Cổ đông lớn không có trong báo cáo của VietCapital Bank?
Dù công khai rút khỏi VietCapital Bank từ lâu, song hình bóng của "nữ tướng" Trần Thị Lâm vẫn còn rõ nét tại nhà băng mang đậm dấu ấn của 3 "group": Bản Việt, Trầm Bê và Hoa Lâm.
Lên sàn UpCom từ ngày 9/7, cổ phiếu BVB của Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) đang có những diễn biến thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
3 phiên tăng trần liên tiếp giúp BVB tăng tới 70%, từ 10.700 đồng/CP lên 18.200 đồng/CP, với thanh khoản khá cao. Tuy nhiên mã chứng khoán này không duy trì được đà tăng quá lâu khi nhanh chóng giảm sàn trong phiên 14/7 và tiếp đà giảm mạnh 4 phiên sau đó. Cuối phiên giao dịch đầu tuần (20/7), mã BVB giảm 11,7% về còn 11.300 đồng/CP.
Việc BVB sớm lùi về vùng mệnh giá không phải diễn biến quá bất ngờ đối với giới quan sát, căn cứ trên quy mô và hiệu quả kinh doanh của VietCapital Bank, cũng như cấu trúc sở hữu còn mang tới nhiều băn khoăn của nhà băng này.
VietCapital Bank có vốn điều lệ 3.171 tỷ đồng, tổng tài sản tới cuối quý I/2020 là 52.741 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng nhỏ ở Việt Nam. Quý đầu năm, VietCapital Bank đạt thu nhập lãi 1.137 tỷ đồng, lãi trước thuế 48 tỷ đồng; chỉ tiêu này trong cả năm 2020 theo kế hoạch là 200 tỷ đồng. Dù cao hơn đáng kể các năm trước, song đây vẫn không phải là kết quả kinh doang mang tới sự hài lòng đối với các cổ đông "không chi phối", khi EPS dự kiến cả năm chỉ là 630 đồng, không chênh lệch nhiều so với lãi tiền gửi ngân hàng.
Hiệu quả kinh doanh chưa mấy khởi sắc một phần bởi quy mô nguồn lực còn nhiều hạn chế. Mức vốn 3.000 tỷ đồng đã được VietCapital Bank duy trì từ năm 2011, trước khi được tăng nhẹ thêm 171 tỷ đồng trong năm ngoái. Vốn điều lệ xấp xỉ mức pháp định khiến VietCapital Bank khó lòng tăng cường mạnh mẽ tài sản cố định, mở rộng hệ thống cũng như nâng cao chất lượng nhân sự - những yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngành buôn tiền đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra cuối tháng 6 vừa qua, cổ đông VietCapital Bank đã thông qua phương án phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chi tiết phương án này không được công bố cho nhà đầu tư; dù vậy, với khoản lãi sau thuế chưa phân phối đến cuối năm ngoái là 390 tỷ đồng, mức vốn tăng thêm chắc hẳn sẽ không quá có ý nghĩa.
Trong khi đó, việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu hay phát hành cho nhà đầu tư chiến lược để tăng mạnh vốn lại không được VietCapital Bank đề cập. Cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho nhà băng này tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng theo phương thức phát hành mới cho cổ đông hiện hữu, tuy nhiên, như đã biết, sau đó chỉ hoàn thành tăng thêm 171 tỷ đồng.
Một nguyên nhân khiến VietCapital Bank khó tăng vốn đã được Nhadautu.vn đề cập trong bài viết cách đây không lâu. Cụ thể, tới cuối năm 2018, có 77,56 triệu cổ phần, tương đương 26% vốn VietCapital Bank bị phong toả, 41,7 triệu cổ phần (14% vốn) bị hạn chế chuyển nhượng, lượng cổ phần được chuyển nhượng tự do chỉ là 60%. Cuối năm 2015, tình hình còn "nghiêm trọng" hơn nhiều khi số cổ phần bị phong toả lên tới 147,2 triệu đơn vị, chiếm non nửa vốn VietCapital Bank, số cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng là 5% trong khi số cổ phần chuyển nhượng tự do chỉ là 46%.
Trong bản công bố thông tin tóm tắt phục vụ lên sàn UpCom vừa qua, VietCapital Bank không còn cổ phần bị phong toả, chỉ 26,97% cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng, trong đó ngoại trừ 14,08% cổ phần của HĐQT, BKS, Kế toán trưởng, thì 12,89% còn lại thuộc về CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigonnic).
Saigonnic, cổ đông lớn duy nhất của VietCapital Bank, như Nhadautu.vn đã lưu ý, là pháp nhân có nhiều liên hệ mật thiết tới doanh nhân Trầm Bê.
Saigonnic trở thành cổ đông lớn nhất của VietCapital Bank trong giai đoạn tăng vốn 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng năm 2010-2011, với tỷ lệ tới cuối năm 2011 là 13,62%, cùng Hoa Lâm Group (8,16%), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tấn Phát - pháp nhân có nhiều liên hệ tới Trần Thái Group - nắm 12,2%. Tổng cộng, ba cổ đông kể trên tới cuối năm 2011 sở hữu 33,98% vốn của VietCapital Bank. Tỷ lệ này có thời điểm lên tới 42,76% (cuối năm 2010).
Khi mà Hoa Lâm Group lẫn Đầu tư Tấn Phát không hiện diện quá lâu, thì Saigonnic vẫn "trụ" lại cùng VietCapital Bank và suốt nhiều năm qua là cổ đông lớn duy nhất của nhà băng này. Tất nhiên, vai trò của Saigonnic ở VietCapital Bank đã không còn là một cổ đông đơn thuần.
Bản công bố thông tin của VietCapital Bank cho biết Saigonnic chỉ được chuyển nhượng cổ phiếu BVB khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Dữ liệu của Nhadautu.vn thể hiện toàn bộ cổ phần của Saigonnic ở VietCapital Bank đã được thế chấp tại Sacombank trong giai đoạn 2012-2015, tới nay chưa rõ đã được tất toán hay chưa.
Cổ đông lớn không có trong báo cáo của VietCapital Bank?
Ở một diễn biến mới đây, Công ty TNHH Điền Phát Land vừa công bố phát hành thành công 770 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định năm đầu 10%, các năm sau bằng mức tham chiếu cộng biên độ 2,75%. Bên thu xếp là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank). Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu "khủng" là quyền sử dụng đất tại thửa số 16, tờ bản đồ số 108 (theo tài liệu năm 2006), phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM (giấy chứng nhận số BX 193493), và đáng chú ý, là 20,55 triệu cổ phiếu của VietCapital Bank.
Số cổ phiếu trên tương đương 6,5% vốn VietCapital Bank, dù vậy trong các báo cáo, Điền Phát Land lại không được VietCapital Bank ghi nhận là cổ đông lớn. Tất nhiên, còn đó khả năng 20,55 triệu cổ phần BVB thuộc về một bên thứ ba.
Trong lúc này, một băn khoăn lớn với giới đầu tư, là Điền Phát Land, hay nói đúng hơn, đứng sau pháp nhân này là ai?
Dữ liệu của Nhadautu.vn thể hiện Điền Phát Land được thành lập cuối năm 2017 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, đặt trụ sở tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ít tuần sau khi hoạt động, Điền Phát Land đã tham gia góp vốn thành lập CTCP Hong Lim Land (sau này là CTCP NDC An Khang) - chủ đầu tư dự án The Marq tại 29B Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM. Cập nhật tới cuối năm 2019, Điền Phát Land sở hữu khoảng 82,3 triệu cổ phần tại NDC An Khang.
Sau nhiều lần đổi chủ, Điền Phát Land lần lượt qua tay bà Dương Bảo Anh (SN 1989), sau đó là ông Đỗ Nhật Anh (SN 1990). Hiện nay, Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Điền Phát Land là bà Đặng Thị Thuỷ - một doanh nhân đến từ Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Các cá nhân nêu trên đều là những mắt xích trong hệ sinh thái Hoa Lâm Group của vợ chồng doanh nhân Trần Thị Lâm - Dương Ngọc Hoà.
- Cùng chuyên mục
Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho
CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2024 nhằm giảm áp lực tồn kho cho hệ thống phân phối cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh.
Tài chính - 13/11/2024 07:00
Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng
Các chuyên gia đánh giá với triển vọng nâng hạng, nhiều nhóm ngành trên thị trường sẽ được hưởng lợi, đứng đầu là cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/11/2024 06:30
Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông
Từ 2018 trở đi, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông sở hữu cổ phiếu CII chỉ còn chiếm 40% đến 50% tổng lợi nhuận sau thuế. Gánh nặng chi phí lãi vay lớn là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tài chính - 13/11/2024 06:30
Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá
Mạnh tay đầu tư gameshow cùng thoái vốn loạt công ty con, YeaH1 ghi nhận lãi lớn 9 tháng. Cổ phiếu YEG tăng giá trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm 1 tháng qua.
Tài chính - 12/11/2024 16:43
Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương
Liên danh CTCP Đầu tư Newland và CTCP Đầu tư xây dựng NHS sẽ thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương.
Tài chính - 12/11/2024 09:29
Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó
Nhiều doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ trong kỳ BCTC quý III/2024, do ảnh hưởng từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nước, xuất khẩu khó khăn...
Tài chính - 12/11/2024 06:47
Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng
Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.
Tài chính - 11/11/2024 15:26
Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10
Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.
Tài chính - 11/11/2024 07:40
Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam
Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Tài chính - 11/11/2024 07:00
Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á
Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…
Tài chính - 11/11/2024 07:00
Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung
Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.
Tài chính - 10/11/2024 09:40
Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán
Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững
Tài chính - 09/11/2024 13:44
Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu
Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.
Tài chính - 09/11/2024 13:39
Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?
Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Tài chính - 09/11/2024 13:38
Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding
Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.
Tài chính - 09/11/2024 13:37
Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi
Yến sào Khánh Hòa muốn điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 do suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, vấn nạn hàng giả, hàng nhái và tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi.
Tài chính - 09/11/2024 06:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 5 day ago