Đã có phương án xử lý 12 dự án 'yếu kém' Bộ Công Thương

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, một trong những thành tích đáng kể mà Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm được năm 2021 là "phân tích, tham mưu cho Chính phủ, được Bộ Chính trị đồng ý với giải pháp xử lý cụ thể đối với 12 dự án yếu kém tồn tại của Bộ Công Thương".
ĐÌNH VŨ
09, Tháng 01, 2022 | 15:19

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, một trong những thành tích đáng kể mà Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm được năm 2021 là "phân tích, tham mưu cho Chính phủ, được Bộ Chính trị đồng ý với giải pháp xử lý cụ thể đối với 12 dự án yếu kém tồn tại của Bộ Công Thương".

Ngày 8/1, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 với sự tham gia của 19 tập đoàn, tổng công ty thành viên.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, sau 3 năm thành lập và đi vào hoạt động, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thực hiện nhiều dự án đầu tư trọng điểm, quan trọng có tác động lớn đến thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như khởi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I; khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1; khởi công trở lại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

PTTg

Phó Thủ tướng Chỉnh phủ Lê Minh Khái. Ảnh: Internet

Trong năm 2021, 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 99% kế hoạch doanh thu, vượt 62% kế hoạch về lợi nhuận trước thuế và vượt 27% kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước.

Sau nhiều năm, các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương chưa hoàn thành xử lý, năm 2021, Ủy ban cũng đã tổng hợp, đánh giá, phân tích và tham mưu cho Chính phủ, được Bộ Chính trị đồng ý với giải pháp xử lý cụ thể, phù hợp đối với 5 dự án, doanh nghiệp để giao các tập đoàn, tổng công ty chủ động thực hiện và đề ra định hướng xử lý tiếp tục đối với 7 dự án, doanh nghiệp còn lại. "Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ, Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục sớm xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp, giảm thiếu tối đa thiệt hại cho Nhà nước", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết, năm 2021, Ủy ban và các doanh nghiệp trực thuộc đã tích cực triển khai thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tiêu biểu như: Xây dựng Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban giai đoạn 2021-2025; hoàn thành cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) và 3 doanh nghiệp cấp 2 thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc; hoàn thành quyết toán cổ phần hóa Tập đoàn Cao su Việt Nam.

Định hướng phát triển cho Uỷ ban năm 2022, Phó Thủ tướng nhấn mạnh trọng tâm gồm:

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong việc rà soát các quy định pháp luật còn gây vướng mắc để tập trung tháo gỡ; nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động của Ủy ban nhằm thực sự tách bạch giữa chức năng quản lý vốn và chức năng quản lý nhà nước; đảo đảm cho Ủy ban có đầy đủ các quyền hạn tương xứng với trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp, tương xứng với các trọng trách, nhiệm vụ và kỳ vọng khác mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi gắm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty, đặc biệt là công tác giám sát tài chính, giám sát đầu tư.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; giữ vững vai trò của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, đẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao. Kịp thời rà soát, tổng hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tập đoàn, tổng tông ty phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Kiện toàn đủ cán bộ theo chỉ tiêu biên chế được giao, bảo đảm năng lực công tác đáp ứng được yêu cầu công việc.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 giảm 7%

nguyen-ngoc-canh

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp. Ảnh: Internet.

Thông tin về kết quả đạt được của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban cho biết: Với vai trò công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty, năm 2021 Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước có tổng doanh thu ước đạt 99% kế hoạch (816.015 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2020); tổng lợi nhuận trước thuế ước vượt 70% kế hoạch (34.119 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2020); tổng nộp ngân sách ước vượt 27% kế hoạch (62.443 tỷ đồng, bằng năm 2020).

Trong đó, 13/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách.

Một số tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, đạt lợi nhuận vượt trội so với những năm trước như Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Xác định mục tiêu năm 2022, đại diện Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, sẽ tích cực thực hiện và đóng góp có hiệu quả vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu; tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Tích cực triển khai hoạt động đầu tư, giải ngân vốn đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng, gắn với giám sát đầu tư chống thất thoát, dàn trải, lãng phí.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển các mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.

Tiếp tục xử lý có kết quả các “đại dự án” đang tồn đọng; xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ