Cuộc di dân lịch sử ở kinh đô Huế - Bài 3: Sẵn sàng di dời 4.200 hộ dân

Nhàđầutư
Trước cuộc di dời dân có tính “lịch sử” của tỉnh Thừa Thiên - Huế nhằm trả lại cảnh quan vốn có của Kinh thành Huế, toàn tỉnh đã tích cực chuẩn bị, sẵn sàng di dời 4.200 hộ ra khỏi di tích sau Tết cổ truyền dân tộc.
ANH BÌNH - PHAN TIẾN
21, Tháng 01, 2019 | 10:00

Nhàđầutư
Trước cuộc di dời dân có tính “lịch sử” của tỉnh Thừa Thiên - Huế nhằm trả lại cảnh quan vốn có của Kinh thành Huế, toàn tỉnh đã tích cực chuẩn bị, sẵn sàng di dời 4.200 hộ ra khỏi di tích sau Tết cổ truyền dân tộc.

Tâm điểm năm 2019 sẽ di dời đồng loạt

Theo báo cáo, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, việc di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh Thành Huế được xem là 1 trong 4 chương trình trọng điểm trong năm 2019.

anh bai 3 - 1

Chương trình di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh Thành Huế được xem là 1 trong 4 chương trình trọng điểm trong năm 2019.

Theo đó, phương án di dời dân cư khoảng hơn 4.200 hộ thuộc khu vực I di tích Kinh thành Huế được thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2021. Kinh phí di dời, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là khoảng hơn 2.800 tỉ đồng, từ ngân sách Trung ương.

Ngoài ra, địa phương sẽ bố trí kinh phí để đầu tư hạ tầng khu dân cư mới nhằm chuẩn bị phục vụ tái định cư trước khi di dời dân cư, với diện tích khoảng 73 ha tại phường Hương Sơ (TP. Huế). Khu tái định cư mới phải đảm bảo các yếu tố cơ bản về hạ tầng kỹ thuật và các thiết chế y tế, văn hóa, giáo dục của khu tái định cư. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng hơn 1.360 tỉ đồng.

“Biết là rất khó nên nhờ ở lòng dân”

Tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2019, do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế tổ chức. Ông Phan Thanh Hải – Giám đốc TTBTDTCĐ cho biết, Thừa Thiên – Huế đã giải phóng 44 năm nhưng vẫn còn món nợ lịch sử rất lớn. Đó là món nợ tình trạng hơn 4.200 hộ dân vẫn sống ngay trong vùng lõi di sản, cuộc sống của đại đa số hộ dân rất khó khăn. Vì thế, đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng của khu vực I di tích Kinh thành Huế mang tính chất lịch sử và việc thực hiện không hề đơn giản.

anh bai 3- 2

Mục tiêu đặt ra trong năm 2019 đó là việc giải tỏa khoảng 600 hộ dân ở khu vực Thượng Thành và vùng kế cận ra khỏi di tích.

Theo ông Hải, mặc dù tỉnh xây dựng chính sách đặc biệt cho các hộ dân khó khăn trong diện giải tỏa nhưng chính sách dù đặc biệt đến mức nào, việc thực hiện cũng gặp nhiều trở ngại.

Bởi lẽ, có những hộ gia đình sinh sống trong những ngôi nhà tạm bợ diện tích chỉ vài m2. Những hộ dân này dù được đền bù kiểu gì, cũng khó có đủ tiền mua một miếng đất hay một căn hộ chung cư để ở.

“Bây giờ, chúng ta giải tỏa chừng ấy hộ dân mà làm được thì tôi cho rằng hết sức vĩ đại. Chúng tôi nói thật là ước ao làm được việc này, dù biết rằng rất khó và hiện nay lãnh đạo tỉnh rất tâm huyết và nỗ lực hết sức”, ông Hải nói.

Khó, bởi thực tế, trong thời gian 12 năm, từ 2006-2018, chỉ 166 hộ dân đoạn từ cửa Thượng Tứ đến góc Tây Nam Đài mà vẫn chưa giải tỏa xong. Hiện vẫn còn 7 hộ khu vực này chưa di dời.

Ông Hải thông tin thêm, trong năm 2019, mục tiêu đặt ra hết sức lớn, đó là việc giải tỏa khoảng 600 hộ dân ở khu vực Thượng Thành và vùng kế cận ra khỏi di tích.

Cùng dân chia snhững khó khăn

Để bám sát thực tế và chuẩn bị tốt nhất cho cuộc di dân lịch sử, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh đã có cuộc thị sát vào tháng 9/2018.

anh bai 3-3

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh đã có cuộc thị sát vào tháng 9/2018 để lắng nghe và chia sẻ những khó khăn của người dân nơi đây.

Tại đây, ông Thọ đã được nghe nhiều tâm tư nguyện vọng người dân sống “treo” ở đây. Cụ thể các hộ dân ở đây đều có nhu cầu rất lớn về việc di dời đến nơi ở mới có điều kiện tốt hơn hiện tại. Tuy nhiên, rất nhiều hộ dân có mức sống rất thấp, khó có đủ khả năng để làm được nhà ở mới, nếu không được sự hỗ trợ của các cấp giao đất di dời, làm nhà ở.

Đa số người dân đồng tình ủng hộ tỉnh, họ đều mong muốn sớm được nhà nước quan tâm, có những chính sách hỗ trợ thích hợp để sớm ổn định cuộc sống, yên tâm sinh sống mỗi khi mùa mưa bão đến, có điều kiện để con cái học tập, phát triển, an cư lạc nghiệp, trả lại cảnh quan môi trường cho Cố đô Huế.

Chia sẻ với những khó khăn của người dân sinh sống trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, lãnh đạo tỉnh luôn trăn trở trước những khó khăn của các hộ dân sinh sống nơi đây, tỉnh sẽ làm hết sức mình để cùng đồng hành với dân đến nơi ở mới, đảm bảo nơi ăn chốn ở ổn định xây dựng cuộc sống mới.

anh bai 3 - 4

Cuộc di dân “ lịch sử” sẽ xóa những hình ảnh thiếu mỹ quan ra khỏi vùng di tích Kinh thành Huế.

Tỉnh đang tích cực tìm các giải pháp, những chính sách hỗ trợ phù hợp để sớm đưa các hộ dân đến sống ở khu vực mới, có điều kiện cuộc sống tốt hơn. Chủ tịch UBND tỉnh rất mong bà con nhân dân đồng tình, ủng hộ chủ trương của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các Sở, ngành liên quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, UBND thành phố Huế cần khẩn trương hoàn thiện Đề án di dời giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế trình các Bộ ngành và Chính phủ phê duyệt.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: tỉnh đang tích cực chuẩn bị tốt nhất cho cuộc di dân có tính chất lịch sử. Để đạt được hiệu quả, thì phải đến gần dân, chia sẻ cùng dân và hiểu tâm tư nguyện vọng của dân.

Sau khi di dời dân cư sẽ triển khai công tác bảo tồn, trùng tu, phục hồi và tôn tạo các yếu tố gốc của công trình di tích trên cơ sở các hồ sơ, tư liệu lịch sử. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị di tích, thực hiện các giải pháp khai thác với sự tham gia của cộng đồng và nguồn lực xã hội hóa. Ông Thọ cho biết thêm.

(Còn tiếp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ