Cổ phiếu bán lẻ ‘tăng tốc’ khi kinh doanh phục hồi

Nhàđầutư
Cổ phiếu bán lẻ tăng tốc mạnh từ đầu tháng 11 đến nay, FRT liên tiếp phá đỉnh lên vùng 117.000 đồng/cp, PNJ đang chinh phục lại đỉnh cũ 96.000 đồng/cp và MWG tăng 31% trong 3 tháng.
MỸ HÀ
01, Tháng 02, 2024 | 14:06

Nhàđầutư
Cổ phiếu bán lẻ tăng tốc mạnh từ đầu tháng 11 đến nay, FRT liên tiếp phá đỉnh lên vùng 117.000 đồng/cp, PNJ đang chinh phục lại đỉnh cũ 96.000 đồng/cp và MWG tăng 31% trong 3 tháng.

ban-le1

Bán lẻ phục hồi quý cuối năm. Nguồn: Freepik.com

Trong các tháng cuối năm, hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra khá sôi động để chuẩn bị cho các ngày lễ lớn và chào mừng năm mới. Nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, các vật phẩm văn hóa, giáo dịch và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu hướng tăng.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dụng năm 2023 đạt 6.232 nghìn tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 7,1% (thấp hơn nhiều so với mức tăng 2022 lần lượt 20% và 15,8%).

Nhờ vậy, đa phần các doanh nghiệp bán lẻ đều ghi nhận doanh thu quý cuối năm tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận có phần cải thiện so với các quý trước nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ 2022.

Quý IV/2023, đại gia bán lẻ Đầu tư Thế Giới Di Động (mã: MWG) đạt doanh thu cao nhất năm 31.421 tỷ đồng và tăng gần 3% so với quý IV/2022. Biên lợi nhuận gộp giảm, chi phí bán hàng tăng cao khiến lợi nhuận ròng giảm sâu xuống 90 tỷ đồng, giảm 85%. Tuy nhiên, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong năm của MWG.

Nhóm hàng hóa không thiết yếu gồm điện thoại, laptop, điện may (chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh) tiếp tục ghi nhận giảm 7% doanh thu trong quý IV/2023, cải thiện so với mức giảm trên 2 chữ số của 3 quý đầu năm. Động lực tăng doanh thu cho MWG đến từ chuỗi Bách Hóa Xanh kinh doanh hàng thiết yếu, doanh thu tăng đến 31% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt khác, MWG cũng đón tin vui khi chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận đạt mục tiêu hòa vốn trong tháng 12. Công ty tự tin chuỗi sẽ có lợi nhuận ròng cả năm 2024 – năm đầu tiêu có lãi sau 7 năm vận hành.

Cả năm, doanh nghiệp của doanh nhân Nguyễn Đức Tài đạt doanh thu 118.280 tỷ đồng và lợi nhuận 168 tỷ đồng, lần lượt giảm 11,3% và 96% so với 2022. 

Công ty Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (mã: FRT) báo cáo doanh thu quý IV/2023 cao nhất năm với 8.690 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Động lực đến từ chuỗi FPT Long Châu doanh thu tăng đến 60%, trong khi FPT Shop giảm 27% do sức mua giảm, đặc biệt khi nhu cầu iPhone 15 hạ nhiệt rất nhanh sau đợt mở bán cuối quý III.

Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 17,5%, mức cao nhất năm. Tuy nhiên, chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng cao khiến doanh nghiệp lỗ ròng hơn 100 tỷ đồng.

Công ty lý giải do trong quý phát sinh một số các khoản chi phí one-off bao gồm: chi phí thưởng hiệu quả kinh doanh khi kết thúc năm FPT Long Châu đã vượt xa kế hoạch 2023 (doanh thu vượt gần 1.900 tỷ đồng và mở thêm khoảng 100 nhà thuốc so với mục tiêu đề ra hồi đầu năm), chi phí hủy hàng cận date của FPT Long Châu nhờ nâng cấp hệ thống kiểm kê mới chính xác và hiệu quả hơn, chi phí đóng 36 cửa hàng FPT Shop hoạt động không hiệu quả, chi phí đầu tư trung tâm tiêm chủng vaccine và đầu tư chuyển đổi số.

Đại diện FPT Retail chia sẻ nếu không tính các khoản chi phí như trên, FPT Long Châu sẽ đạt mức hiệu quả tương đương các quý trước. Bên cạnh đó, FPT Shop tiếp tục giữ được mức lãi gộp tương đương quý III nhờ không ngừng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản phẩm bằng việc đưa thêm vào hệ thống các sản phẩm mới như gia dụng, điện thoại Honor,… và dịch vụ mới là mạng di động FPT.

Cả năm, FPT Retail đạt kỷ lục doanh thu với 31.849 tỷ đồng, tăng 6% so với 2022. Trong đó, FPT Long Châu bứt phá tăng 66% và đóng góp 50% doanh thu, FPT Shop giảm 22%. Công ty lỗ ròng 345 tỷ đồng.

Trong bối cảnh khó khăn hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều co cụm, ngưng mở mới thì FPT Retail vẫn tăng tốc cho FPT Long Châu. Số lượng cửa hàng mở mới là 560, nâng lượng nhà thuốc lên 1.497, giữ vị thế số 1 thị trường. Đồng thời, doanh thu bình quân mỗi nhà thuốc trên 1 tháng duy trì mức 1,1 tỷ đồng trong cả năm 2023.

Sở hữu chuỗi bán lẻ vàng, trang sức, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ) gặt hái được nhiều thành công trong năm kinh tế khó khăn, giá vàng biến động chóng mặt.

Sau quý II và III lợi nhuận suy giảm vì sức mua chung giảm, PNJ đạt kết quả khả quan trở lại trong quý IV. Doanh thu 9.760 tỷ đồng, tăng 17,6%; lợi nhuận sau thuế 632 tỷ đồng, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước.

Cả năm, doanh thu 33.137 tỷ đồng, giảm 2,2% so với năm trước và thực hiện 93,1% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế năm với 1.971 tỷ đồng, tăng 9% so với 2022 và vượt 2% kế hoạch năm. Đây là lợi nhuận kỷ lục của nhà bán lẻ vàng trang sức.

Nhờ kết quả kinh doanh phục hồi trong quý cuối năm và các mảng kinh doanh chính có đột phá (với MWG là Bách Hóa Xanh hòa vốn và FPT Retail là chuỗi Long Châu tăng trưởng mạnh), cổ phiếu nhóm bán lẻ đồng loạt “tăng tốc”.

Cổ phiếu PNJ đang giao dịch vùng 91.400 đồng/cp, tăng 27% tính từ đầu tháng 11 và tiệm cận vùng đỉnh lịch sử 96.000 đồng/cp (thiết lập tháng 6/2022). FRT liên tục phá đỉnh, hiện giao dịch quanh 117.400 đồng/cp, hơn gấp đôi trong vòng 1 năm. MWG vẫn còn cách rất xa đỉnh lịch sử thiết lập tháng 3-4/2022 (vùng 80.000 đồng/cp) nhưng cũng đã tăng 31% tính từ đầu tháng 11.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ