Có 'khai tử' tuyến buýt BRT ở Hà Nội?
Để tập trung cho phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm đạt được mục tiêu phục vụ 40 - 60% nhu cầu đi lại của người dân, UBND thành phố Hà Nội có phương án làm thêm 6 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có một tuyến sẽ thay thế buýt nhanh BRT qua trục đường Lê Văn Lương.
Quy hoạch đường sắt đô thị thay BRT
Để hoàn thành dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sau 12 năm thực hiện, UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến 30 quận huyện, thị xã và đại diện 8 tỉnh, thành phố có địa giới giáp ranh với Hà Nội về các mục tiêu phát triển không gian đô thị và hạ tầng giao thông vận tải.
Để đạt mục tiêu đến năm 2030- 2045, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đạt được từ 40 đến 60% nhu cầu đi lại của người dân, thành phố Hà Nội đưa ra mục tiêu phát triển các loại hình VTHKCC, trong đó trọng tâm là đường sắt đô thị (đường sắt nội đô).
Đánh giá về khả năng phục vụ của VTHKCC và sau 12 năm thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, loại hình xe buýt vẫn đang đóng vai trò vận chuyển chủ đạo với hơn 120 tuyến buýt (trong đó bao gồm cả tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã - Hà Đông), năng lực đáp ứng được 19% nhu cầu của người dân (so với mục tiêu của quy hoạch là 30 đến 35% nhu cầu).
Với hệ thống đường sắt, theo quy hoạch có 10 tuyến với 413km, nhưng đến nay mới thực hiện 1 đoạn tuyến dài 14 km thuộc tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông (đạt 6,5% yêu cầu); Hệ thống đường sắt monorail (đường sắt đô thị 1 ray) quy hoạch 3 tuyến với chiều dài 44 km, hiện chưa thực hiện được tuyến nào.
Từ thực tế trên, đại diện UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến các quận huyện, các tỉnh thành lân cận để dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội trình các cấp. Với mạng lưới đường sắt đô thị, đại diện UBND thành phố Hà Nội đưa ra phương án, ngoài 10 tuyến đã có quy hoạch, thành phố Hà Nội đề xuất xây dựng thêm 6 tuyến mới.
Cụ thể, ưu tiên xem xét bổ sung 3 tuyến, gồm tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT trong tương lai; tuyến tại đô thị Bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với khu vực Long Biên, Gia Lâm; tuyến chạy dọc theo trục phía Nam kết nối đô thị trung tâm và các địa phương dọc trục phát triển phía Nam với sân bay thứ 2. Tiếp đó, nghiên cứu xem xét bổ sung thêm 3 tuyến mới, gồm tuyến chạy dọc theo Quốc lộ 18 (kết nối sân bay Nội Bài với Bắc Ninh); tuyến dọc theo Vành đai 1; tuyến chạy dọc theo đường Vành đai 2.
Do mới dừng ở đề xuất xem xét nghiên cứu nên UBND thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị tư vấn chưa đưa ra quy mô, chi phí đầu tư và hình thức, lộ trình thực hiện.
"Quyết" tương lai cho BRT trong quý IV
Trước việc tuyến buýt BRT có nguy cơ bị "khai tử", đại diện Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, theo quy hoạch hệ thống xe buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến 2030 tầm nhìn 2050 sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316 km. Đến nay sau 12 năm thực hiện, thành phố đã thực hiện được 1 tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã - Hà Đông với 14 km, đạt khoảng 4,4% nhu cầu.
Với định hướng phát triển buýt BRT, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, mạng lưới vận tải hành khách công cộng gồm đường sắt đô thị và xe buýt trong đó có buýt BRT vẫn được xác định là trụ cột của VTHKCC.
"Tuy nhiên, thời gian tới, mạng lưới xe buýt cần tiếp tục rà soát, hợp lý hóa mạng lưới tuyến để tăng cường hiệu quả hoạt động, đảm bảo kết nối giữa các loại hình giao thông trong đô thị", lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội thông tin.
Riêng đối với sự phát triển của buýt BRT, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội (HPTC) chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tổng Cty vận tải tổ chức khảo sát và phỏng vấn hành khách, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh duy nhất số 01 sau gần 6 năm đi vào hoạt động.
Theo báo cáo đánh giá của Trung tâm HPTC, tuyến buýt nhanh BRT là một trong các tuyến buýt hoạt động hiệu quả, trong các năm từ 2017 - 2022, đều đạt sản lượng, doanh thu cao nhất toàn mạng lưới buýt và cần thiết duy trì hoạt động của tuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
"Hiện nay, dư luận xã hội vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về tính hiệu quả và sự phù hợp của loại hình này đối với Hà Nội. Về quan điểm của Sở GTVT Hà Nội, trước mắt cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó kết hợp các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp để thu hút người dân tham gia. Việc tiếp tục tục triển khai loại hình BRT trong thời gian tới sẽ được xem xét đánh giá kỹ lưỡng", lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết.
Với tương lai của BRT, đại diện lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở đang khẩn trương triển khai việc rà soát đánh giá tổng thể mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trong đó có xem xét đánh giá đối với mạng lưới xe buýt nhanh BRT hiện nay. Dự kiến trong Quý IV/2023, Sở GTVT sẽ hoàn thành báo cáo nội dung này với UBND thành phố.
Tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông được thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Dự án xây dựng làn đường dành riêng rộng 2,5 mét ở bên trái sát dải phân cách giữa cho xe buýt hoạt động (buýt thường dừng đón, trả khách ở làn phải sát vỉa hè). Tuyến có chiều dài 14 km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá 5,03 tỷ đồng/xe.
Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.
Tuy nhiên, theo đánh giá các chuyên gia, tuy được đầu tư với kinh phí đắt đỏ nhưng sau gần 6 năm vận hành, tuyến BRT chưa đáp ứng được kỳ vọng ở cả ba tiêu chí và đang gây bất cập, lãng phí hạ tầng giao thông khi buýt chuyên chở được ít nhưng chiếm nhiều diện tích đường. Còn cơ quan chức năng thì cho rằng, buýt BRT hoạt động chưa đạt mục tiêu vì lưu lượng xe cá nhân lớn và cần thêm thời gian để chứng minh thêm năng lực.
(Theo Tienphong.vn)
- Cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế kêu gọi tỉnh Nara đầu tư dự án công nghệ cao
Thừa Thiên Huế kêu gọi tỉnh Nara (Nhật Bản) đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật cao, sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, công nghệ bán dẫn; sản xuất dệt may và nhà máy sản xuất sản phẩm nguyên phụ liệu ngành may.
Đầu tư - 04/12/2024 19:14
Liên danh Tập đoàn Đèo Cả trúng thầu thi công cầu dây văng gần 3.900 tỷ
Ban Quản lý Dự án 85 vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu 15-XL: Thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 2 đầu cầu, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận Trà Vinh và Sóc Trăng.
Đầu tư - 04/12/2024 15:54
Hơn 31 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới
Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử... được đầu tư mới và mở rộng.
Đầu tư - 04/12/2024 15:53
Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới
Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để đứng ngang hàng với các dân tộc tiên tiến trên thế giới về công nghệ số, vấn đề chỉ là chúng ta có thể nắm bắt được hay không mà thôi.
Công nghệ - 04/12/2024 13:52
Hơn 600.000 USD 'rót' vào 150 dự án khởi nghiệp sinh viên
Tính đến tháng 11/2024, Đại học Kinh tế TP.HCM đã hỗ trợ ươm tạo hơn 150 dự án khởi nghiệp và đã hỗ trợ kêu gọi đầu tư thành công hơn 600.000 USD.
Đầu tư - 04/12/2024 13:51
Quảng Ngãi mời gọi nhà đầu tư lớn vào các lĩnh vực trọng điểm
Tỉnh Quảng Ngãi mời gọi các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực đầu tư vào những lĩnh vực ngành nghề mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh như: Giáo dục, y tế, du lịch sinh thái, du lịch biển...
Đầu tư - 04/12/2024 13:02
Cảng hàng không hơn 5.800 tỷ ở Quảng Trị vẫn vướng mặt bằng
Cảng hàng không Quảng Trị giai đoạn từ 2023 – 2024 cần giải phóng mặt bằng hơn 265 ha, đến nay đã hoàn thành giải phóng hơn 209ha, đã giao cho nhà đầu tư 140,5ha.
Đầu tư - 04/12/2024 11:44
2 giao dịch của Vingroup chiếm hơn 40% giá trị giao dịch M&A trong 9 tháng
Các nhà đầu tư trong nước đóng vai trò chính trong thị trường M&A Việt Nam khi chiếm 53% tổng giá trị giao dịch.
Đầu tư - 04/12/2024 11:35
Tháo gỡ 5 dự án vướng mắc đem về cho TP.HCM hơn 18.000 tỷ đồng
Theo tính toán, 5 dự án vướng mắc được tháo gỡ sẽ giúp TP.HCM tăng thu cho ngân sách, khoảng hơn 18.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 04/12/2024 08:30
Dự án thuỷ điện Sông Âm gần 500 tỷ ở Thanh Hoá tiếp tục được điều chỉnh
Sau hơn 1 năm được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án Thuỷ điện Sông Âm của CTCP Đầu tư Năng lượng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh tăng diện tích và kéo dài tiến độ hoàn thành.
Đầu tư - 04/12/2024 08:06
Tốc độ tăng giá bất động sản tại Việt Nam vượt qua những thị trường nóng như Mỹ, Singapore, Úc...
Việt Nam thuộc nhóm tăng giá bất động sản mạnh nhất thế giới.
Đầu tư - 04/12/2024 06:50
Bình Định sắp xếp, xử lý 406 cơ sở nhà, đất công sản
Các cơ sở nhà, đất công sản trên địa bàn tỉnh Bình Định được sắp xếp và xử lý theo các phương án: giữ lại tiếp tục sử dụng, điều chuyển giao cho địa phương quản lý, thu hồi và đấu giá theo quy định...
Đầu tư - 03/12/2024 18:41
Chủ tịch SSI hiến kế phát triển tài sản số của Việt Nam
Việc thiếu khung pháp lý cho tài sản số khiến Việt Nam mất dần cơ hội thu hút đầu tư. Những nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn công nghệ lớn có xu hướng chọn quốc gia khác có môi trường pháp lý thuận lợi hơn.
Đầu tư - 03/12/2024 15:47
Sau rót vốn gần 4 tỷ USD, Tập đoàn Keppel vẫn muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam
Đại diện Tập đoàn Keppel cho biết, Việt Nam là một trong số những quốc gia được tập đoàn này dành nhiều nguồn lực đầu tư.
Đầu tư - 03/12/2024 14:51
Đầu tư gần 5.000 tỷ đồng để xây dựng sân bay Măng Đen
Cảng hàng không Măng Đen dự kiến được xây dựng với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu gần 5.000 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP)
Đầu tư - 03/12/2024 11:57
Tập đoàn CNT chuyển giao dự án tại Bình Định cho công ty con
CTCP Tập đoàn CNT đã chuyển giao dự án Khu chung cư thương mại dọc đường Huỳnh Tấn Phát (tại TP. Quy Nhơn, Bình Định) cho Công ty TNHH Blue Bay Quy Nhơn thực hiện.
Đầu tư - 03/12/2024 11:38
- Đọc nhiều
-
1
Sau phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan chỉ có cách duy nhất để thoát án tử hình
-
2
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
3
Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản
-
4
Ngăn chặn giao dịch 2 nhà đất đứng tên ông Trần Văn Minh
-
5
Vụ Đại Ninh: Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính Mai Tiến Dũng đối diện mức án 10 - 15 năm tù
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 4 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 month ago