Chính sách tiền tệ đang đảo chiều trên toàn cầu: Liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
Đang có sự khác biệt đáng kể giữa Việt Nam và các nước khác. Đó là lạm phát của Việt Nam đang được kiểm soát tốt. Thế nhưng...

Các nước bắt đầu chuyển sang giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ. Ảnh: THÀNH HOA
Các nước bắt đầu chuyển sang giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ diễn ra năm 2008 với nguyên nhân chính là việc cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại (NHTM). Sự sụp đổ của các định chế tài chính hàng đầu thế giới như Merrill Lynch hay Goldman Sachs đã khiến cho cuộc khủng hoảng tại Mỹ lan rộng trên phạm vi toàn cầu, kéo dài từ năm 2009-2011.
Để nền kinh tế có động lực tăng trưởng sau khủng hoảng, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, thông qua việc hạ thấp mặt bằng lãi suất hoặc thông qua các gói nới lỏng định lượng, được biết đến với tên gọi là QE (Quantitative Easing). Thông qua QE, tiền sẽ được bơm vào nền kinh tế khi NHTƯ mua vào các tài sản dài hạn mà điển hình là trái phiếu chính phủ (TPCP).
Trải qua giai đoạn nới lỏng tiền tệ kéo dài từ 2011-2016, khối lượng cung tiền lớn đã giúp cho nền kinh tế của nhiều nước đạt các mức tăng trưởng cao, điển hình là nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, tăng cung tiền ở mức cao sẽ tạo ra áp lực lên lạm phát và nó hiện đang đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Trước diễn biến như vậy, Mỹ là nước tiên phong trong quá trình chuyển sang giai đoạn thắt chặt tiền tệ, thông qua động thái tăng lãi suất (Fed fund target rate(1)) liên tục từ đầu năm 2017 đến nay. Trước diễn biến này của Fed, NHTƯ của hàng loạt nước như Trung Quốc, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Philippines (các thị trường mới nổi)cũng đã lần lượt phải tăng lãi suất điều hành (Policy rate) trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân chính là gì?
Tăng lãi suất là tín hiệu để thu hẹp chính sách tiền tệ, hay nói một cách khác là giảm cung tiền ra nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát. Do vậy, nguyên nhân chính để NHTƯ các nước tăng lãi suất chính là lạm phát có xu hướng tăng lên do đã thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài trước đó. Tính đến tháng 4-2018, lạm phát năm (YoY) của Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt ở mức 25,5% và 10,2%. Tuy nhiên, lạm phát chỉ là bề nổi, là kết quả của hàng loạt vấn đề nội tại của nền kinh tế.
Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là những nước đã và đang phải liên tục tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát tăng lên và sự sụt giảm của đồng nội tệ. Nếu như lạm phát tăng là do cung tiền tăng, thì sự sụt giảm của đồng nội tệ là do các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) bán tháo tài sản, chủ yếu là TPCP, để chuyển sang đầu tư vào đồng đô la Mỹ cũng như TPCP của Mỹ. Việc bán tháo TPCP xuất phát từ sự mất niềm tin vào chính sách điều hành kinh tế của chính phủ các quốc gia này. Tham nhũng và lãng phí đã khiến cho việc nới lỏng tiền tệ đã không phát huy được hiệu quả mà ngược lại nó đang để lại hậu quả nặng nề. Đó là nợ công gia tăng và thâm hụt cán cân vãng lai (current account) ở mức cao. Đây mới là nguyên nhân sâu xa, là gốc rễ khiến cho các NĐTNN mất dần sự kiên nhẫn và niềm tin vào nền kinh tế của các quốc gia này.
Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào?
Trước tiên phải thấy rằng Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều giải pháp theo định hướng nới lỏng cung tiền để thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn vừa qua. Đó là việc triển khai gói cho vay tín dụng ưu đãi mua bất động sản trị giá 30.000 tỉ đồng, hay động thái hạ mặt bằng lãi suất liên tục trong giai đoạn 2011-2017. Kết quả là kinh tế của Việt Nam trong năm 2017 đã đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2007.
Tuy nhiên, đang có sự khác biệt đáng kể giữa Việt Nam và các nước khác. Đó là lạm phát của Việt Nam đang được kiểm soát rất tốt và tiền đồng sẽ tăng giá so với đô la Mỹ nếu như không có sự can thiệp bằng chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vì vậy, cũng có thể khẳng định Việt Nam chưa phải và cũng chưa cần phải tăng lãi suất như các quốc gia khác.
Thế nhưng, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Động thái rút vốn tại thị trường mới nổi và thị trường cận biên cũng sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của các NĐTNN tại thị trường Việt Nam. Theo đó, các NĐTNN cũng đã liên tục bán ròng cổ phiếu thông qua hình thức khớp lệnh trên thị trường chứng khoán tập trung (HOSE, HNX và UpCom) trong cả tháng 4 và 5-2018.
Để tránh lặp lại kịch bản của các nước như Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia thì NHNN cần tiếp tục có các giải pháp nhằm kiểm soát cung tiền, cụ thể là kiểm soát tín dụng, sao cho tín dụng có mức tăng trưởng hợp lý và được phân bổ chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ, mà cụ thể là Bộ Tài chính - nơi trực tiếp thực thi chính sách tài khóa - cần kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư của các dự án có sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có thêm các giải pháp để mở rộng không gian thu hút dòng vốn nước ngoài thông qua hoạt động du lịch, kiều hối... Qua đó, sẽ góp phần duy trì cán cân vãng lai của Việt Nam thặng dư trong dài hạn. Đây cũng là một chỉ báo rất quan trọng bên cạnh việc kiểm soát lạm phát, để các NĐTNN cũng như các định chế tài chính quốc tế tiếp tục các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Nếu không làm được vậy thì Việt Nam sẽ không thể nằm ngoài xu thế chung của các nước là phải tăng lãi suất. Mà nếu làm vậy, thì nó sẽ tác động tiêu cực đến tham vọng của Việt Nam, là duy trì tăng trưởng của nền kinh tế ở mức cao và trong một thời gian dài.
(1) Là lãi suất cho vay qua đêm (overnight) giữa các NHTM với nhau để có đủ số dư dự trữ bắt buộc tại NHTƯ

Theo The Saigontimes
- Cùng chuyên mục
Triển vọng cổ phiếu hóa chất
Căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông đã khiến cổ phiếu hóa chất trở thành điểm sáng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hóa chất nào cũng được hưởng lợi từ thông tin này.
Tài chính - 21/06/2025 08:40
Vốn mỏng, TCO Holdings phát triển ngành gạo thế nào?
TCO Holdings mới tham gia vào khâu sấy, sây sát và đánh bóng trong chuỗi ngành gạo. Doanh nghiệp đang xin giấy phép xuất khẩu gạo trực tiếp.
Tài chính - 21/06/2025 08:16
Tín dụng TP.HCM tăng 3,89%
Đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2024 và tăng 13,64% so với cùng kỳ.
Tài chính - 20/06/2025 14:52
Đạm Cà Mau chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức
Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Đạm Cà Mau triển khai phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% cho cổ đông, giữa tháng 7 sẽ thực hiện thanh toán.
Tài chính - 19/06/2025 15:02
Vietcap và VNDirect bị VSDC ‘tuýt còi’ vì sửa lỗi sau giao dịch nhiều lần
Vietcap bị VSDC đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán trong 3 ngày, VNDirect bị khiển trách do nhiều lần sửa lỗi sau giao dịch trong tháng 5.
Tài chính - 19/06/2025 14:45
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nửa đầu năm
10 mã tăng mạnh nhất sàn HoSE trong năm 2025 có sự xuất hiện của bộ đôi VIC (116,28%) và VHM (74%). Đây cũng là hai cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp lần lượt 43,9 điểm và 26,91 điểm.
Tài chính - 19/06/2025 07:39
Dự án ‘sống còn’ Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý
Dự án Aqua City của Novaland vừa hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm. Đây là tín hiệu tích cực nối dài chuỗi gỡ khó cho các dự án của tập đoàn.
Tài chính - 18/06/2025 14:56
Đàm phán thuế quan đang đến hồi kết, nhà đầu tư nên hành động thế nào?
Kết quả đàm phán thuế quan là ẩn số, nhà đầu tư cần quản trị danh mục hợp lý, thay vì dự đoán thị trường thì nên tập trung vào chọn cổ phiếu.
Tài chính - 18/06/2025 14:01
HHS chính thức trở thành công ty mẹ Bất động sản CRV
Với việc mua vào thành công gần 50,1 triệu cổ phần HHS Capital, HHS đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Bất động sản CRV lên 51,03% kể từ ngày 18/6/2025.
Tài chính - 18/06/2025 09:02
Gọi tên cổ phiếu bán lẻ khi giảm VAT đến hết năm 2026
Triển vọng cổ phiếu bán lẻ đang được củng cố bởi tiêu dùng tăng khi giảm thuế VAT cùng các giải pháp khác của Chính phủ hay việc thanh lọc hàng giả, hàng nhái.
Tài chính - 18/06/2025 07:00
Doanh nghiệp chưa đại chúng nợ quá 5 lần vốn không được phát hành trái phiếu
Quốc hội vừa thông qua quy định yêu cầu doanh nghiệp chưa đại chúng muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ thì nợ phải trả không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.
Tài chính - 17/06/2025 11:25
TCH lần thứ 2 gọi vốn từ cổ đông sau 10 năm niêm yết
Mục tiêu huy động vốn của TCH là để rót vào 2 dự án lớn gồm Hoàng Huy Green River và tòa nhà chung cư H2 thuộc Hoang Huy Commerce, tổng đầu tư 6.249 tỷ.
Tài chính - 17/06/2025 09:32
Xếp hạng tín nhiệm giúp củng cố niềm tin thị trường
Sự xuất hiện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa với tiêu chuẩn toàn cầu như VIS Rating sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành xếp hạng tín nhiệm, cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường tài chính.
Tài chính - 17/06/2025 07:00
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi 'khủng', dự kiến lên sàn HoSE nửa cuối năm 2025
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi đậm 1.600 tỷ - 2.000 tỷ đồng cho 2025 và 2026. Doanh nghiệp kỳ vọng niêm yết trên HoSE trong quý III và IV.
Tài chính - 16/06/2025 16:24
CEO Đạm Cà Mau: Xung đột Iran và Israel sẽ khiến giá phân bón tăng
CEO Đạm Cà Mau tiết lộ lượng hàng công ty chốt đơn bán đã vượt sản lượng, nửa cuối năm tiếp tục khả quan, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm.
Tài chính - 16/06/2025 15:39
Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE
Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu PSH và KPF bị HoSE đưa ra quyết định xem xét hủy niêm yết bắt buộc.
Tài chính - 15/06/2025 08:10
- Đọc nhiều
-
1
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
-
2
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
-
3
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
-
4
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago