Chứng khoán năm 2025: 'Bò' sẽ thắng 'gấu'
Thị trường chứng khoán đang có điểm tựa lớn khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, với nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất toàn cầu có xu hướng giảm và dòng vốn gián tiếp nước ngoài có thể sẽ sớm quay trở lại. Và năm Ất Tỵ này, “con bò” uptrend sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng “con gấu” downtrend.
Kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định trong năm 2024, dù trải qua một loạt thách thức đến từ sự kiện bầu cử ở nhiều nền kinh tế lớn, căng thẳng địa chính trị tiếp tục diễn ra và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 đạt 3,2%. Trong đó, điểm sáng trong năm qua đến từ việc các ngân hàng trung ương đã kiểm soát được lạm phát và bắt đầu bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ trên diện rộng để thúc đẩy kinh tế.
Điều này dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2025, nhưng theo chiều hướng thận trọng hơn, trong bối cảnh nguy cơ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng.
Trong tháng 12/2024, các ngân hàng trung ương lớn có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ như Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ, Ngân hàng Trung ương Canada cắt giảm lãi suất 0,5%/năm; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển hạ lãi suất 0,25%/năm; các ngân hàng trung ương nhóm G10 có các quyết định tương tự. Bên cạnh đó, có 14/18 ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi hạ lãi suất trong tháng cuối năm 2024.
Việc các nền kinh tế lớn hạ lãi suất đang mở ra cơ hội cho dòng vốn ngoại sớm quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Thống kê trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), năm 2024, khối ngoại đã rút ròng 90.311 tỷ đồng, tập trung vào giai đoạn nửa cuối năm, khi đồng USD mạnh lên và hiện tượng đóng các vị thế carry trade tại Nhật Bản diễn ra với quy mô lớn, dẫn tới áp lực rút vốn tại các quỹ chỉ số, quỹ đầu tư.
Ông Lâm Văn Vân, đại diện Quỹ đầu tư ECI Capital đánh giá, năm 2024, khối ngoại rút ròng kỷ lục tại thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường trong khu vực, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất còn cao, dòng tiền thận trọng với các thị trường cận biên và mới nổi do lo ngại bất ổn kinh tế toàn cầu kéo dài.
Tuy nhiên, khi mặt bằng lãi suất ở các nước phát triển đang từng bước hạ xuống, đồng thời định giá thị trường đã giảm trong nửa cuối năm 2024 và đặc biệt là câu chuyện nâng hạng thị trường, trong năm 2025, có thể kỳ vọng khối ngoại sẽ sớm quay trở lại, góp phần nâng định giá thị trường chứng khoán sau giai đoạn giao dịch ảm đạm kéo dài.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Rồng Việt dự báo, lãi suất toàn cầu sẽ tiếp tục giảm, tạo điều kiện cho dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường cận biên và mới nổi. Thêm nữa, triển vọng nâng hạng thị trường theo FTSE và cải cách theo MSCI giúp tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư quốc tế, từ đó thúc đẩy dòng vốn ngoại quay trở lại Việt Nam.
Khi mặt bằng lãi suất ở các nước phát triển đang từng bước hạ xuống, đồng thời định giá thị trường đã giảm trong nửa cuối năm 2024 và đặc biệt, câu chuyện nâng hạng thị trường có thể khiến dòng vốn ngoại sớm quay trở lại.
Đặc biệt, chính sách cải cách, tinh giản bộ máy nhà nước, được Chứng khoán Rồng Việt nhận định, sẽ là một làn gió mới và mạnh mẽ trong bức tranh vĩ mô năm 2025, với khởi đầu đưa đến nhiều kỳ vọng và sự lạc quan. Chính sách này sẽ là đòn bẩy tạo sức bật cho các động lực tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, niềm tin kinh doanh và tiêu dùng đều đang phục hồi, nhất là khi chiến lược “Trung Quốc +1” của các nhà sản xuất toàn cầu có thể sẽ phổ biến hơn sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Tuy nhiên, thị trường năm 2025 vẫn tiềm ẩn rủi ro liên quan tới tỷ giá. Việc đồng Việt Nam giảm giá ảnh hưởng tới chi phí nhập khẩu, niềm tin nhà đầu tư ngoại, áp lực trả nợ vay bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.
Trong khi đó, Mỹ có thể sẽ áp thuế lên hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 10 - 20%; thị trường xuất khẩu còn đối mặt với rủi ro bất ổn địa chính trị trên thế giới, căng thẳng thương mại quốc tế.
Rủi ro Carry trade và ẩn số thuế quan
Thị trường tài chính thế giới năm 2024 đã có giai đoạn tháng 8 đầy sóng gió khi hiện tượng đóng vị thế carry trade đã làm rung chuyển nhiều thị trường.
Đa số quỹ ETF bị rút vốn hàng loạt, nhà đầu tư rút tiền ở các thị trường cận biên, mới nổi và hồi hương về Nhật Bản, gây ra hiện tượng bán tháo trên thị trường toàn cầu, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất trở lại.
Mới đây, đầu năm 2025, ông Kazuo Ueda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phát đi tín hiệu sẽ tăng thêm lãi suất nếu nền kinh tế tiếp tục được cải thiện.
Trước đó, trong thời kỳ giảm phát của Nhật Bản (giai đoạn thập kỷ mất mát), các công ty “xứ hoa anh đào” đã tăng mức chi trả cổ tức và tăng đầu tư ra nước ngoài; ngược lại, đầu tư và tiêu dùng trong nước thiếu động lực.
Vì vậy, động thái tăng lãi suất để kích thích dòng tiền hồi hương mặc dù là tín hiệu tốt với Nhật Bản, nhưng lại là nỗi lo với các quốc gia nhận được dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước này trong nhiều năm qua.
Theo dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, có 114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 10,21 tỷ USD, chiếm 26,7% tổng vốn và tăng 31,4% so với năm 2023. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 7,06 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn và tăng 37,5%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản.
Như vậy, Nhật Bản tiếp tục là thị trường ghi nhận nhiều nhà đầu tư đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng, nên hiện tượng đóng vị thế carry trade tiềm ẩn rủi ro đối với thị trường trong năm 2025 (nhà đầu tư rút vốn tại thị trường cận biên, bao gồm Việt Nam).
Bên cạnh đó, chính sách thương mại của Mỹ thời kỳ “Trump 2.0” dự kiến sẽ khó lường. Chứng khoán Rồng Việt xây dựng kịch bản cơ sở với xác suất 60% xảy ra là chính quyền “Trump 2.0” sẽ áp dụng thuế quan/biện pháp phòng vệ thương mại có mục tiêu và liên kết các thuế quan này với các quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn, với mục tiêu cuối cùng là hướng đến hàng hóa Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam để né mức thuế cao hơn từ Mỹ.
Xác suất Việt Nam bị áp thuế từ 10 - 20% (dù thấp) có thể xảy ra vào nửa cuối năm 2025 hoặc năm 2026, theo đó ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng xuất khẩu.
Tuy nhiên, Chứng khoán Rồng Việt cũng đưa ra dự báo tích cực, với xác suất 35% là chính sách thuế quan của chính quyền Donald Trump áp dụng mức 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và không áp thuế đối với hàng hóa Việt Nam.
Carry trade là chiến lược mà trong đó nhà đầu tư đi vay bằng đồng tiền của một nền kinh tế có lãi suất thấp như Nhật Bản, sau đó đầu tư vào tài sản của một quốc gia khác có tỷ suất sinh lời cao hơn. Hoạt động carry trade phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng: Đồng tiền đi vay phải rẻ và biến động trên thị trường ở mức thấp.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
IPA giảm bớt vốn góp tại NLTT Trung Nam
Tại thời điểm 31/12/2024, khoản đầu tư của IPA tại NLTT Trung Nam có giá gốc 220 tỷ đồng, tương đương giảm 630 tỷ đồng so với cuối quý I/2024.
Tài chính - 05/02/2025 10:12
Lợi nhuận toàn thị trường quý IV/2024 tăng gần 21%
Năm 2024, lợi nhuận sau thuế toàn thị trường tăng 22,3% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ nhóm phi tài chính (+28,7%) trong khi tài chính tăng trưởng khiêm tốn hơn (+17,5%).
Tài chính - 05/02/2025 07:49
Cảng CMIT được chọn là cảng chính duy nhất của Liên minh vận tải Gemini
Việc Cảng CMIT trở thành cảng chính trong Liên minh Gemini sẽ đóng vai trò lớn trong nâng cao khả năng kết nối cụm cảng Cái Mép - Thị Vải và các tuyến quốc tế.
Tài chính - 04/02/2025 18:18
USD tăng 'nóng', vàng lập đỉnh
Tỷ giá USD tự do đã tăng mạnh lên mức 25.740 đồng/USD trong sáng nay. Trong khi đó, vàng nhẫn trong nước tiếp tục lập đỉnh, bán ra ở mức 90,2 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 04/02/2025 14:27
Những thách thức của ngành ngân hàng năm 2025
Trước những thay đổi trong môi trường tài chính và sự chuyển mình về công nghệ, các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình để giữ vững sự phát triển bền vững.
Ngân hàng - 04/02/2025 07:24
Tiềm năng của VIMC cùng siêu Cảng Cần Giờ
Năm 2024 là năm đặc biệt thành công với VIMC khi siêu cảng Cần Giờ được chấp thuận chủ trương đầu tư, lợi nhuận tăng mạnh. Điều này tạo tiền đề cho sự tăng tốc trong năm 2025.
Tài chính - 04/02/2025 07:22
Những doanh nhân tuổi Tỵ có hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán
Tính tài sản của các doanh nhân trên sàn chứng khoán, hiện có 3 doanh nhân tuổi Tỵ có khối tài sản trên nghìn tỷ đồng và đều là những gương mặt quen thuộc.
Tài chính - 03/02/2025 14:48
Thép SMC – Vì đâu nên nỗi?
Doanh nghiệp thép 37 năm hình thành và phát triển – Thép SMC có nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc vì lỗ 3 năm liên tiếp. Công ty còn khoản nợ xấu gần 1.300 tỷ đồng, gấp 1,7 lần vốn điều lệ.
Tài chính - 03/02/2025 13:52
Vàng thế giới lập đỉnh, vàng trong nước tăng mạnh
Giá vàng thế giới lập đỉnh, đứng ở mức cao 2.800 USD/ounce khiến giá vàng trong nước cũng tăng mạnh lên mức 87,3 - 89,3 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 03/02/2025 09:45
Lợi nhuận Hà Đô đi lùi năm thứ 2 liên tiếp và vỡ kế hoạch
Lợi nhuận Hà Đô bị ảnh hưởng bởi kế hoạch mở bán các sản phẩm cuối cùng của dự án Hado Charm Villas tiếp tục trì hoãn và năng lượng gặp khó nửa đầu năm.
Tài chính - 03/02/2025 06:45
Blockchain và AI sẽ là công nghệ lõi trong chuyển đổi số
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đang dẫn dắt mọi khía cạnh của đời sống, từ quản trị quốc gia đến kinh doanh và xã hội. Tại Việt Nam, "Chính phủ điện tử" đã chính thức chuyển hướng sang chính phủ số, kinh tế số và công dân số.
Tài chính - 02/02/2025 13:11
Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết
Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ.
Tài chính - 02/02/2025 13:10
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 4 day ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 2 month ago