Chủ sở hữu thực sự của công ty nước Sông Đà lần đầu lên tiếng sau sự cố
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc GELEX, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty Thiết bị điện GELEX, chủ sở hữu 65% của Nhà máy nước sạch Sông Đà - chủ động liên hệ, chia sẻ với Báo Lao Động về sự cố đường nước sạch sông Đà cung cấp cho Hà Nội bị nhiễm dầu thải.
“Xin lỗi không thì dễ quá”
PV: Thưa ông, những ngày qua dư luận rất bức xúc với sự cố nước ô nhiễm dầu thải do Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp. Kèm với đó, người ta cũng mong đợi sự lên tiếng của ông với tư cách là người đứng đầu công ty mẹ, chủ sở hữu thực sự của nhà máy này. Sao đến giờ ông mới xuất hiện?
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Những ngày vừa qua tôi muốn tập trung để xử lý nước cho sạch đã, vì câu chuyện người dân không có nước để dùng nó khủng khiếp lắm. Và thực sự chúng tôi cũng không biết phát ngôn như thế nào, vì hướng dư luận lúc đó hết sức bất lợi cho mình. Sau khi nước sạch rồi thì giờ mới ngồi lại, sai đâu nhận đó, thiệt hại đến đâu đền bù đến đó chứ không trốn tránh.
Qua sự cố, chúng tôi cũng băn khoăn thấy cơ quan quản lý nhà nước xử lý chưa hợp lý. Vấn đề ở đây là phải đồng hành cùng doanh nghiệp tập trung lo cho dân có nước , chứ không phải ngồi soi xem ai làm gì ai làm gì đâu.

Ghi nhận của PV báo Lao Động trong ngày 17.10, tại khu vực hồ Đầm Bài - nơi chứa nước ngọt cung cấp cho nhà máy nước Sông Đà. Ảnh: Tô Thế
PV: Dư luận cũng đang rất bức xúc vì phát ngôn của lãnh đạo nhà máy nước sạch Sông Đà khi được hỏi về việc đền bù thiệt hại cho người dân, rằng: Chúng tôi là nạn nhân lớn nhất .
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Việc xin lỗi là việc rất nhỏ thôi, xin lỗi không thì dễ quá ai chẳng làm được. Còn chúng tôi sau khi xử lý nước sạch trở lại xong, chúng tôi không những xin lỗi mà còn xin chịu trách nhiệm. Tôi cam kết sẽ phối hợp cùng các đơn vị phân phối nước để làm các việc tốt nhất cho người dân.
PV: Khi được hỏi “vì sao không dừng cấp nước ngay khi phát hiện nước bị đổ dầu thải”, ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Cty Nước sạch Sông Đà nói rằng “Tôi chỉ là người làm thuê”. Liệu có thể hiểu rằng việc tiếp tục cấp nước đã biết nhiễm dầu là do đã trao đổi và nhận chỉ đạo từ cấp cao (công ty mẹ ) do ông đứng đầu?
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Trong hệ thống GELEX, chúng tôi phân cấp vận hành rất cụ thể. Viwasupco chỉ là công ty cháu của GELEX, nó có điều lệ, có hội đồng quản trị riêng nên họ tự vận hành và quyết định chứ không thể vừa làm vừa báo cáo lên trên hàng ngày.
Cấp Hội đồng quản trị công ty mẹ như tôi bây giờ sự việc cấp bách thì phải tham gia xắn tay vào luôn để chỉ đạo, xử lý thật nhanh để sớm cấp nước an toàn trở lại. Chứ ban đầu bản thân tôi cũng được thông báo khá muộn, do bên dưới đó họ coi đây là một sự việc không nghiêm trọng.
Việc phát ngôn của anh Tốn tôi cũng đã trao đổi rất kỹ với anh ấy. Anh Tốn xuất phát từ dân kỹ thuật, nên khi thấy sự cố ngoài sức tưởng tượng, do trình độ cũng có hạn nên anh ấy hoảng hốt luống cuống trong việc xử lý. Bản thân doanh nghiệp chỉ tính đến việc đường ống, mưa ngập mang tới chất bẩn chứ chưa bao giờ nghĩ tới kịch bản sẽ có người đổ dầu thải xuống nguồn nước.
“Hồ chứa nước đầu vào phải là công trình trọng điểm quốc gia”
PV: Ông có nghĩ những người này "tình cờ" đổ thải, chẳng may đúng phải dòng nước nguồn của Nhà máy nước sông Đà?
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nghĩ mấy cậu kia chỉ có “điên” mới tự dưng lái xe lòng vòng mấy trăm cây số để đem hàng nghìn lít dầu thải đổ xuống suối Trầm.
Sự cố nghiêm trọng này chưa từng xảy ra khi các nhà máy nước do nhà nước quản lý, đến khi giao về tư nhân rồi mới xảy ra.
Về quy trình vận hành nhà máy nước, trước đây đến nay cũng vẫn vậy, thậm chí từ khi cổ phần hóa giao vào cho tư nhân vận hành thì nó còn thuận lợi hơn rất nhiều. Tất cả các công ty nước đều có thể vận hành trơn tru khi mà chất lượng nguồn nước được ổn định. Thậm chí khi chúng tôi tiếp quản, số lần mất nước hay vỡ ống nước gần như không xẩy ra.
Các chiêu trò phá hoại, cạnh tranh không lành mạnh như thế nếu ai làm thì họ cũng sẽ không thể trốn chịu trách nhiệm. Việc đem tính mạng của người dân ra để cạnh tranh là không thể chấp nhận được.
Trong nhiều ngày, người dân nhiều khu vực ở Hà Nội phải sống trong cảnh khổ sở vì nước sạch trở thành nước bẩn. Ảnh: Nguyễn Hà
PV: Vậy là ông có nghi ngờ rằng đây hành vi phá hoại từ các đối thủ cạnh tranh khác, trong việc giành thị phần cung cấp nước sạch ở Hà Nội?
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Tôi không muốn phát ngôn việc này, nên để việc đó cho công an điều tra, phát ngôn.
Nhưng sự việc lần này cũng cho thấy kẽ hổng của an ninh nguồn nước , lẽ ra các hồ chứa nước đầu vào đều nên đưa vào danh sách các công trình trọng điểm quốc gia để nhà nước bảo vệ và có luật nghiêm khắc hơn. Nếu chỉ phạt tiền vài triệu, phạt tù vài năm về tội đổ thải thì nó quá nhẹ.
Khi trở thành công trình trọng điểm quốc gia thì việc đổ thải xuống làm ô nhiễm nguồn nước sẽ là vi phạm an ninh quốc gia, người muốn làm việc đó sẽ phải chùn tay lại.
PV: Trước đây bao lâu thì công ty lấy mẫu xét nghiệm chất lượng nước một lần? Và tới đây việc kiểm soát chất lượng nguồn nước sông Đà có gì thay đổi không thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Trước đây thì một tháng một lần nhà máy lấy mẫu làm xét nghiệm. Sau sự việc lần này chúng tôi sẽ làm hàng ngày, mỗi ngày một lần xét nghiệm và phân loại nước loại A, B, C rồi công khai gửi đi về Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng của thành phố.
Chúng tôi cũng sẽ kiểm soát chất lượng nước từ đầu nguồn, lắp khoảng 20-30 trạm quan trắc, cảnh báo từ xa 5-6 lớp từ đầu nguồn đến nhà máy. Sau đó nhà máy lại có một quy trình chặt chẽ kiểm soát đến tận hồ dưới trung tâm Đại Mỗ, An Khánh một trạm nữa trước khi về đến nhà dân.
Các số liệu sẽ được nhà máy gửi liên tục, hàng ngày đến Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng Hà Nội để 2 Sở cùng giám sát với chúng tôi.
Nước là an sinh xã hội, không phải là hàng hóa đơn thuần, nên không thể giao hết cho doanh nghiệp chúng tôi được. Nếu giao hết cho chúng tôi thì khi xảy ra những sự việc như thế này ai chịu trách nhiệm?
Tôi nghĩ cần rà soát lại quy trình kiểm soát chất lượng nước sạch, tôi nhấn mạnh là luật đang đang rất lỏng lẻo, hổng ở nhiều chỗ, cần xây dựng luật lại theo hướng tốt hơn, chi tiết hơn.
Tôi đề nghị TP.Hà Nội phải cùng doanh nghiệp tham gia giám sát, bảo vệ chất lượng nguồn nước, nghĩa là tư nhân vận hành nhưng nhà nước phải quản lý về chất lượng.
(Theo Lao động)
- Cùng chuyên mục
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.
Tài chính - 28/03/2025 07:36
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.
Tài chính - 27/03/2025 18:55
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.
Tài chính - 27/03/2025 17:58
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay
Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 27/03/2025 12:13
Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt
Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.
Tài chính - 27/03/2025 12:12
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.
Tài chính - 27/03/2025 07:59
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?
Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.
Tài chính - 26/03/2025 13:20
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.
Tài chính - 26/03/2025 10:53
Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.
Tài chính - 26/03/2025 08:13
Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII
Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.
Tài chính - 25/03/2025 14:42
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.
Tài chính - 25/03/2025 12:58
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.
Tài chính - 25/03/2025 10:11
HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX
Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.
Tài chính - 25/03/2025 09:58
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago