cũ Pacific Arlines sau khi cổ đông lớn Qantas rút lui và cởi bỏ lớp áo “Jetstar” và chuyển về cho Vietnam Airlines.
Chia sẻ về kế hoạch tái cấu trúc Pacific Airlines, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho hay sẽ tiếp tục hoạt động dưới mô hình công ty độc lập, nhưng vẫn là một phần không thể tách rời của Vietnam Airlines Group. Vị này cũng khẳng định rằng Pacific Airlines sẽ hoạt động theo mô hình hàng không chi phí thấp và phụ trách dải sản phẩm giá rẻ của tổng công ty. Điều này đồng nghĩa Pacific Airlines vẫn sẽ là đối thủ trực tiếp duy nhất của Vietjet Air.
Nếu Vietjet Air đang nắm mức thị phần áp đảo thì Pacific Airlines khởi đầu một thời kỳ mới với khoản lỗ 1.200 tỉ đồng trong sáu tháng đầu năm 2020. Hãng cũng mất đi đối tác chiến lược là Qantas, thương hiệu Jetstar và nguồn thu từ thị trường châu Đại Dương.
Đổi lại, Vietnam Airlines sẽ có toàn quyền tái cơ cấu doanh nghiệp cũng như Pacific Airlines sẽ được hưởng lợi từ chương trình đồng thương hiệu với Hãng hàng không quốc gia.
Một yếu tố khác khiến Pacific Airlines gặp khó ngay từ vạch xuất phát là giá vé. Hãng đang khó cạnh tranh về giá với Vietjet Air khi phí quản trị hệ thống của hãng đang cao hơn đối thủ tới 110.000 đồng/chuyến bay. Với phí quản trị hệ thống cao hơn, dù giảm giá xuống đáy để cạnh tranh, giá vé của Pacific Airlines vẫn sẽ cao hơn Vietjet Air vì thuế phí, trong khi chưa có ưu thế nổi trội về trải nghiệm bay.
Giá vé là yếu tố được hành khách ưu tiên nhất khi đưa ra quyết định mua vé máy bay giá rẻ. Nếu không có điều chỉnh về phí quản trị hệ thống, Pacific Airlines sẽ thua đối thủ chính ngay từ giá vé. Tuy nhiên trong lịch sử hàng không Việt Nam chưa có hãng bay nào điều chỉnh giảm phí quản trị hệ thống.
Tái cơ cấu, thương hiệu “mới mà cũ” Pacific Airlines buộc phải dựa vào nguồn lực và thế mạnh của Vietnam Airlines. Trong bối cảnh bản thân Hãng hàng không quốc gia đang cần bơm gấp 12.000 tỉ đồng “vay chứ không xin”, nếu không hãng sẽ cạn tiền mặt trong tháng 9 tới. Năm nay, Vietnam Airlines dự kiến lỗ 15.000-16.000 tỉ đồng thì Pacific Airline sẽ là phương trình khó cân bằng đối với hãng Hàng không quốc gia.
Có vẻ như số phận của Pacific Airlines vẫn chưa hết long đong khi hết tái cơ cấu tách ra rồi nhập vào lại trở về chủ cũ, đổi tên mới rồi lại trở về tên khai sinh... Tất cả còn ở phía trước nhưng thực tế hãng này cũng chỉ nằm chờ tái cơ cấu chứ chưa có thể chủ động đưa ra kế hoạch phục hồi của riêng mình.
Theo số liệu từ Cục Hàng không, số lượng chuyến bay mà các hãng hàng không Việt thực hiện trong tháng 6 đã phục hồi nhanh so với cùng kỳ. Trong giai đoạn từ 19-5 đến 18-6, các hãng hàng không Việt đã thực hiện tổng cộng 18.623 chuyến bay, tăng 116% so với tháng trước đó và chỉ thua cùng kỳ năm trước 38,3% sau tác động nặng nề của dịch Covid-19.
Trong giai đoạn trên, Vietnam Airlines thực hiện nhiều chuyến bay nhất với 8.469 chuyến bay, xếp sau là Vietjet Air với 6.735 chuyến. Bamboo Airways là hãng khai thác nhiều thứ 3 với 2.010 chuyến, tiếp đến là VASCO với 1.030 chuyến và Jetstar Pacific Airlines 379 chuyến bay.
(Theo TBKTSG)
- Cùng chuyên mục
Tín dụng dẫn dắt lợi nhuận ngân hàng
CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng năm 2025 có thể đạt 18% so với mức thực hiện năm 2024 nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh.
Tài chính - 06/07/2025 10:44
Tiền đồng có thể mất giá 2-3% năm nay
Đây là dự báo của ông Lê Hoài Ân - CFA Founder IFSS, chuyên gia đào tạo và tư vấn hoạt động ngân hàng, Công ty cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp khi trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán về diễn biến tỷ giá VND/USD từ nay tới cuối năm.
Tài chính - 06/07/2025 10:26
HHV chuẩn bị trả cổ tức cổ phiếu
HHV sẽ phát hành 23,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024, tỷ lệ 5%. Công ty dự kiến duy trì mức cổ tức này 3 năm liên tiếp.
Tài chính - 06/07/2025 07:00
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
Theo dữ liệu từ Dragon Capital, chỉ khoảng 1,5% doanh thu các công ty trong chỉ số VN-Index đến từ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển.
Tài chính - 05/07/2025 06:45
Thủ tướng yêu cầu sớm bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo NHNN khẩn trương xem xét gỡ bỏ công cụ hành chính “hạn mức tín dụng” áp dụng cho từng ngân hàng, chuyển sang điều hành theo cơ chế thị trường.
Tài chính - 04/07/2025 09:17
Loạt doanh nghiệp cao su chịu chi cổ tức bằng tiền mặt
Trong đó, có công ty cao su trả cổ tức với tỷ lệ rất cao, lên đến 150%, tương ứng cứ sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về 15.000 đồng.
Tài chính - 04/07/2025 07:35
Giằng co về cuối phiên, VN-Index ‘dứt’ chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp
Trong ngày thị trường chứng khoán điều chỉnh, điều bất ngờ là khối ngoại đã mua ròng mạnh tay trên sàn HoSE, tập trung ở các cổ phiếu SSI, VCI, MWG…
Tài chính - 03/07/2025 17:18
Cổ phiếu khu công nghiệp đỏ lửa sau công bố thuế quan của ông Trump
Còn quá sớm để đánh giá dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng ra sao sau kết quả đàm phán thuế quan. Tuy nhiên, cổ phiếu khu công nghiệp đã phản ứng tiêu cực.
Tài chính - 03/07/2025 12:43
Loạt doanh nghiệp lớn hé lộ lợi nhuận quý II
Nhiều doanh nghiệp lớn ước lợi nhuận quý II khả quan bất chấp biến động của nền kinh tế thế giới. Đây được kỳ vọng sẽ là thông tin tích cực tác động tới thị trường chứng khoán.
Tài chính - 03/07/2025 12:09
Đầu tư chứng khoán thời tin giả 'đè' tin thật
Không ít nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng chạy theo tin đồn chưa được kiểm chứng, phản ứng theo phong trào chỉ vì một dòng trạng thái trên mạng xã hội hay một tấm ảnh “rò rỉ” mờ nhòe gắn mác nội bộ.
Tài chính - 03/07/2025 11:32
Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?
Giới chuyên gia khuyến nghị các nhịp điều chỉnh có thể được xem là cơ hội mua vào, song cần hạn chế giải ngân ở những cổ phiếu chịu tác động trực tiếp từ thuế quan như xuất khẩu gồm dệt may, thủy sản, đồ gỗ... hay bất động sản khu công nghiệp.
Tài chính - 03/07/2025 07:47
UBCKNN tin tưởng chứng khoán Việt Nam được nâng hạng vào tháng 9/2025
Ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch UBCKNN tin tưởng các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đồng thuận với việc nâng hạng TTCK Việt Nam vào kỳ tháng 9/2025.
Tài chính - 02/07/2025 22:36
Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà ở xã hội lãi suất ưu đãi nhất?
Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà ở ngày càng gia tăng, nhiều ngân hàng đang chạy đua triển khai các gói vay ưu đãi với mức lãi suất rất thấp.
Tài chính - 02/07/2025 17:04
Những lời hứa của lãnh đạo doanh nghiệp về cổ phiếu
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đưa ra lời hứa nỗ lực hết mình để đưa công ty đi lên, cổ phiếu về giá trị thực, mang lại niềm tin cho cổ đông trong mùa đại hội 2025.
Tài chính - 02/07/2025 06:59
Bán dự án Lam Hạ, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng
DIC Corp bán toàn bộ dự án Lam Hạ dự thu 1.114 tỷ đồng và ước lãi khoảng 300 tỷ đồng. Đối tác mua chưa được tiết lộ.
Tài chính - 01/07/2025 17:12
Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Gió đã thuận chiều?
Các chuyên gia đánh giá, dù còn những khó khăn từ bên ngoài nhưng các chính sách thúc đẩy nền kinh tế trong nước sẽ là động lực lớn giúp thị trường chứng khoán tích cực hơn trong 6 tháng còn lại của năm 2025.
Tài chính - 01/07/2025 13:45
- Đọc nhiều
-
1
Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?
-
2
Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Gió đã thuận chiều?
-
3
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
-
4
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood
-
5
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago