Đã “ông chủ” nào ra toà vì tội gian lận để sở hữu trên 20% vốn ngân hàng?

Nhàđầutư
Ngành ngân hàng lại đang “nóng” lên khi các vụ đại án liên quan tới ngành này đi vào những giai đoạn mới. Đối tượng bị đem ra xử là các nguyên lãnh đạo, chủ tịch ngân hàng với khả năng “thâu tóm”, “hô mưa gọi gió” khi còn là ông, bà chủ.
NGUYỄN THOAN
17, Tháng 11, 2019 | 17:22

Nhàđầutư
Ngành ngân hàng lại đang “nóng” lên khi các vụ đại án liên quan tới ngành này đi vào những giai đoạn mới. Đối tượng bị đem ra xử là các nguyên lãnh đạo, chủ tịch ngân hàng với khả năng “thâu tóm”, “hô mưa gọi gió” khi còn là ông, bà chủ.

Luật các Tổ chức tín dụng đã có quy định rõ về “mốc” sở hữu vốn của một cá nhân hay doanh nghiệp tại một ngân hàng nhằm giải quyết bài toán thâu tóm, thao túng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, các ông chủ ngân hàng vẫn bằng mọi cách để lách luật nhằm nắm quyền kiểm soát.

Với đòi hỏi minh bạch hoá hoạt động ngân hàng, giảm triệt để tình trạng sở hữu chéo, công ty sân sau, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, loại bỏ vấn đề xung đột lợi ích, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TDTD đã quy định, Chủ tịch HĐQT của một ngân hàng sẽ không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Đến thời điểm hiện tại, sau 2 năm Luật sửa đổi có hiệu lực, tất cả những “ông chủ” đứng 2 chân trên 2 thuyền đều đã rút một chân ra khỏi hoặc ngân hàng hoặc doanh nghiệp, tuy nhiên, thị trường tài chính, ngân hàng vẫn không có nhiều xoay chuyển. Bởi thay vì trước các ông chủ này đứng tên cả ngân hàng và doanh nghiệp, thì nay một người khác, có thể là con gái, con trai hay em rể đã ngồi vào vị trí trước đó của họ, còn thực tế, quyền lực trong tay ai thì vẫn là câu hỏi “dễ trả lời”.

TS-nguyen-tri-hieu

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng

Trao đổi với Nhà đầu tư về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cho rằng, quy định được sinh ra từ một ý tưởng tốt nhưng trên thực tế không giải quyết được vấn đề mà ngành ngân hàng bấy lâu nay phải đối mặt là các ông chủ “ngầm”. “Họ có thể không ra mặt, không đứng tên chủ tịch nhưng họ vẫn là người đứng sau điều hành, quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động lớn nhỏ của ngân hàng”.

“Quy định này thực tế không giải quyết được hạn chế trong ngành ngân hàng là một người, một nhóm người lũng đoạn, khuynh đảo ngân hàng bấy lâu nay”, ông Hiếu nói.

Nói về quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ; cổ đông là tổ chức không sở hữu quá 15%; cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng, ông Hiếu cho rằng, quy định thì rất rõ ràng nhưng thực tế thì các ông chủ ngân hàng vẫn luôn tìm cách “lách luật” để nắm quyền chi phối.

“Nếu hệ thống ngân hàng hoạt động minh bạch, các cổ đông khai báo đúng số cổ phần mình sở hữu thì có lẽ chúng ta đã không có những con số nợ xấu như ngày hôm nay, cũng không có 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho rằng, qua 40 năm xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam, việc một cổ đông trở thành cổ đông chính, cột trụ chiếm tới 90% các ngân hàng và hiện tại tỷ lệ này vẫn không có nhiều thay đổi. “Vấn đề là chúng ta không thể kiểm soát được vấn đề này”.

Sở dĩ có tình trạng này, theo ông Hiếu là vì các ông chủ ngân hàng rất dễ dàng lách luật, ví như việc nhờ những người không liên quan trực tiếp để đứng tên mua cổ phần, ngay cả lái xe, nhân viên dọn dẹp cũng có thể được họ tận dụng để đứng tên mua cổ phần.

Theo ông Hiếu, ở Mỹ, khi muốn thành lập ngân hàng, ông chủ ngân hàng khi nộp đơn lên ngân hàng trung ương và cam kết trước pháp luật là khai báo đúng số cổ phần mình nắm giữ. Nếu bị phát hiện gian lận ông chủ sẽ buộc phải thoái vốn khỏi ngân hàng và bị ra tòa vì tội gian lận.

“Ở Việt Nam cũng có những quy định rất rõ ràng về số cổ phần tối đa mà một cá nhân hoặc tổ chức được sở hữu, nhưng tôi chưa thấy ai bị ra tòa vì tội giân lận khi cố tình sở hữu trên 5% hay 20% cổ phần ngân hàng cả”, ông Hiếu nói.

Trong các vụ đại án xảy ra vừa qua tại các ngân hàng như Oceanbank, VNCB, GPBank… chúng ta đều thấy một thực tế rằng, số cổ phần thực tế mà các ông chủ ngân hàng đang nắm giữ không phải là 5% hay 20% thông qua các công ty con, mà con số này thường lên tới trên 65%, thật chí 80% vốn của ngân hàng đó. Và có thể đó mới là những trường hợp bị lộ trước tòa.

Theo ông Hiếu, hiện nay Luật Chứng khoán cũng có quy định phải công bố thông tin của những cổ đông lớn để công chúng, cổ đông có thể nắm được hoạt động chuyển nhượng, mua bán cổ phần, cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, với quy định chung là cổ đông sở hữu 5% cổ phần trở lên mới phải công bố thông tin thì chưa thật phù hợp với một ngành đặc thù như ngành ngân hàng có số vốn lớn và có tầm ảnh hưởng tới thị trường.

Ông Hiếu đề xuất, riêng với ngành ngân hàng nên công bố toàn bộ danh sách cổ đông và cổ phần sở hữu của họ. Trong Luật Chứng khoán cũng nên quy định riêng với ngành ngân hàng về việc công bố thông tin liên quan tới chuyển nhượng, thay đổi cổ phần. Cùng với đó là ngân hàng cũng cập nhật thông tin thường xuyên về hoạt động chuyển nhượng, mua bán cổ phần mỗi quý 1 lần. “Việc này sẽ giúp minh bạch hóa cơ cấu cổ đông”, ông Hiếu nói.

Lo ngại vì hiện nay nhiều ngân hàng có cơ cấu cổ đông quá cô đặc (khi chỉ khoảng 30-50 cổ đông đã chiếm từ 70-80% vốn ngân hàng), ông Hiếu cho rằng như vậy họ rất dễ liên kết, thao túng hoạt động ngân hàng. Do vậy, ông Hiếu đề xuất, Uỷ ban Chứng khoán cần có quy định về việc “thổi còi”, nếu là người liên quan được ủy quyền cũng cần thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán được biết, cần được công bố thông tin rõ ràng, tránh việc núp bóng người khác sở hữu.

Cùng với đó, ông Hiếu cho rằng, cần có quy định rõ ràng của NHNN về việc xử lý như thế nào về việc gian lận để sở hữu số cổ phần quá quy định và có thể xử lý hình sự.

Nhiều ngân hàng Việt có số cổ đông cô đặc, có thể kể tới như VPBank, VietBank, VIB, VietCapital Bank, ABBAnk, Bắc Á Bank, Kienlongbank, Nam Á Bank, TPBank hay NCB.

Cụ thể, VPBank có 65 cổ đông nắm khoảng 71,83% vốn; VIB: 78 cổ đông chiếm 76,77% vốn; ABBank có 86 cổ đông chiếm 72% vốn; Kienlongbank có 95 cổ đông đã nắm 95,7% vốn; Nam Á Bank 57 cổ đông đã chiếm 91,5% vốn; TPBank 28 cổ đông mà chiếm tới 87% vốn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ