Cơ hội nào cho doanh nghiệp thủy sản giữa thời dịch Corona?

Nhàđầutư
“Rủi ro có, nhưng cũng có một số cơ hội. Chúng tôi thấy có 2 cơ hội thúc đẩy tranh thủ sản xuất không tác động nhiều", ông Nguyễn Hoài Nam (Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP) phân tích cơ hội xuất khẩu thủy sản giữa thời dịch Corona.
PHƯƠNG LINH
05, Tháng 02, 2020 | 09:45

Nhàđầutư
“Rủi ro có, nhưng cũng có một số cơ hội. Chúng tôi thấy có 2 cơ hội thúc đẩy tranh thủ sản xuất không tác động nhiều", ông Nguyễn Hoài Nam (Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP) phân tích cơ hội xuất khẩu thủy sản giữa thời dịch Corona.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị về thúc đẩy thương mại và phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh Corona

Theo đánh giá tình hình của Bộ NN&PTNT, các ngành hàng thủy sản, gỗ, rau quả và gạo sẽ bị ảnh hưởng lớn từ các diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các ngành hàng chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh. Thực tế, các ngành hàng đa phần đã có sự chuẩn bị để thích ứng với biến động mạnh này từ thị trường xuất khẩu truyền thống.

Tuy nhiên, trái với dự đoán bi quan về việc nông sản Việt đang bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường lớn của Trung Quốc, đại diện các hiệp hội đều đã nêu cao tinh thần chủ động ứng phó với biến động lớn này.

202002040322CH2110_5-img6706

 Thời điểm dịch Corona cũng là cơ hội để các ngành hàng chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoài Nam (Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP) cho biết, hiện nay, các DN cá tra, tôm, cá ngừ bị chậm nhận đơn hàng do dịch virus corona. Các đối tác đều hứa ngày 16/2 mới bắt đầu nhận hàng. Trước mắt, một số hãng tàu biển lớn ngưng nhận các container hàng chở đi Trung Quốc và các khách hàng lớn Nhật Bản đề nghị không đưa hàng qua Trung Quốc.

Những doanh nghiệp có xuất sang Trung Quốc sản lượng lớn, hiện đang tồn kho và chi phí tồn kho lớn. Tại Trung Quốc, nhiều khách hàng bán trực tiếp các nhà hàng, khi các hệ thống nhà hàng ngừng hoặc giảm thì các cửa hàng thực phẩm lớn giảm hoặc ngưng vì không muốn mất chi phí lưu hàng hóa.

“Rủi ro có, nhưng cũng có một số cơ hội. Chúng tôi thấy có 2 cơ hội thúc đẩy tranh thủ sản xuất không tác động nhiều", ông Nguyễn Hoài Nam (Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam) phân tích cơ hội xuất khẩu thủy sản giữa thời dịch Corona.

Theo ông Nam, trước hết là các doanh nghiệp thủy sản cần chuẩn bị hàng đồ hộp, đông lạnh. Những sự kiện như thế này sau 3-5 tháng, sự điều chỉnh văn hóa tiêu dùng rõ rệt, khi đó hàng tươi sẽ ít đi, nhưng hàng đồ hộp, đông lạnh sẽ có nhu cầu lớn.

Cơ hội thứ hai là một số ngành Trung Quốc đang cạnh tranh với chúng ta như cá ngừ, Trung Quốc là 1 trong 5 nước xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới, hiện nay các nước không mua cá ngừ Trung Quốc nên giá giảm sâu. Các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam nên coi đây là cơ hội đối với các nguồn tiêu thụ khác, gia tăng thị phần và giá cả.

Đối với ngành lâm sản, ông Nguyễn Tôn Quyền, Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch cúm do virus corona, những lô hàng xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc ngay lập tức giảm mạnh, nhưng tôi cho rằng, đây là cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ bởi xuất khẩu dăm gỗ mang lại giá trị không cao, không phát triển bền vững vốn rừng”.

Ông Quyền phân tích, tới đây, khi xuất khẩu dăm gỗ giảm sẽ bổ sung nguồn nguyên liệu gỗ trong nước để sản xuất ván nhân tạo, MDF, tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong 2 tuần qua, nhiều doanh nghiệp của ngành gỗ đã chuyển hướng, đã có 3-4 doanh nghiệp chuyên làm dăm xuất khẩu mua thiết bị sản xuất gỗ ván ép, gỗ nhiên liệu.

Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị, nhà nước xem xét tạo điều kiện về lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng mua thiết bị để sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm dăm, viên nén… này để doanh nghiệp sớm hoàn thiện dây truyền sản xuất, bắp kịp cơ hội này.

Về phía ngành hàng gạo, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc cho biết, cách đây 5, 6 năm thì thị trường Trung Quốc là thị trường rất lớn của chúng ta nhưng hiện nay Việt Nam đã mở rộng ra nhiều thị trường khác nhau, nên giá trị nhập khẩu của thị trường này cũng không còn quá chi phối ngành hàng gạo nữa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ