Công ty Trung An gửi đơn 'kêu cứu' lần 4, kiến nghị Thủ tướng ngăn chặn việc thông quan theo kiểu 'trả đũa'

Nhàđầutư
Công ty Trung An tiếp tục gửi đơn "kêu cứu" lần 4, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn cơ quan Hải quan chấp hành Chỉ đạo của Thủ tướng nhưng lại cho thông quan một cách "trả đũa" đó là đưa gạo vào luồng đỏ, mà luồng đỏ thì phải qua cân, mở container ra, đảo gạo...
PHƯƠNG LINH
17, Tháng 04, 2020 | 15:35

Nhàđầutư
Công ty Trung An tiếp tục gửi đơn "kêu cứu" lần 4, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn cơ quan Hải quan chấp hành Chỉ đạo của Thủ tướng nhưng lại cho thông quan một cách "trả đũa" đó là đưa gạo vào luồng đỏ, mà luồng đỏ thì phải qua cân, mở container ra, đảo gạo...

Ngày 17/4, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) có đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp (lần 4) gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, VCCI và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Trong đơn, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho hay, từ ngày 12/4/2020 đến nay, các doanh nghiệp, nông dân, chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đặc biệt là Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành, các Báo, Đài và nhân dân cả nước... đã phải hao tâm tổn sức do Hải quan (Bộ Tài chính) thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với xuất khẩu 400.000 tấn gạo cho tháng 4/2020 một cách không bình thường, gây thiệt hại rất nhiều đến doanh nghiệp.

94128237_224760422133013_1148995548016017408_n

Công ty Trung An gửi đơn 'kêu cứu' lần 4, kiến nghị Thủ tướng ngăn chặn việc thông quan theo kiểu 'trả đũa'

"Các doanh nghiệp biết Thủ tướng Chính phủ và các cấp lãnh đạo sẽ giải quyết vấn đề này trong một vài ngày sớm nhất để ngành hàng lúa gạo không bị thiệt hại thêm nữa", ông Bình nêu.

Ông Phạm Thái Bình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc cơ quan Hải quan chấp hành Chỉ đạo của Thủ tướng nhưng sẽ lại "...căn cứ vào Pháp lệnh...nghiệp vụ Hải quan..." cho thông quan một cách "trả đũa" đó là đưa gạo vào luồng đỏ, mà luồng đỏ thì phải qua cân, mở container ra, đảo gạo...

Theo ông Bình, cách làm như vậy khiến tiến độ thông quan sẽ rất chậm, kéo dài, và chi phí phát sinh thêm mỗi container không dưới 1,9 triệu đồng, tiếp tục gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

"Vừa là doanh nghiệp vừa là thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tôi tha thiết kính mong Thủ tướng Chính phủ giải quyết thấu đáo vấn đề này! Không để Hải quan lại sẽ vin vào các quy định của ngành... Để rồi các doanh nghiệp lại tiếp tục phản ánh khiếu nại! Và các Bộ ngành lại báo cáo Chính phủ... Hậu quả doanh nghiệp vẫn thiệt hại, mà trước ngày 24/3/2020 các doanh nghiệp thông quan xuất khẩu gạo không bị mất!", ông Bình kiến nghị.

Trước đó, ngày 16/4, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) có đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp (lần 3) gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho thông quan xuất khẩu ngay khoảng 300.000 tấn gạo đang nằm chờ ở cảng từ ngày 24/3 đến nay, trong hạn ngạch 400.000 tấn tháng 4/2020.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An trình bày, vì các việc làm của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các trả lời báo chí, các công văn của các Bộ chỉ là những thủ thuật kéo dài, tiếp tục gây thiệt hại đến ngành lúa gạo Việt Nam, chính là gây thất thoát tiền của quốc gia một cách không nghiêm, giả đò ngây ngô, vô trách nhiệm, đùn đẩy, trong khi tính pháp lý để thông quan cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020 đã đầy đủ!

"CV 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 là chỉ đạo của Thủ tướng để câc Bộ thực hiện. Không cần thêm bất cứ chỉ đạo hay văn của Bộ ngành nào khác nữa! Một công chức bình thường cũng hiểu tính pháp lý để giải quyết công việc đó, chỉ có Bộ Tài chính là cố tình chờ đợi... chờ ý kiến chỉ đạo lần thứ 2 của Thủ tướng về vấn đề này", ông Phạm Thái Bình kiến nghị.

Theo ông Bình, khoảng 300.000 tấn gạo nằm ở cảng đang tiếp tục chờ, và ngành lúa, gạo Việt Nam lại tiếp tục mất đi mỗi ngày khoảng 50 tỷ đồng (trước đó từ ngày 24/3/2020 đến ngày 11/4/2020 ngành lúa, gạo bị thiệt hại khoảng 600 tỷ đồng), chưa kể đến những thiệt hại kéo theo đến ngày xuất gạo đi được khi nhận hàng chất lượng gạo xuống cấp sẽ bị đối tác nước ngoài khiếu kiện sau này...

Liên quan đến việc mua 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia, ông Bình cho hay, đây là việc làm thường xuyên hàng năm của Bộ Tài chính theo thể lệ đã thực hiện nhiều năm theo luật đấu thầu mà Bộ Tài chính ban hành, nếu ai trúng thầu mà không ký hợp đồng thì mất tiền ký quỹ, Bộ Tài chính mở thầu mới! Đó là luật mà các bên đã làm theo luật là không sai!

Theo lãnh đạo công ty Trung An, tại cuộc họp liên Bộ, lãnh đạo 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL cùng 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn ngày 26/3/2020 tại VP Bộ Công Thương, tất cả cùng có ý kiến: Bộ Tài chính mở thầu mới mua gạo khoảng 10.000 đồng/kg là có ngày 300.000 tấn! Mà gạo dự trữ quốc gia mua 10.000 đồng/kg là rẻ nhất so với gạo nội địa mà người tiêu dùng cả nước đang phải mua từ nhiều năm nay.

"Một việc rất bình thường nhưng Bộ Tài chính không làm mà lại "kéo Cò sang Qụa", và còn đề nghị Thủ tướng Chính phủ ngưng xuất khẩu gạo để "... giá gạo xuống thấp Cục Dự trữ mua đủ 190.000 tấn dự trữ như giá trúng thầu... có lợi cho ngân sách Nhà nước! Đây là tư duy làm nghèo đất nước! Bộ Tài chính đã lấy hàng ngàn tỷ đồng của nông dân trồng lúa, của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo (nếu phải ngưng xuất khẩu gạo) để đổi lấy khoảng 120 tỷ đồng phải bù vào để mua được 190.000 tấn gạo dự trữ mà các doanh nghiệp trúng thầu không giao, hậu quả kéo theo về sau của ngành lúa, gạo phải gánh chịu còn lớn hơn hàng ngàn tỷ mất trước mắt lúc này", ông Bình cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ