Không có bên thắng trong thương chiến Mỹ - Trung - Phần 3

TIỆP NGUYỄN
09:14 13/10/2019

Những ai tin Mỹ sẽ chiến thắng trong cuộc thương chiến đều sẽ sốc khi nhìn những số liệu thực tế của Mỹ và Trung Quốc trong cuộc thương chiến.

Tiêu dùng cá nhân tại Trung Quốc đang tăng cao, chiếm 35% GDP vào năm 2010 và 39% vào năm ngoái, đang được hy vọng sẽ tiếp tục tăng, khiến kinh tế tăng trưởng. Đặc biệt là khi Trung Quốc mở rộng bảo hộ xã hội và phúc lợi, giải phóng tiết kiệm cá nhân cho tiêu dùng.

Mặt khác, nền kinh tế Mỹ đã mở rộng với thời gian dài nhất trong lịch sử. Và, chu kỳ đi xuống tất yếu của nó đã sắp xảy ra. Vào quý 2 năm nay, tăng trưởng GDP hạ từ 3,1% ở quý 1 xuống dưới mức 2%.

Chưa tính tới sự leo thang vào tháng 9 vừa qua, cuộc thương chiến khiến GDP Mỹ giảm khoảng 0,5%. Và những trở ngại có thể khiến Mỹ suy sụp về kinh tế theo dự đoán trước đó. (Theo thăm dò ý kiến vào tháng 9 của Washington Post, 60% người Mỹ cho rằng sẽ có suy thoái vào năm 2020).

009Tradewar3

Nếu không sớm kết thúc thương chiến, rất có thể ông Trump sẽ khiến nước Mỹ rơi vào suy thoái.

Viễn cảnh về một cuộc suy thoái có thể khiến ông Trump phải dừng lại cuộc thương chiến. Và đó là một điều hợp lý để cuộc thương chiến đi đến hồi kết. Cùng nhau, người Mỹ chưa phải chứng kiến sự thiệt hại của việc áp thuế. Nhưng bước ngoặt sẽ xảy ra khi mọi người đều nhận thức được rằng nền kinh tế bắt đầu mất đà.

Nếu cuộc thương chiến tiếp tục, nó sẽ làm tổn thương tới hệ thống thương mại quốc tế. Hệ thống này dựa vào sự phân chia lao động với nền tảng là lợi thế tương đối của mỗi nước. Khi hệ thống này trở nên ít bị phụ thuộc hơn, khi đổ vỡ bởi sự tảy chay và hành vi thù địch của cuộc thương chiến, mọi nước sẽ bắt đầu cách ly khỏi những nước khác.

Trung Quốc và Mỹ luôn song hành về kinh tế, mỗi nước đều là đối tác thương mại lớn nhất của nước kia. Mọi cố gắng để phân ly 2 nền kinh tế sẽ mang lại hậu quả thê thảm cho cả 2 và thiệt hại rất lớn với thế giới.

Giá tiêu dùng tăng cao, sự tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, các kênh cung ứng bị hủy hoại, mọi người phải làm việc gấp đôi trên quy mô toàn cầu, sự chia cắt số - về công nghệ, Internet, viễn thông sẽ cản trở sáng tạo khi hạn chế phạm vi và tham vọng của các công ty công nghệ.

Niềm hy vọng

Cuộc thương chiến của ông Trump không đơn giản chỉ để tìm cách giảm thâm hụt thương mại. Thay vào đó, chính quyền của ông coi việc áp thuế là phương tiện để làm chậm lại sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và thẩm định sức mạnh tăng trưởng của một đối thủ địa chính trị.

Trung tâm của bàn cờ này là quan điểm rằng hệ thống chính phủ Trung Quốc gắn với các hoạt động kinh tế, tạo ra mối đe dọa duy nhất cho nước Mỹ. Đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer đã nhấn mạnh rằng mục tiêu của việc áp thuế là để thúc ép Trung Quốc phải xem xét lại cách kinh doanh của mình.

0010Tradewar3

Tiêu dùng cá nhân tại Trung Quốc ngày càng tăng và biến thành động lực tăng trưởng nền kinh tế.

Nhưng rất trớ trêu vì địa hạt tư nhân của Trung Quốc lại bị cuộc thương chiến đánh mạnh nhất, trong khi nó chiếm tới 90% xuất khẩu của Trung Quốc (trong đó 43% là của các công ty nước ngoài). Nếu cuộc thương chiến kèo dài, nó sẽ làm suy yếu lĩnh vực tư nhân.

Trung Quốc có thể đồng ý để cam kết mua nhiều hàng hóa Mỹ nhằm hòa giải. Nhưng sự mua bán này chỉ có thể được chính phủ quyết định mà không phải là tư nhân. Mỹ nên nhận ra rằng việc bảo đảm cam kết như vậy chỉ là việc buộc chính phủ Trung Quốc phải có sự hiện diện lớn hơn trong các hoạt động kinh tế. Chính sách thương mại của chính quyền Trump đe dọa sẽ hủy hoại những mục tiêu đã định của mình.

Các quan chức Mỹ cũng cần xem xét lại phân tích của họ với nền kinh tế Trung Quốc. Nghĩ rằng chỉ có một "mô hình Trung Quốc" duy nhất cho phát triển kinh tế, mà nó là khả năng và một mối đe dọa cho những hệ thống thị trường tự do là một sự vô lý và không hiểu về lịch sử.

Trung Quốc đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng trong 40 năm qua khi chuyển đổi từ hệ thống cũ là nhà nước kiểm soát nền kinh tế sang đi theo kinh tế thị trường. Ngày nay, thị trường đóng vai trò chủ chốt trong vị trí phân phối nguồn lực, và lĩnh vực tư nhân chiếm hơn 2/3 nền kinh tế.

0011Tradewar3

Trung Quốc vẫn bảo hộ và kiểm soát, sở hữu rất nhiều công ty. Điều này khiến phương Tây khó tiếp cận thị trường của nước này.

Tuy nhiên, lĩnh vực mà chính phủ kiểm soát vẫn rất lớn, thiếu hiệu quả, lãng phí và suy tàn... Nó là nguyên nhân suy sụp chứ không mang lại lợi ích với nền kinh tế. Nó cũng là nguồn cội của sự xích mích đang tăng lên giữa Trung Quốc và phương Tây, với những mối lo sợ và lý do chính đáng rằng chính phủ Trung Quốc tài trợ và ủng hộ một cách không công bằng cho những công ty nhà nước. Điều này cần phải thay đổi cả cho Trung Quốc và với các đối tác thương mại của họ.

Trung Quốc có thể duy trì đà phát triển kinh tế bằng cách tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đưa thị trường của mình trở nên tự do và mở rộng hơn. Nếu không làm điều này, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chạm trần và bị thu hẹp.

Những nhà đàm phán của Mỹ sẽ ép Trung Quốc phải cắt bớt lĩnh vực sở hữu thuộc nhà nước, để đảm bảo sự công bằng khi tiếp cận thị trường thương mại và đầu tư, đồng thời phát triển một chế độ tốt hơn để bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Các biện pháp này sẽ tăng tốc quỹ đạo cải tổ mà Trung Quốc đã bắt đầu vào 40 năm trước, dẫn đến sự trỗi dậy của lĩnh vực tư nhân đầy mạnh mẽ tại Trung Quốc và gắn kết nền kinh tế nước này với thị trường toàn cầu.

Thúc đẩy tiến trình này sẽ phải chịu thiệt hại và bị cản trở bởi những quyền lợi cố cựu tại Trung Quốc. Nhưng một sự thay đổi như vậy sẽ có lợi cho Trung Quốc cũng như các đối tác thương mại của nước này, bao gồm cả Mỹ. Bắc Kinh và Washington cần chia sẻ những mục tiêu trong các cuộc đàm phán thương mại. Nếu họ thành công với những mục tiêu của mình, cả 2 bên đều chiến thắng trong cuộc thương chiến.

0012Tradewar3

Mỹ và Trung Quốc vẫn giương cung, bạt kiếm trước khi có vòng đàm phán tiếp theo về thương chiến.

Ích lợi lớn nhất cho cả 2 nước là từ bỏ suy nghĩ vô nghĩa và chấm dứt sự phân ly bột phát, mối đe dọa thương chiến sẽ gây ra. Con đường tốt nhất để đi theo không phải là đóng lại mà xóa đi những rào cản hiện có và mở rộng thương mại.

Để duy trì sự độc tôn toàn cầu và dẫn đầu về công nghệ, Mỹ cần Trung Quốc - một thị trườn giêu dùng lớn nhất và phát triển lớn nhất trên thế giới. Để giữ đà tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần tiếp tục cải tổ và mỏ rộng với thị trường thế giới.

Cuối cùng, sự pha trộn giữa hợp tác và cạnh tranh trong hệ thống pháp trị sẽ tạo ra sự thịnh vượng lớn nhất cho cả 2 nước và nền kinh tế thế giới như tất cả các quốc gia giàu có nhờ thương mại trong lịch sử.

Diễn biến mới nhất, ông Donald Trump tuyên bố việc 'giai đoạn một của cuộc đàm phán về thương mại Mỹ - Trung gần như đã đạt được" sẽ giúp Mỹ lùi việc áp các mức thuế quan mới lên hàng hóa của Trung Quốc. Kết quả tích cực của cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc đang mang tới hy vọng chấm dứt thương chiến.

  • Cùng chuyên mục
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 14:22

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 14:19

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Sự kiện - 19/11/2024 11:09

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

Sự kiện - 19/11/2024 10:49

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.

Sự kiện - 19/11/2024 10:06

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Sự kiện - 19/11/2024 06:43

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".

Sự kiện - 19/11/2024 06:40

Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề

Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề

Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 06:23

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 18/11/2024 17:03

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.

Sự kiện - 18/11/2024 16:36

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.

Sự kiện - 18/11/2024 12:57