Chuyên gia 'phê' Dự thảo Quản lý ngoại hối tài chính vi mô của NHNN

Nhàđầutư
Nhiều ý kiến nhìn nhận dự thảo Thông tư còn sơ sài và chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý trong lĩnh vực ngoại hối đối với các chương trình, dự án tài chính vi mô.
XUÂN TIÊN
20, Tháng 03, 2019 | 18:43

Nhàđầutư
Nhiều ý kiến nhìn nhận dự thảo Thông tư còn sơ sài và chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý trong lĩnh vực ngoại hối đối với các chương trình, dự án tài chính vi mô.

unnamed

TS. Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam chủ trì buổi Hội thảo. Ảnh: XT

Sáng 20/3 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý ngoại hối chương trình, dự án tài chính vi mô của Ngân hàng Nhà nước".

Phát biểu tại Hội thảo, bà Lê Thị Lân, Giám đốc Trung tâm Nguồn nhân lực Tài chính Cộng đồng góp ý dự thảo chưa đề cập cụ thể đến các đối tượng là đơn vị được thành lập dưới các hội, hiệp hội, liên hiệp hội. Những đối tượng này đang hoạt động tài chính vi mô rất chuyên nghiệp, tuy nhiên tới nay vẫn chưa được xác nhận là tổ chức phi chính phủ nên vẫn chưa được cấp đăng ký hoạt động từ NHNN.

Theo bà Lân, quy định tại Điều 3 Dự thảo về nguồn tài trợ, nguồn viện trợ là chưa đủ vì thực tế đã có cả nguồn đầu tư (cho vay có lấy phí và hoàn lại gốc). Loại hình vay vốn KIVA lãi suất bằng 0 đã diễn ra ở một số chương trình dự án tài chính vi mô từ rất lâu với tổng nguồn vốn lên tới con số hàng triệu USD nhưng tới nay chưa được hướng dẫn, nếu tuân thủ như các văn bản hiện hành thì sẽ mất đi nguồn này. Ở Điều 4,5,6, các chương trình dự án tài chính vi mô hoàn toàn bị loại ra ngoài, không phải là đối tượng được hưởng lợi tiếp cận tới các nguồn ngoại tệ đã liệt kê trong dự thảo này.

"Dự thảo Thông tư còn sơ sài, chưa thể hiện được tinh thần của bản thuyết minh đi kèm, chưa mở ra một quy định nào cho các chương trình, dự án tài chính vi mô được tiếp cận tới nguồn vốn ưu đãi, mở đường cho các hoạt động này có nguồn để phát triển theo tinh thần Quyết định 2195-TTg", bà Lê Thị Lân thẳng thắn góp ý.

Giám đốc Trung tâm Nguồn lực Tài chính Cộng đồng đề nghị NHNN nên quy định cởi mở hơn để các chương trình dự án tài chính vi mô được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi (ODA), KIVA và cho phép họ được vay trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm như tiền lệ đã có từ những năm 2009-2010. Cho phép họ được vay bằng ngoại tệ hoặc tiền đồng từ các tổ chức quốc tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác, ví dụ tổ chức phi chính phủ quốc tế bên ngoài và tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam.

Trong bài tham luận, TS Vũ Đình Ánh nhìn nhận việc ban hành Thông tư là cần thiết vì tài chính vi mô đang phát triển với vai trò ngày càng tăng của các tổ chức ngoài hệ thống Nhà nước và sự tham gia của yếu tố nước ngoài, từ nguồn lực tài chính đến tổ chức hoạt động. Với chức năng quản lý ngoại hối và quản lý các tổ chức tài chính vi mô, NHNN ban hành Thông tư là phù hợp.

Tuy nhiên, các căn cứ liệt kê trong dự thảo là chưa đầy đủ vì thiếu các quy định pháp luật liên quan đến tài chính vi mô và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và tổ chức phi chính phủ.

Tiến sĩ Ánh cho rằng đối tượng của Thông tư (tại Điều 1) là quá hẹp, chỉ là quản lý ngoại hối - nguồn vốn ngoại tệ - chương trình dự án tài chính vi mô (quyết định 20/2017/TTg) - tổ chức chính trị, chính trị xã hội và phi chính phủ nên chưa phù hợp với ý nghĩa của một thông tư hướng dẫn, hơn nữa lại mang tính chất phân biệt đối xử, can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tổ chức ngoài nhà nước và có thể chưa phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế.

Đồng quan điểm với bà Lê Thị Lân, ông Vũ Đình Ánh góp ý các điều khoản trong dự thảo nhìn chung còn thiếu rõ ràng, chưa phù hợp và chưa đủ căn cứ pháp lý đồng bộ với các quy định về quản lý ngoại hối, vay nợ nước ngoài cũng như quyền và nghĩa vụ của các tổ chức ngoài nhà nước trong vay, sử dụng và trả nợ bằng ngoại tệ từ người cư trú và không cư trú. Ngoài ra, một số nội dung của dự thảo cần rà soát để tránh vi phạm nguyên tắc tổ chức ngoài Nhà nước được làm rất cả những gì mà pháp luật không cấm chứ không phải là được làm những gì mà pháp luật cho phép.

Về phần mình, Đại diện NHNN cho biết sẽ tiếp nhận những ý kiến đóng góp trong Hội thảo để hoàn thiện dự thảo Thông tư.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ