Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội đã bỏ lỡ một cơ hội quy hoạch thành phố 2 bên sông Hồng

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết đã lỡ một cơ hội quy hoạch thành phố 2 bên sông Hồng, khiến 900.000 dân phải mòn mỏi chờ đợi vì vướng thêm Luật Quy hoạch.
BẢO LÂM
07, Tháng 07, 2020 | 06:09

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết đã lỡ một cơ hội quy hoạch thành phố 2 bên sông Hồng, khiến 900.000 dân phải mòn mỏi chờ đợi vì vướng thêm Luật Quy hoạch.

Chiều 6/7, tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm trong phiên thảo luận tình hình thực hiện kinh tế - xã hội.

900.000 dân chờ quy hoạch thành phố 2 bên sông Hồng

Về quy hoạch hai bên sông Hồng, ông Nguyễn Đức Chung khẳng định đã bỏ lỡ một cơ hội, đáng lẽ tại phiên họp HĐND TP. Hà Nội vào đầu tháng 12/2017, Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội giao Sở NN&PTNT, và Viện Quy hoạch của Bộ NN&PTNT thực hiện quy hoạch phân lũ theo quyết định 217 của Thủ tướng. Nhưng sau đó, nội dung này lại bị hoãn.

"Quy hoạch hai bên sông Hồng vướng vào Luật Quy hoạch, trong đó, phải làm được quy hoạch phân lũ mới làm được quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng. Do đó, thẩm quyền hiện nay không thuộc UBND và HĐND TP. Hà Nội mà thuộc Bộ Xây dựng", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói.

Người đứng đầu chính quyền Hà Nội thông tin tới đây (9/7) Hà Nội sẽ có buổi làm việc với Bộ NN&PTNT và đề xuất giải pháp có thể ủy quyền cho TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện quy hoạch. TP. Hà Nội cũng dự kiến quy hoạch đô thị sinh thái hai bên bờ sông Hồng, tạo 2 bờ đê tích hợp thành 2 con đường....

nguyen-duc-chung

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hà Nội. Ảnh: Hồng Quang/Zing.

Ông nhấn mạnh thêm: "Chúng ta phải làm được quy hoạch phân lũ thì gần 900.000 người dân dọc khu vực nội đô từ các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Thường Tín, Phú Xuyên... có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng".

Cũng nói thêm về quy hoạch, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay trước đây HĐND TP. Hà Nội rà soát có 383 dự án chậm triển khai, nguyên nhân là sau khi sáp nhập địa giới hành chính thành phố, các dự án này phải chờ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu thì mới lập được quy hoạch chi tiết.

Trong năm vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã giải tỏa được 64 dự án, riêng huyện Mê Linh đã giải quyết 29/47 dự án. Thời gian tới, TP. Hà Nội tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các dự án.

Các doanh nghiệp nợ đọng thuế 30.000 tỷ

Làm rõ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin đã giãn hoãn 17.500 tỷ đồng, bằng 45% so với cả nước cho cộng đồng doanh nghiệp. TP. Hà Nội cũng đã chuyển 1.020 tỷ đồng qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các hộ nghèo, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vay phát triển sản xuất, đồng thời rà soát, đề xuất giãn hoãn tiền thuê, sử dụng đất cho các doanh nghiệp.

Về xử lý nợ đọng thuế, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ các doanh nghiệp nợ đọng thuế khoảng trên 30.000 tỷ đồng; trong đó, các doanh nghiệp có khả năng trả nợ 15.000 tỷ đồng; trên 15.000 tỷ đồng còn lại chủ yếu các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ kéo dài nhiều năm, qua các thời kỳ. 

TP. Hà Nội đã báo cáo Bộ Tài chính, và Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ, trình Quốc hội, đề xuất có thể giảm, hoãn, cắt nợ cho các doanh nghiệp không thể trả nợ bởi họ đã bị phá sản, quá trình kinh doanh gặp khó khăn của thập kỷ trước đây.

Đối với 15.000 tỷ đồng có thể thu hồi, UBND TP. Hà Nội đã báo cáo Thường trực và Ban Thường vụ, trực tiếp Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Ban thu hồi nợ đọng của TP, đồng thời đề ra kế hoạch với Cục Thuế Hà Nội, báo cáo Bộ Tài chính.

hoi-dong-nhan-dan

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hà Nội. Ảnh: KTĐT.

Về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội khẳng định nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu tiếp tục chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực, nhân lực để bảo đảm chăm lo sức khỏe cho người dân, làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác.

Thành phố cũng đưa ra một số nội dung nhằm bảo đảm nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế. Trong đó coi trọng phát triển văn hóa, xem đây là "sức mạnh mềm" nhằm lan tỏa vị thế, giá trị nghìn năm văn hiến, "Thành phố vì hòa bình" của Thủ đô ra thế giới.

Hà Nội tiếp tục coi trọng cải cách hành chính, tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính, đẩy mạnh các dịch vụ công; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, khôi phục sản xuất, mở rộng thị trường nội địa, thị trường mới và các thị trường Việt Nam vừa ký kết hiệp định thương mại.

Ông Chúng nói: "Thành phố đẩy nhanh vốn đầu tư công, bảo đảm đủ nguồn lực cho các dự án, cơ cấu nguồn lực, ưu tiên cho y tế, giáo dục, an sinh xã hội, hạ tầng giao thông.... Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, bảo đảm Nghị quyết đi ngay vào đời sống".

Từ đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị HĐND TP. Hà Nội tạm thời chưa điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan đến GRDP và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố mà tiếp tục quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ