Chiến tranh thương mại đang lan đến các gia đình Mỹ

Vòng áp thuế mới của Mỹ nhằm vào 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc sẽ làm tăng giá một loạt sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động, đồ chơi trẻ em, áo quần... và có thể gây tổn thương túi tiền của các gia đình ở Mỹ.
CHÁNH TÀI
03, Tháng 08, 2019 | 00:49

Vòng áp thuế mới của Mỹ nhằm vào 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc sẽ làm tăng giá một loạt sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động, đồ chơi trẻ em, áo quần... và có thể gây tổn thương túi tiền của các gia đình ở Mỹ.

Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng do Bloomberg khảo sát hàng tuần đang ở mức cao nhất kể từ năm 2000. Các chỉ số tương tự chẳng hạn chỉ số tâm lý người tiêu dùng do Đại học Michigan thiết lập và các cuộc khảo sát về niềm tin người tiêu dùng cũng đang có điểm số tốt nhất kể từ đầu thập niên 2000.

Điều này dường như đối lập với những gì đang diễn ra trong ngành sản xuất Mỹ. Hôm 1-8, Viện quản lý Cung ứng (ISM) cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Mỹ trong tháng 7 giảm về mức yếu nhất kể từ năm 2016 và chỉ số này đang giảm ở tháng thứ tư liên tục.

c3103_anh_bai_1

Sức mua vững mạnh của người tiêu dùng Mỹ sẽ bị ảnh hưởng khi vòng áp thuế mới nhằm vào 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 9 tới. Ảnh: Getty

Lời giải thích hợp lý cho sự đối lập này là các gia đình Mỹ vẫn chưa bị tác động nhiều bởi cuộc chiến thuế Mỹ-Trung. Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer, đã rất thận trọng khi cố gắng tránh gây tổn thương cho các gia đình Mỹ bằng cách gạt bỏ hầu hết các mặt hàng bán lẻ ra khỏi các vòng áp thuế nhằm vào 250 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc cho đến nay.

Song với tuyên bố hôm 1-8 của Tổng thống Trump về kế hoạch áp thuế 10% lên 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc chưa bị đánh thuế vào ngày 1-9 tới đây, các gia đình Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Hôm 1-8, Tổng thống Trump tiếp tục khẳng định Trung Quốc đang trả chi phí thuế nhưng trong những tuần gần đây.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành của các công ty Mỹ nhiều lần phàn nàn về các chi phí trực tiếp và gián tiếp của các đòn thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc đối với hoạt động kinh doanh của họ. Trên thực tế, khi bán hàng sang Mỹ, chính phủ và các công ty Trung Quốc không trả thuế trực tiếp cho Mỹ. Các công ty nhập khẩu của Mỹ mới là bên trả thuế cho hải quan Mỹ khi nhập hàng hóa của Trung Quốc. Thông thường, hải quan Mỹ sẽ yêu cầu các công ty nhập khẩu nộp thuế trong vòng 10 ngày sau khi hàng hóa được thông quan.

Các công ty nhập khẩu này thường chuyển chi phí thuế nhập khẩu sang các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ bằng cách tăng giá bán các sản phẩm. Các lãnh đạo doanh nghiệp và nhà kinh tế Mỹ cho rằng rốt cục, người tiêu dùng Mỹ mới là đối tượng phải gánh phần lớn các mức thuế nhập khẩu.

Trong một số trường hợp, các công ty xuất khẩu Trung Quốc có thể hạ giá bán sản phẩm để gánh bớt một phần chi phí thuế cho các nhà nhập khẩu Mỹ, từ đó giúp họ duy trì các đơn hàng và thị phần ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu biên lợi nhuận chỉ ở mức thấp, họ khó có thể giảm giá bán.

Theo một nghiên cứu của chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York, Đại học Princeton và Đại học Columbia, các công ty và người tiêu dùng Mỹ đang phải trả 3 tỉ đô la cho chi phí thuế nhập khẩu tăng thêm từ các biện pháp áp thuế vào 250 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc và các sản phẩm nhôm thép của các nước trên toàn cầu.

Trong khi đó, Mỹ vẫn phụ thuộc lớn vào các mặt hàng tiêu dùng phổ biến được sản xuất ở Trung Quốc. Danh sách các mặt hàng Trung Quốc trị giá 300 tỉ đô la bị áp thuế mới vào tháng 9 tới sẽ bao gồm hai hạng mục lớn là điện thoại di động thông minh và máy tính. Ngoài ra, còn nhiều mặt hàng tiêu dùng khác nằm trong danh sách như đồ chơi trẻ em, linh kiện máy tính, giày dép, ti vi, rèm, khăn trải giường, túi hành lý, các sản phẩm da thuộc... Hơn 50% nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này của nước này đang dựa vào các nguồn cung từ Trung Quốc, khiến cho các nỗ lực của Mỹ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các nước khác như Mexico và Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

Sau một loạt cú sốc liên quan đến thương mại trong năm qua, tâm lý vẫn vững mạnh của người tiêu dùng Mỹ là sự chứng thực quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Song sức mạnh tâm lý này có giới hạn vì một mức tăng giá 10% ở các mặt hàng phổ biến như đồ chơi trẻ em, áo quần và hàng điện tử tiêu dùng có nguy cơ gây kiệt quệ cho sức mua bền bỉ của các gia đình Mỹ, đặc biệt là khi đà suy giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ kéo dài một thập kỷ có dấu hiệu chạm đáy và tăng trở lại.

Sau khi Tổng thống Trump thông báo vòng áp thuế mới với hàng hóa Trung Quốc, Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) ra tuyên bố bày tỏ sự thất vọng. “Các mức thuế tăng thêm sẽ đe dọa việc làm và tăng chi phí mua sắm các hàng hóa thường ngày của các gia đình ở Mỹ”, David French, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ chính phủ ở NRF, nói.

(Theo Bloomberg, Reuters/Kinh tế sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ