Cuộc chiến Mỹ - Trung tiếp theo sẽ là tài chính?

Nhàđầutư
Có vẻ như Mỹ đang ấp ủ một kế hoạch mới, cô lập Trung Quốc với hệ thống tài chính dựa trên đồng USD. Cuộc thương chiến Mỹ - Trung có thể sẽ kết thúc nhưng những xung đột để giành ảnh hưởng và vị thế số 1 toàn cầu vẫn đang tiếp diễn.
TIỆP NGUYỄN
26, Tháng 10, 2019 | 08:07

Nhàđầutư
Có vẻ như Mỹ đang ấp ủ một kế hoạch mới, cô lập Trung Quốc với hệ thống tài chính dựa trên đồng USD. Cuộc thương chiến Mỹ - Trung có thể sẽ kết thúc nhưng những xung đột để giành ảnh hưởng và vị thế số 1 toàn cầu vẫn đang tiếp diễn.

Tuyên bố gần đây về "pha 1" trong đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là một bước đi quan trọng để có được một thỏa thuận toàn diện nhằm kết thúc cuộc thương chiến kéo dài hơn một năm qua.

Nhưng, đây không phải là hành động của chính quyền Mỹ nhằm bỏ qua chính sách đối nghịch của phía Trung Quốc. Thực tế, chính quyền Trump đang sẵn sàng khởi động một cuộc chiến khác với Trung Quốc. Và lần này là chiến tranh về dòng tài chính. 

Trong một nền kinh tế toàn cầu mang tính hợp nhất cao, thương mại và tài chính là 2 mặt của một đồng xu. Những giao dịch thương mại xuyên biên giới phụ thuộc vào một hệ thống thanh toán quốc tế hoạt động tốt và một mạng lưới mạnh mẽ của những thể chế tài chính sẵn sàng, có đủ khả năng để phát hành tín dụng. Cơ sở hạ tầng tài chính này được xây dựng trên cơ sở đồng USD - đồng tiền quốc tế vững mạnh và dễ trao đổi nhất. 

01usdtrade

Giáo sư kinh tế quốc tế, Paola Subacchi cho rằng sau thương chiến sẽ là một cuộc chiến tài chính.

Vị thế dẫn đầu toàn cầu về mặt dự trữ của đồng USD từ lâu đã tạo cho Mỹ điều mà cố tổng thống Valéry Giscard d’Estaing và Bộ trưởng Tài chính Pháp gọi là "đặc quyền thái quá": Mỹ có thể in tiền với cái giá không đáng kể và sử dụng nó để mua sản phẩm và dịch vụ toàn cầu. Nhưng, với sự rộng mở của thị trường vốn toàn cầu, Mỹ cũng tạo được ảnh hưởng cao hơn rất nhiều với phần còn lại của thế giới. 

Ngày nay, 80% thương mại thế giới được lập hóa đơn và thanh toán bằng USD. Hầu hết các giao dịch quốc tế đều được thanh toán thông qua hệ thống tài chính Mỹ. Khoảng 16 triệu lệnh giao dịch hàng ngày được thực hiện thông qua mạng của Hiệp hội Viễn thông Liên ngân hàng và Tài chính Quốc tế châu Âu - Mỹ SWIFT. Vì thế, việc Mỹ đặt lệnh cấm và hạn chế với những dòng vốn sẽ có tác động lớn hơn nhiều so với bất cứ loại thuế quan nào. 

Và việc đặt lệnh cấm chỉ cần viện dẫn tới Luật về Quyền hạn Kinh tế trong Tình trạng Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 (IEEPA). Luật này cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và triển khai một loạt các công cụ kinh tế nhằm đối phó với những mối đe dọa bất thường hoặc đặc biệt. 

IEEPA cấu thành nên nền tảng pháp luật cho rất nhiều các chương trình trừng phạt của Mỹ, phần lớn các vị tổng thống sử dụng nó để ngăn chặn các giao dịch và đóng băng tài sản. Ví dụ, vào những năm 1980, tổng thống Ronald Reagan đã đưa ra mệnh lệnh hành chính theo luật IEEPA, chặn toàn bộ giao dịch thanh toán tới Panama sau vụ đảo chính khiến Manuel Noriega lên nắm quyền (Những khoản tài trợ định dành cho Panama được chuyển vào một tài khoản thứ 3 lập tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York).

02USDTRade

Ông Trump có thể sử dụng IEEPA làm công cụ để đạt được các mục tiêu về địa chính trị.

Ông Trump, đã chứng tỏ ông không chỉ muốn nói suông về "tình trạng khẩn cẩn" khi phù hợp, ông đã viện dẫn tới luật IEEPA nhiều lần, bao gồm cả mục đích biện minh cho việc áp thuế với những mặt hàng nhập khẩu từ Mexico và đòi hỏi các quan chức của mình yêu cầu các công ty Mỹ "ngay lập tức tìm kiếm một con đường với Trung Quốc". Với mong muốn hất cẳng tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, ông Trump cũng đã sử dụng IEEPA để đóng băng các tài sản của công ty dầu khí nhà nước PDVSA. 

Mỹ cũng cấm đoán các nhà đầu tư của mình mua mọi loại nợ của chính phủ Venezuela hay bán cổ phiếu của mọi thực thể, tổ chức mà các nhà đầu tư này đang nắm quyền chi phối. Trong khi đó, ông Trump lại cho phép Juan Guaidó tổng thống tự xưng do Mỹ chống lưng được quyền tiếp cận các tài sản của chính phủ Venezuela đang được giữ tại FED kể từ khi người tiền nhiệm của ông là Barrack Obama đóng băng nó vào năm 2015.

Ngược lại với những gì dư luận tin tưởng, ông Trump đã không áp thêm lệnh trừng phạt nhiều hơn những người tiền nhiệm của ông. Nhưng ông đã đặt ra những con đường sáng tạo đặc biệt, thường sử dụng lợi thế bất đối xứng trong ảnh hưởng về tài chính của Mỹ, để đảm bảo rằng những phương pháp mà chính quyền của ông sử dụng sẽ gây ra thiệt hại lớn nhất, không thèm đếm xỉa tới ảnh hưởng của chúng đối với bên thứ 3. Vì thế, Nga cũng phải đối mặt không chỉ với việc bị đóng băng tài sản, chặn các giao dịch mà còn bị hạn chế tiếp cận hệ thống ngân hàng Mỹ và bị loại khỏi những hợp đồng đã đạt được. 

Trung Quốc, vốn đã chật vật với tình hình xuất khẩu xuống dốc, đầu tư trì trệ, tiêu dùng yếu kém và tăng trưởng chậm lại, có vẻ sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của IEEPA. Có thông tin rằng chính quyền của ông Trump đang cân nhắc hạn chế đầu tư Mỹ chảy vào Trung Quốc, bao gồm cả lệnh cấm các quỹ lương hưu đầu tư vào thị trường vốn Trung Quốc, xóa tên các công ty Trung Quốc khỏi Sở giao dịch chứng khoán Mỹ, và hạn chế tiếp cận chỉ số chứng khoán được quản lý bởi các công ty Mỹ.

Vẫn chưa rõ những chính sách như vậy sẽ được thi hành thế nào và sẽ không dễ để hoàn thành chúng, nhưng việc thiếu đi một chiến lược tốt chưa bao giờ khiến ông Trump ngừng lại, đặc biệt là khi phải sử dụng đòn bẩy về kinh tế để tiến tới các mục tiêu về địa chính trị. 

03USDpre

Đồng USD tạo ra cho Mỹ đặc quyền và ảnh hưởng rất lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Phương thức hành động này có thể thành công trong ngắn hạn. Nhưng việc ông Trump nhiều lần vũ khí hóa đồng USD sẽ gây xói mòn lòng tin của những người giữ tài sản được Mỹ xác minh và đảm bảo bằng đồng USD. Có bao nhiêu công ty nước ngoài sẽ mong muốn có mặt trong danh sách của Sở giao dịch chứng khoán Mỹ khi biết rằng họ có thể sẽ bị xóa tên bất cứ lúc nào? Và có bao nhiêu người không phải là công dân Mỹ sẽ giữ tài sản của họ tại ngân hàng Mỹ nếu những va chạm về địa chính trị có thể khiến khối tài sản này bị đóng băng?

Với sự ngờ vực vào những bệ đỡ của Mỹ, sẽ càng có thêm động lực cho việc chuyển hướng sang tái cơ cấu tiền tệ quốc tế - điều mà Trung Quốc đã ủng hộ trong thập kỷ vừa qua. Điều này có nghĩa là sẽ mở ra vai trò quốc tế cho nhiều đồng tiền khác như Euro hay với Trung Quốc là đồng Nhân dân tệ. Điều này cũng sẽ dẫn tới việc tạo ra một hệ thống tiền tệ thay thế, với trung tâm là nhu cầu của những nước đang phát triển, đặc biệt là với những nhà xuất khẩu dầu và hàng hóa. 

Bằng cách mở rộng mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia, ông Trump đang khuyến khích sự phân ly giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới và sự xuất hiện một thế giới lưỡng cực với trật tự được dẫn dắt bởi những đối thủ cạnh tranh giành chức bá chủ. Với sự đổ vỡ của hệ thống thương mại và tài chính đã chống đỡ nền kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ, vũ đài hiện tại được lập nên để chứng kiến một cuộc xung đột mang tính tàn phá.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ