Chủ tịch Quảng Ninh: Phát huy sức mạnh toàn dân thành động lực cho tăng trưởng nhanh, bền vững
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong năm 2024 là xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Một góc TP. Hạ Long. Ảnh:TTXVN
Năm 2023, Quảng Ninh tiếp tục lập kỳ tích với 9 năm tiên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con số (2015 - 2023). Tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh cao gấp đôi bình quân chung cả nước và đứng đầu đồng bằng sông Hồng. Các chỉ tiêu quan trọng khác đều đạt mức cao như: quy mô nền kinh tế ước đạt trên 310.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2020; thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 55.600 tỷ đồng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 3 tỷ USD, gấp 3,1 lần kế hoạch năm, dẫn đầu cả nước.
Quảng Ninh cũng tạo bước chuyển lớn trong phát triển văn hoá - xã hội, con người, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, thu hẹp chênh lệch vùng miền, hoàn thành nhiều mục tiêu của cả giai đoạn 2020 - 2025. GRPD bình quân đầu người năm 2023 ước đạt trên 9.400 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020; tạo ra hơn 21.000 việc làm tăng thêm.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành phê duyệt Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh.
Năm 2024, dù kinh tế trong nước và thế giới được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức, với chủ đề năm "Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh", địa phương này vẫn đề ra những mục tiêu rất lớn, thể hiện quyết tâm đi đầu, đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Ninh.
Nhân dịp đón Xuân năm mới 2024, Nhadautu.vn đã có cuộc trò chuyện với ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh để hiểu rõ hơn về chiến lược và định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh
PV: Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của Vùng đồng bằng sông Hồng đã hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc có quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh, xin ông cho biết về lộ trình thực hiện các mục tiêu của tỉnh trong thời gian tới?
Ông Cao Tường Huy: Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện ở phía bắc; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 10%/năm, GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD.
Tỉnh xác định ba khâu đột phá giai đoạn 2020-2025 gồm: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông, tổng thể; xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.
Theo Quy hoạch tỉnh vừa được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, "Xây dựng, phát triển Quảng Ninh là một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế". Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 10%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 19.000 - 20.000 USD. Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố.
Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh.
Các mục tiêu này đã được tỉnh Quảng Ninh tích hợp xuyên suốt, đồng bộ vào các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án theo từng năm, đối với từng ngành, lĩnh vực để đảm bảo theo dõi bám sát tổng thể, toàn diện công tác triển khai các nhiệm vụ quy hoạch và xu hướng hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
PV: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xin ông cho biết tỉnh đã và đang triển khai thực hiện Kế hoạch này như thế nào?
Ông Cao Tường Huy: Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Quảng Ninh đã và đang chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng xây dựng, hoàn thiện thể chế của Vùng, xác định những đề án, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa, tạo đột phá cho phát triển vùng, phát triển ngành của cả nước, xây dựng Quảng Ninh thành tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh.
Cụ thể, đến năm 2025, rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Về các chương trình, dự án để triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó, nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công là ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế (Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang kinh tế ven biển từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Cà Mau); hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại ba vùng động lực đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.
Về dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại ba vùng động lực của tỉnh.
Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: hệ thống cảng biển, bến cảng đường thủy nội địa, hạ tầng logistics; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn điện; cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, thương mại, dịch vụ.
Đặc biệt, tỉnh sẽ triển khai 6 đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển vùng, phát triển ngành bao gồm: Đề án xây dựng các cơ chế, chính sách thí điểm triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn; Đề án điều chỉnh ranh giới vùng đệm di sản Vịnh Hạ Long; Đề án Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận Di sản thế giới; Đề án phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới; Đề án thí điểm phát triểncông nghiệp văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh.
PV: 2023 là một năm rất khó khăn nhưng cũng rất đỗi tự hào của Quảng Ninh với 9 năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số; lần đầu tiên tăng trưởng GRDP của tỉnh cao gấp đôi bình quân chung cả nước và đứng đầu đồng bằng sông Hồng. Vậy mục tiêu mà tỉnh Quảng Ninh đặt ra cho năm 2024 sẽ như thế nào, thưa ông?
Ông Cao Tường Huy: Năm 2023, Quảng Ninh tiếp tục lập kỳ tích với 9 năm tiên tiếp đạt đà tăng trưởng kinh tế 2 con số (2015 - 2023). Tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh cao gấp đôi bình quân chung cả nước và đứng đầu đồng bằng sông Hồng. Cùng với đó, các chỉ tiêu về kinh tế khác của Quảng Ninh đều đạt cao. Năm 2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định chủ đề năm là: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”;
Đồng thời, đặt ra một số mục tiêu quan trọng như: tiếp tục phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đạt trên 10%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 55.600 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI ít nhất 3 tỷ USD; phát triển mới ít nhất 2.000 doanh nghiệp; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%; tỷ lệ đô thị hóa trên 73%;
Toàn tỉnh không còn hộ nghèo và giảm 50% hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng tại Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 30/3/2023 của Hội đồng nhân tỉnh; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 87%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 51%; tạo ra khoảng 30.000 việc làm tăng thêm; có trên 91% trường đạt chuẩn quốc gia; đạt 57,2 giường bệnh, 15 bác sỹ, 2,8 dược sỹ đại học và trên 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95,5% dân số; tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 98,3%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh đạt trên 99,9% (trong đó, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 01-1:2018/BYT đạt trên 70%)...
Để đạt được mục tiêu này, Quảng Ninh sẽ thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại khu vực công nghiệp, tăng nhanh quy mô và tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển hợp lý, bền vững ngành công nghiệp khai khoáng, trọng tâm là ngành than.
Đồng thời, phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển kinh tế biển bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp và phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân.
Quảng Ninh cũng sẽ thực hiện tạo chuyển biến mới trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo;
Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với đó là tiếp tục huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Xin trân trọng cảm ơn Ông!
- Cùng chuyên mục
HHS chính thức trở thành công ty mẹ Bất động sản CRV
Với việc mua vào thành công gần 50,1 triệu cổ phần HHS Capital, HHS đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Bất động sản CRV lên 51,03% kể từ ngày 18/6/2025.
Tài chính - 18/06/2025 09:02
Gọi tên cổ phiếu bán lẻ khi giảm VAT đến hết năm 2026
Triển vọng cổ phiếu bán lẻ đang được củng cố bởi tiêu dùng tăng khi giảm thuế VAT cùng các giải pháp khác của Chính phủ hay việc thanh lọc hàng giả, hàng nhái.
Tài chính - 18/06/2025 07:00
Doanh nghiệp chưa đại chúng nợ quá 5 lần vốn không được phát hành trái phiếu
Quốc hội vừa thông qua quy định yêu cầu doanh nghiệp chưa đại chúng muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ thì nợ phải trả không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.
Tài chính - 17/06/2025 11:25
TCH lần thứ 2 gọi vốn từ cổ đông sau 10 năm niêm yết
Mục tiêu huy động vốn của TCH là để rót vào 2 dự án lớn gồm Hoàng Huy Green River và tòa nhà chung cư H2 thuộc Hoang Huy Commerce, tổng đầu tư 6.249 tỷ.
Tài chính - 17/06/2025 09:32
Xếp hạng tín nhiệm giúp củng cố niềm tin thị trường
Sự xuất hiện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa với tiêu chuẩn toàn cầu như VIS Rating sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành xếp hạng tín nhiệm, cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường tài chính.
Tài chính - 17/06/2025 07:00
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi 'khủng', dự kiến lên sàn HoSE nửa cuối năm 2025
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi đậm 1.600 tỷ - 2.000 tỷ đồng cho 2025 và 2026. Doanh nghiệp kỳ vọng niêm yết trên HoSE trong quý III và IV.
Tài chính - 16/06/2025 16:24
CEO Đạm Cà Mau: Xung đột Iran và Israel sẽ khiến giá phân bón tăng
CEO Đạm Cà Mau tiết lộ lượng hàng công ty chốt đơn bán đã vượt sản lượng, nửa cuối năm tiếp tục khả quan, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm.
Tài chính - 16/06/2025 15:39
Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE
Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu PSH và KPF bị HoSE đưa ra quyết định xem xét hủy niêm yết bắt buộc.
Tài chính - 15/06/2025 08:10
Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai
CTCP Phú Tài sẽ chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2024. Với việc đã tạm ứng 10% trước đó, tổng cổ tức doanh nghiệp chi trả đạt 25% và năm thứ hai duy trì tỷ lệ này.
Tài chính - 14/06/2025 11:52
Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?
Sau một giai đoạn phục hồi tốt từ phiên "đáy" của năm 2025 (9/4/2025), VN-Index trong giai đoạn gần đây đang rơi vào trạng thái điều chỉnh với 6/8 phiên giảm điểm tính từ phiên 4/6 đến 13/6.
Tài chính - 14/06/2025 06:45
Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’
Nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành điểm sáng trên thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó PLX gây chú ý khi tăng hết biên độ.
Tài chính - 13/06/2025 17:26
Lập Sở giao dịch vàng quốc gia: Nhà đầu tư được hưởng lợi gì?
Với việc triển khai Sở giao dịch vàng quốc gia, người dân, nhà đầu tư không chỉ được phép mua vàng vật chất tại các cửa hàng, mà quan trọng hơn là có thể mở tài khoản vàng tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian, thực hiện các giao dịch mua, bán vàng tương tự như cổ phiếu…
Tài chính - 13/06/2025 15:43
PVTrans chuẩn bị chia cổ tức cao kỷ lục
PVTrans sẽ phát hành gần 114 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024, tương ứng tỷ lệ 32%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 4.699 tỷ đồng.
Tài chính - 13/06/2025 13:27
Tôn Đông Á sẽ niêm yết HoSE, trả cổ tức tỷ lệ 40%
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó, Tôn Đông Á sẽ tập trung hơn cho thị trường nội địa, mục tiêu nâng tỷ trọng sản lượng lên 75%.
Tài chính - 12/06/2025 15:32
Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?
Ngoài thương hiệu SJC độc quyền bấy lâu nay sẽ có thêm các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được cấp phép sản xuất, và chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Tài chính - 12/06/2025 14:48
Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng
Chứng khoán HSC chào bán 360 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp, mục tiêu tăng vốn lên trên 10.000 tỷ đồng.
Tài chính - 12/06/2025 10:53
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago