Chính sách, truyền thông và xã hội
Sự ủng hộ của truyền thông và sự đồng thuận xã hội trước hết là nền tảng tinh thần để một chính sách có thể được thực hiện thành công. Không ai có thể có đủ tâm lực để thúc đẩy một chính sách, khi chính sách đó bị công luận phê phán.
Chính sách ở nghĩa hẹp có thể coi là sự phản ứng của chính quyền trước một vấn đề của cuộc sống. Như một chính sách, BOT là sự phản ứng của chính quyền trước vấn đề thiếu hụt ngân sách để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Chính sách này ban đầu không bị phản đối, nhưng sau đó lại không được ủng hộ. Ban đầu là sự không ủng hộ của truyền thông. Sau đó lan rộng ra thành sự không ủng hộ của đông đảo công chúng.
Thiếu sự ủng hộ, việc thực thi chính sách BOT trở nên hết sức khó khăn. Mọi loại chi phí liên quan đến BOT đều bị đẩy lên cao ngất ngưởng. Từ một chính sách đúng đắn, BOT đối mặt với rủi ro trở thành một vấn đề nan.
BOT chỉ là một trong rất nhiều chính sách được ban hành. Điều đặc biệt là nó cho thấy rất rõ sự ủng hộ của truyền thông và sự đồng thuận xã hội quan trọng đến nhường nào.
Sự ủng hộ của truyền thông và sự đồng thuận xã hội trước hết là nền tảng tinh thần để một chính sách có thể được thực hiện thành công. Không ai có thể có đủ tâm lực để thúc đẩy một chính sách, khi chính sách đó bị công luận phê phán. Con người ta - từ các nhà hoạch định chính sách, đến những người thực thi chính sách, ai ai cũng muốn làm việc nghĩa. Việc nghĩa là việc có ý nghĩa đối với xã hội và được xã hội tôn vinh. Thế thì một việc được xã hội tôn vinh sẽ mang lại động lực tinh thần, một việc bị xã hội dè bỉu sẽ triệt tiêu động lực đó.
BOT được xã hội coi là chính sách huy động vốn tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước sẽ tạo ra động lực tinh thần. BOT bị xã hội coi là kế sách để thu tiền của dân vì lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm sẽ triệt tiêu động lực tinh thần đó.
Sự ủng hộ của truyền thông và sự đồng thuận xã hội còn là điều kiện để cắt giảm chi phí thực thi chính sách. Một chính sách được người dân ủng hộ, thì người dân sẽ tự nguyện thực thi. Ngược lại, một chính sách bị người dân phản đối, thì người dân sẽ tìm cách né tránh. Trong trường hợp như vậy, chi phí để bảo dảm sự tuân thủ sẽ phát sinh. Chi phí sẽ còn phát sinh nhiều hơn khi người dân không chỉ né tránh, mà còn công khai phản đối. Và khi điều này xảy ra, cái giá phải trả cho một chính sách sẽ đắt đỏ đến vô cùng.

Sự ủng hộ của truyền thông và sự đồng thuận xã hội trước hết là nền tảng tinh thần để một chính sách có thể được thực hiện thành công. Ảnh minh họa.
Lấy chính sách BOT làm ví dụ, chính sách này mặc dù chưa bị phản đối một cách công khai, trực diện, nhưng một ngàn lẻ một cách đã được nghĩ ra để bày tỏ sự bất bình đối với nó (từ việc trả phí bằng tiền lẻ, nhận được được đúng số tiền phụ lại mới chịu lái xe đi…). Điều này đã làm cho chi phí thực thi BOT tăng lên rất cao. Đó không chỉ là chi phí cho việc bảo đảm an ninh, trật tư, mà còn là chi phí chúng ta phải trả cho tình trạng ách tắc giao thông, cho việc ngưng trệ nhiều hoạt động của nền kinh tế.
Để bảo đảm sự đồng thuận xã hội, cả công đoạn hoạch định chính sách và cả công đoạn thực thi chính sách đều cần được quan tâm xử lý. Và truyền thông đóng một vai trò rất quan trọng ở đây.
Ở công đoạn hoạch định chính sách, quan trọng nhất là tham vấn ý kiến của công chúng. Mà công cụ để tham vấn công chúng hiệu quả nhất chínhl à báo chí. Tham vấn công chúng giúp cho các nhà hoạch định chính sách thấy được các góc nhìn rất khác nhau của xã hội. Thấy được là cả những lợi ích rất khác nhau có liên quan. Sự thật là trong mỗi một chính sách đều có những người được hưởng lợi rõ ràng và những người bị tác động tiêu cực. Thiếu tham vấn công chúng, điều này nhiều khi sẽ khó được nhận biết. Tuy nhiên, không nhận biết thì khó thiết kế chính sách một cách công bằng.
Trong chính sách BOT, lợi ích của các nhà đầu tư và của các nhà kinh doanh vận tải rất dễ xung đột với nhau. Nếu chúng ta không cân đối được lợi ích này, bất bình xã hội không sớm thì muộn cũng sẽ nảy sinh.
Ngoài ra, bên cạnh lợi ích của nhóm này, nhóm kia, bao giờ cũng tồn tại một loại lợi ích cao hơn. Đó là lợi ích của quốc gia, của toàn thể dân tộc. Chính sách bao giờ cũng cần được thiết kế sao cho lợi ích này được bảo đảm. Mà như vậy, thì sự thấu hiểu của nhóm xã hội có thể bị tác động tiêu cực của chính sách là rất quan trọng. Đây là lý do tại sao truyền thông của báo chí bao giờ cũng phải là một phần cấu thành không thể thiếu của quy trình chính sách. Rất tiếc, chiến lược truyền thông cho BOT đã gần như không được thiết kế một cách mạch lạc. Các phương tiện truyền thông Nhà nước gần như mỗi báo đài đưa tin theo một kiểu. Điều này đã làm cho quần chúng nhân dân thật sự bị phân tâm.
Ở công đoạn thực thi chính sách, điều quan trọng là phải thiết kế được một cơ chế giám sát hữu hiệu. Cơ chế giám sát này vừa bảo đảm cho chính sách được triển khai đúng kế hoạch, vừa bảo đảm cho các mục tiêu của chính sách được hiện thực hóa.
Một chính sách cho dù tốt đẹp đến đâu cũng vẫn rất dễ bị méo mó trong quá trình thực thi. Chính sự méo mó này sẽ bào mòn sự ủng hộ của công chúng. Khi sự đồng thuận xã hội đã không còn, thì việc tiếp tục triển khai chính sách sẽ vô cùng khó khăn. Kinh nghiệm cho thấy lôi kéo báo chí, các tổ chức xã hội vào quá trình giám sát việc thực thi chính sách là rất có ý nghĩa. Điều này một mặt giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát, mặt khác giúp củng cố lòng tin và sự ủng hộ của công chúng.
Tóm lại, trong một nền quản trị quốc gia hiện đại, hoạch định chính sách, thực thi chính sách và bảo đảm sự ủng hộ của truyền thông và sự đồng thuận xã hội là những công việc có ý nghĩa quan trọng như nhau và phải được triển khai đồng thời. Để làm được điều này một chiến lược truyền thông hữu hiệu là không thể thiếu. Báo chí là lực lượng quan trọng nhất để triển khai một chiến lược truyền thông như vậy.
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới
Chủ trì Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng đây sẽ là những công trình có tính biểu tượng, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới; là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sự kiện - 19/04/2025 13:12
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Sự kiện - 19/04/2025 10:02
[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng
Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.
Sự kiện - 19/04/2025 09:32
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân
Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
Sự kiện - 16/04/2025 15:42
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Sự kiện - 16/04/2025 12:38
[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.
Sự kiện - 16/04/2025 10:08
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
3
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
4
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago