Đo độ cô đặc sở hữu ngân hàng

Nhàđầutư
Ngân hàng được ví như cỗ máy in tiền khổng lồ, chạy 24/7 bất kể ngày đêm. Nhưng sự hấp dẫn của ngành buôn tiền còn lớn hơn thế.
NGHI ĐIỀN
14, Tháng 03, 2019 | 08:38

Nhàđầutư
Ngân hàng được ví như cỗ máy in tiền khổng lồ, chạy 24/7 bất kể ngày đêm. Nhưng sự hấp dẫn của ngành buôn tiền còn lớn hơn thế.

tpbank

Cơ cấu cổ đông ở TPBank rất "đặc", tuy nhiên vẫn còn "loãng" hơn hai nhà băng khác.

Kẽ hở pháp lý

Sự hấp dẫn của ngân hàng thể hiện rõ nhất qua thương vụ ông Phạm Công Danh mua lại Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn, dù biết vào thời điểm đó nhà băng này đã lỗ âm vốn nhiều nghìn tỷ đồng. Mục đích của ông Danh đơn giản là có một tổ chức tín dụng sân sau để bơm vốn cho các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Thiên Thanh.

Đây là điển hình cho một giai đoạn "tranh tối tranh sáng" của giới buôn tiền. Các ông chủ dễ dàng nắm cổ phần chi phối của một ngân hàng (OceanBank, Southern Bank, Sacombank, Trust Bank). Đó là những cái tên đã biết, còn bao nhiêu trường hợp còn chưa phát lộ?

Vài năm gần đây, những thông điệp mạnh mẽ của cơ quan quản lý nhà nước về "làm sạch" hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục được truyền đi. Dù vậy, các quy định về minh bạch tỷ lệ sở hữu ngân hàng còn thiếu chặt chẽ.

Thống kê của Nhadautu.vn chưa tính đến các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối trực tiếp (BIDV, Vietcombank, Vietinbank), gián tiếp (PVCombank, BaoVietBank, PGBank, Sacombank, Saigonbank) và các đơn vị không có thông tin (MSB, Techcombank, SCB, VietABank). Một số ngân hàng có mức độ pha loãng cổ phiếu cao cũng không được đề cập như HDBank, Eximbank, SHB, MBBank, ACB.

Cụ thể, Luật các TCTD quy định cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn ngân hàng, trong khi theo Luật Doanh nghiệp, sở hữu từ 5% trở lên là cổ đông lớn và phải công bố thông tin. 

Đây chính là kẽ hở giữa hai đạo luật này. Thực tế cho thấy chưa có trường hợp cá nhân sở hữu tròn trịa 5% cổ phần một ngân hàng. Bởi chỉ cần dừng ở ngưỡng 4,99% là đã tránh được nghĩa vụ công bố thông tin (không tính người nội bộ). Ngân hàng là ngành đặc thù, 5% là con số rất lớn trong lĩnh vực này. Một nhóm cổ đông liên quan theo Luật các TCTD cũng chỉ có thể sở hữu tối đa 20% cổ phần.

Do dễ dàng "lách" yêu cầu công bố thông tin, nên khó lòng đong đếm được tỷ lệ sở hữu thật của các ông chủ nhà băng.

Thống kê dưới đây của Nhadautu.vn phần nào cung cấp một góc nhìn về mức độ cô đặc trong cơ cấu cổ đông của một số ngân hàng.

Biên bản kiểm phiếu Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản ngày 11/3/2019 của VPBank thể hiện 65 cổ đông nắm 71,83% vốn nhà băng này. Quá trình tăng vốn liên tục và niêm yết đã giúp làm loãng đáng kể cơ cấu sở hữu của VPBank. Biên bản ĐHĐCĐ ngày 1/8/2017 cho thấy 45 cổ đông nắm 72,46% vốn VPBank. Năm 2012, có thời điểm 44 cổ đông nắm tới 89% vốn VPBank.

Với cách thức thu thập thông tin tương tự, tại ngày 12/2/2019, có 30 cổ đông sở hữu 75,08% vốn VIB, không chênh nhiều so với ngày 11/11/2013, khi 78 cổ đông chiếm 76,77%.

Với VietBank, đây là ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông ít nhất. Tại ngày 22/9/2017, VietBank có 106 cổ đông, trong đó 66 cổ đông chiếm đến 95,116%, 1 nhóm 6 cổ đông nắm 30,69%.

Ở một số ngân hàng khác, VietCapital Bank tại ngày 30/9/2018 có 64 cổ đông nắm 60,7% vốn. ABBank ngày 14/2/2018 có 86 cổ đông nắm 72% vốn. Bắc Á Bank ngày 30/11/2017 có 137 cổ đông, không có cổ đông lớn. Kienlongbank ngày 26/4/2018 có 95 cổ đông nắm 95,7% vốn. 57 cổ đông chi phối tới 91,5% vốn Nam Á Bank ngày 6/7/2016. LienVietPostBank ngày 17/10/2017 có 92 cổ đông nắm 61,24%.

Cô đặc

Biên bản họp đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2018-2023 ngày 20/4/2018 thể hiện 28 cổ đông nắm tới 87% vốn của TPBank. Bản cáo bạch 2018 ghi nhận tới ngày 21/3/2018, TPBank có 3 cổ đông lớn là CTCP FPT (8,68%), CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI (7,6%), Tổng công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (5,14%), ngoài ra, Phó Chủ tịch HĐQT Lê Quang Tiến có 4,6% và Tổng công ty Viễn thông Mobifone có 0,95%.

Một báo cáo cập nhật cơ cấu cổ đông của một ngân hàng có trụ sở trên đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) thể hiện tới cuối năm 2018, ngân hàng này có tất cả 1.302 cổ đông. Trong đó 1.282 cổ đông nắm dưới 1%, tổng cộng có 4,51%, 20 cổ đông nắm 95,49% còn lại, tính ra bình quân gần 4,8% mỗi nhà đầu tư, xấp xỉ ngưỡng trở thành cổ đông lớn (5%). Đây là mức độ sở hữu rất cô đặc.

Tuy nhiên vẫn chưa phải là nhất trong giới ngân hàng.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 9/11/2017 để bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới của Ngân hàng Quốc dân (NCB), chỉ có sự tham gia của 16 cổ đông, nhưng lại chiếm đến 83,75% vốn, quy ra mỗi cổ đông sở hữu bình quân 5,23% vốn NCB, nếu trừ đi cổ đông lớn CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định (9,9%) thì 15 cổ đông còn lại sở hữu 73,1% NCB, trung bình 4,9% mỗi cổ đông. Đây là tỷ lệ rất cao, nhất là trong bối cảnh NCB đã niêm yết chứng khoán từ năm 2010.

Dữ liệu này phản ánh thực tế là tới ngày 11/10/2018, Năng lượng Sài Gòn - Bình Định là cổ đông lớn duy nhất của NCB. Các lãnh đạo của NCB gần như không nắm cổ phiếu, trừ Thành viên HĐQT bà Trần Hải Anh có 4,15%, dù chồng bà, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng không có cổ phần nào.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ