Không có bên thắng trong thương chiến Mỹ - Trung - Phần 1

Nhàđầutư
Mọi người đều thua trong cuộc đụng độ Mỹ - Trung. Nhưng, người Mỹ là thua đau nhất.
TIỆP NGUYỄN
12, Tháng 10, 2019 | 06:45

Nhàđầutư
Mọi người đều thua trong cuộc đụng độ Mỹ - Trung. Nhưng, người Mỹ là thua đau nhất.

Vào cuối tháng 6/2019, các lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ tuyên bố tại cuộc họp G-20 ở Osaka, Nhật Bản, rằng họ đã đạt được một sự hòa hoãn trong cuộc thương chiến. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 2 bên đã đặt các cuộc đàm phán "về lại lộ trình".

Ông đã tạm dừng việc áp thuế trừng phạt mới lên các sản phẩm của Trung Quốc và dỡ bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm công nghệ cho Huawei, nhà khổng lồ viễn thông Trung Quốc hiện đang nằm trong danh sách đen của Mỹ. Các thị trường đã trấn tĩnh lại, truyền thông đưa tin gọi động thái này là một "hành động ngừng bắn".

Trạng thái ngừng bắn này không mang tính thiết thực, nó chỉ là một trong số những sự kiện phản ánh trạng thái thất thường của công tác ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington. Tất cả mọi thứ trên mặt trận thương mại đều không yên bình.

001Tradewar3

Phân tích theo số liệu thì dường như Mỹ rất khó để thắng cuộc thương chiến.

Vào tháng 9, sau một mùa hè với những sự kiện nóng bỏng, chính quyền tổng thống Trump đã tiếp tục áp thêm 1 lần thuế trừng phạt vào 125 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc. Trung Quốc đáp trả bằng cách ban hành lệnh áp thuế trả đũa lên 75 tỷ USD sản phẩm của Mỹ.

Mỹ có thể sẽ lại tiến hành một vòng áp thuế mới vào tháng 11, đem tổng giá trị hàng hóa bị áp thuế trừng phạt lên tới hơn 500 tỷ USD, bao gồm tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự trả đũa của Trung Quốc sẽ nhắm vào 69% các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ.

Washington vừa thông tin đã hoàn thành "pha 1" trong đàm phán thương mại với Trung Quốc. Họ sẽ tạm thời dừng áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào tuần tới.

Nếu tất cả các mối đe dọa được thực thi, tỷ lệ trung bình thuế mà Mỹ áp vào các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ là khoảng 24%, từ mức 3% vào khoảng 2 năm trước. Còn tỷ lệ thuế mà Trung Quốc áp với hàng hóa Mỹ là 26%, so với mức trung bình 6,7% đối với tất cả các nước khác.

Những bên tham gia thương chiến vẫn còn có thể lui bước khỏi bờ vực. Đã có hơn 1 tá các vòng đàm phán cấp cao nhưng chưa có viễn cảnh hòa giải thực chất. Ông Trump nghĩ rằng việc áp thuế sẽ khiến Trung Quốc nhượng bộ và thay đổi những hành động thương mại không công bằng.

Trung Quốc có thể muốn "rục rịch" trong một số vấn đề, như mua thêm hàng hóa Mỹ, mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ, cải thiện vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm đổi lấy việc được loại bỏ tất cả các vòng áp thuế mới, nhưng không phải với những yêu cầu mở rộng của chính quyền tổng thống Trump. Trong khi đó, Trung Quốc cũng hy vọng hành động trả đũa của mình có thể gây ra đủ thiệt hại kinh tế cho Mỹ để Washington phải xem xét lại lập trường của mình.

02china-usa-final-gowHw-20104

Trung Quốc chỉ áp thuế vào các mặt hàng mà mình có thể có nguồn thay thế như đậu nành của Mỹ.

Những con số ám chỉ rằng Washington đang không thắng cuộc thương chiến này. Mặc dù, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, việc áp thuế gây thiệt hại với người tiêu dùng Mỹ nhiều hơn là ở phía Trung Quốc. Với những lo sợ về suy thoái sắp xảy ra, ông Trump phải tính đến thực tế là hành động hiện tại của ông đang đẩy nền kinh tế Mỹ vào tình trạng nguy hiểm, gây ra mối đe dọa cho hệ thống thương mại quốc tế, đồng thời trong việc giảm đi thâm hụt thương mại mà ông rất căm ghét.

Ông Trump có thể từ bỏ chính sách tự hủy diệt của mình với Trung Quốc, nhưng cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ vẫn tiếp tục kể cả khi ông không còn là tổng thống. Hầu hết những câu chuyện nói về cuộc xung đột 2 nước đều biến nó thành một cuộc đụng độ cá nhân, sự thất thường của ông Trump đối đầu với ý chí kiên định của ông Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhưng thực chất đây là sự va chạm mang tính hệ thống. Cái giá phải trả hiện tại cho cuộc thương chiến phản ánh những thực tế mang tính cấu trúc vốn là nền tảng cho quan hệ giữa 2 nền kinh tế Mỹ - Trung. Cần phải theo dấu những động lực mà 2 cường quốc đang tìm cách để có một sự cân bằng động mới về kinh tế trong những năm tới. 

Một ví dụ về tôm hùm

Thương chiến không tạo ra những kết quả mong muốn với Mỹ. Washington lần đầu áp thuế trừng phạt vào sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2018. Trong cùng năm, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng 34 tỷ USD, hay 7% (hàng năm). Trong khi đó, hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm 10 tỷ USD, hay 8%.

Trong 8 tháng đầu năm nay, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chỉ giảm dưới 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm hơn nhiều, ở gần mức 24%. Thay vì thu hẹp chênh lệch, việc áp thuế đã làm tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc: với gần 12% trong năm 2018 (khoảng 420 tỷ USD) và khoảng 8% nữa trong 8 tháng đầu năm nay.

003Tradewar3

Hàng xuất khẩu sang Mỹ đang giảm nhiều so với Trung Quốc trong cuộc thương chiến.

Có ít nhất hai lý do giải thích tại sao hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ không bị giảm đi như chính quyền Trump mong đợi. Một là không có hàng thay thế cho rất nhiều sản phẩm mà Mỹ phải nhập khẩu từ Trung Quốc như iPhone hay những chiếc drone phổ thông. Vì thế, người mua tại Mỹ bị buộc phải chịu chính mức thuế mà Mỹ đã áp vào Trung Quốc vì sản phẩm sẽ có giá cao hơn.

Lý do thứ 2 là rất nhiều các nhà sản xuất sản phẩm của Mỹ chưa rời được Trung Quốc vì nhiều công ty phụ thuộc vào những chuỗi cung ứng chỉ tồn tại ở Trung Quốc. Ví dụ như năm 2012, Apple đã thử chuyển nhà máy sản xuất máy tính Mac Pro cao cấp từ Trung Quốc về Texas, nhưng do không kiếm được nguồn ốc vít nhỏ cho máy tính đã khiến họ không thể di chuyển.

Một vài nhà sản xuất xuất khẩu đang rời Trung Quốc nhưng không phải là vì Mỹ. Theo một cuộc thăm dò của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải vào tháng 5, chỉ có dưới 6% các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc có kế hoạch chuyển về nước. 66% các công ty Mỹ nói rằng họ sẽ ở lại Trung Quốc.

Sự thiệt hại về kinh tế về mặt nhập khẩu rõ rệt với Mỹ hơn là về phía Trung Quốc. Các nhà kinh tế học tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thấy rằng, trong năm 2018, việc áp thuế trừng phạt không khiến cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm giá thành. Thay vào đó, toàn bộ phí thuế đánh vào người tiêu dùng Mỹ.

Khi việc áp thuế khiến giá hàng hóa tăng cao, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải lựa chọn để mua hàng thay thế (nếu có) từ đất nước khác. Những mặt hàng này có thể đắt hơn hàng nhập khẩu gốc từ Trung Quốc nhưng rẻ hơn cùng loại hàng này sau khi áp thuế. Sự khác biệt về giá khác biệt giữa hàng nhập khẩu Trung Quốc trước khi áp thuế và mặt hàng thay thế ở nước thứ 3 cấu thành điều mà các nhà kinh tế gọi là "mất trắng" đối với nền kinh tế.

004Tradewar3

Trung Quốc áp thuế với tôm hùm Mỹ nhưng lại giảm thuế với tôm hùm của Canada.

Các nhà kinh tế học tính toán với mức thuế đã áp vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, mỗi hộ gia đình sẽ mất trắng 620 USD hay khoảng 80 tỷ USD hàng năm với mọi người dân Mỹ. Con số này chiếm khoảng 0,4% GDP của Mỹ. Nếu Mỹ tiếp tục mở rộng các vòng áp thuế trừng phạt như dự kiến, mất mát sẽ tăng gấp đôi.

Trong khi đó, người tiêu dùng Trung Quốc không phải trả giá cao hơn cho các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Nghiên cứu của kinh tế quốc tế của Viện Peterson cho thấy kể từ đầu năm 2018, Trung Quốc đã tăng tỷ lệ trung bình về thuế với hàng nhập khẩu Mỹ từ 8% lên 21% và giảm thuế cho toàn bộ các đối tác thương mại của mình từ 8% xuống 6,7%.

Trung Quốc chỉ áp thuế với những hàng hóa Mỹ có thể thay thế bằng sản phẩm nhập khẩu từ nước khác với giá tương đương. Nước này cũng giảm các loại thuế cho những sản phẩm Mỹ mà không thể mua được ở nơi khác với giá rẻ hơn như chất bán dẫn và dược phẩm. Cuối cùng thì giá nhập khẩu của Trung Quốc cho cùng một sản phẩm hạ xuống về mặt tổng thể, mặc dù áp thuế cao hơn vào hàng nhập khẩu Mỹ.

Những tính toán "ranh mãnh" của Bắc Kinh có thể được ví dụ bằng tôm hùm. Trung Quốc đã áp 25% thuế lên tôm hùm của Mỹ vào tháng 7.2018, khiến xuất khẩu tôm hùm của Mỹ giảm 70%. Cùng lúc, Bắc Kinh giảm 3% thuế cho tôm hùm Canada. Kết quả là, xuất khẩu tôm hùm Canada sang Trung Quốc tăng gấp đôi. Người tiêu dùng Trung Quốc trả giá thấp hơn cho tôm hùm nhập khẩu từ cùng một vùng biển.

(Còn tiếp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ