Châu Âu dưới áp lực buộc phải chuyển sang nền kinh tế Xanh
Covid-19 khiến toàn cầu lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có kể từ Thế chiến Hai. Nhiều quốc gia tung ra các khoản đầu tư khổng lồ với hy vọng vực dậy nền kinh tế. Nhưng nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác về trung hạn và dài hạn: Khủng hoảng Khí hậu - Môi trường.
Theo Đài Quốc tế Pháp (FRI), tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, giới hoạt động bảo vệ môi trường, giới kinh tế, cũng như giới chính trị đã có nhiều vận động để gắn kế hoạch chấn hưng kinh tế hậu Covid-19 với nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh.

Chuyển sang nền kinh tế Xanh cũng được nhiều nhà khoa học coi như là con đường giảm bớt nguy cơ tàn phá thiên nhiên, nguyên nhân chính tạo ra nhiều loài virus nguy hiểm tấn công con người. Các vận động gắn chấn hưng hậu Covid-19 với kinh tế Xanh diễn ra ít tuần trước quyết định quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu về chủ đề này, dự kiến sẽ đưa ra trong tháng 6/2020.
Một kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu do giáo sư kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz và nhà kinh tế về biến đổi khí hậu Nicholas Stern đứng đầu, công bố hôm 05/05/2020 trên tạp chí Oxford Review of Economic Policy, cho thấy: trong số 7.300 tỉ USD mà nhóm 20 cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất thế giới (G20) quyết định chi ra hồi tháng 4 vừa qua để đối phó khẩn cấp với hậu quả kinh tế của đại dịch, thì có đến 92% được chi theo hướng duy trì xu thế phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay.
Điều này có nghĩa là sẽ các khoản đầu tư này sẽ có thể khiến khí hậu nóng lên từ 3°C trở lên so với thời tiền công nghiệp, trước cuối thế kỉ trước. Sự thay đổi về nhiệt độ như vậy đồng nghĩa với việc môi trường tại rất nhiều khu vực trên Trái đất sẽ hết sức bất lợi cho cuộc sống của con người.
Trong khi các khoản đầu tư mới có thể làm gia tăng khí thải hơn nữa so với hiện nay thì chỉ có 4% trong số các khoản đầu tư mới hướng đến việc cắt giảm khí thải (thực thi đúng các mục tiêu của cộng đồng quốc tế về khí hậu, theo Thỏa thuận Paris 2015, nhằm giữ nhiệt độ trên trái đất không tăng quá 2°C).
Trong bối cảnh toàn cầu kinh tế suy thoái, khi tổng sản phẩm nội địa châu Âu sụt giảm ước tính hơn 7% trong năm nay, thì việc đầu tư đủ mức cho công cuộc chuyển đổi sang kinh tế Xanh quả là điều vô cùng nan giải.
Nếu không có một quyết tâm từ bỏ quán tính của nền kinh tế, bám chặt lấy các năng lượng hóa thạch (đặc biệt là dầu mỏ và than), thì nhân loại sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ của các cuộc chấn hưng kinh tế trước đây, đặc biệt như sau cuộc khủng hoảng tài chính 200. Việc nhanh chóng quay trở lại với lối làm kinh tế cũ chỉ có thể khiến lượng khí thải tăng vọt, sau một thời gian sụt giảm do khủng hoảng, đưa xã hội toàn cầu vào thế đường cùng.
Trên cơ sở nghiên cứu 196 kế hoạch chấn hưng kinh tế sau khủng hoảng tài chính 2008, các tác giả nhóm nghiên cứu của giáo sư Joseph Stiglitz chỉ rõ nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của đa số các kế hoạch, trong có việc đầu tư ồ ạt, không cân nhắc cho nhiều doanh nghiệp vốn đã thua lỗ, bên bờ phá sản.
Một số kết luận trong điều tra nói trên cho thấy giai đoạn hoạch định chiến lược hồi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 hiện nay là một thời điểm có ý nghĩa quyết định đối với toàn cầu nói chung, và châu Âu nói riêng, không chỉ cho ít năm trước mắt, mà là gắn liền với tương lai của nhân loại hàng chục năm tới. Sai một ly, đi một dặm chính là ở thời điểm này.
Tại châu Âu, đầu tư cho kinh tế Xanh trong kế hoạch chấn hưng hậu Covid-19 hiện ra sao?
Tháng 3, rồi tháng 4/2020 vừa qua, châu Âu trở thành tâm dịch Covid-19 của thế giới. Các nền kinh tế chủ chốt của châu Âu lâm vào tình trạng tê liệt.
Vào thời điểm dịch bắt đầu tấn công châu Âu, nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng y tế, và khủng hoảng kinh tế chưa từng có kèm theo, sẽ làm phá hỏng, hay ít nhất làm chậm lại đáng kể các nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh, với Thỏa thuận Xanh (Green Deal), mà Liên minh châu Âu vừa tìm được đồng thuận về nguyên tắc một cách rất khó khăn hồi cuối tháng 12/2019.
Trên thực tế, ngay từ tháng 3, tại châu Âu, đã có rất nhiều nỗ lực để toàn châu lục tập trung giải quyết trước hết khủng hoảng đại dịch, nhưng không từ bỏ Thỏa thuận Xanh.
Trước mắt, ngày 24/04, lãnh đạo 27 quốc gia châu Âu, trong một hội nghị của Hội Đồng Châu Âu, đã phê chuẩn 'các biện pháp khẩn cấp', do nhóm các quốc gia sử dụng đồng Euro đề xuất (hôm 09/04), với tổng trị giá 540 tỉ euro để hỗ trợ các nước gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, lãnh đạo 27 nước châu Âu cũng giao cho Ủy ban châu Âu (EC) xây dựng một kế hoạch 'chấn hưng dài hạn'. Kế hoạch này sẽ được gắn với ngân sách nhiều năm của Liên hiệp châu Âu (EU) trong giai đoạn 2021 - 2027, với số tiền ước tính khoảng 1.500 tỉ USD.
Bên ủng hộ chuyển đổi sang kinh tế Xanh khẳng định một phần lớn số tiền này sẽ chỉ được đầu tư cho các doanh nghiệp, cơ sở nào chấp nhận các tiêu chuẩn về sinh thái và môi trường. Như vậy, đầu tư cho chấn hưng kinh tế cũng sẽ chính là đầu tư cho chuyển đổi mô hình kinh tế, thúc đẩy mạnh các năng lượng tái tạo, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch.
Áp lực đòi hỏi đầu tư nhiều cho kinh tế Xanh tại châu Âu đang dâng cao?
Đúng vậy, theo ghi nhận của truyền thông, ngược hẳn với cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều lãnh đạo tập đoàn và công ty tài chính lớn cổ vũ mạnh mẽ cho một giai đoạn hậu khủng hoảng, trong đó môi trường cần được coi là yếu tố 'quan trọng'.
Riêng về nước Pháp, đầu tháng 5, khoảng 50 lãnh đạo các ngành ngân hàng, bảo hiểm Pháp tuyên bố tham gia 'Liên minh châu Âu vì chấn hưng Xanh', do nhà môi trường, chính trị gia Pháp Pascal Canfin, Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu, khởi xướng hồi giữa tháng 4/2020. Trong số đó có ngân hàng BNP Paribas hay các quỹ đầu tư Axa, Amundi.
Cũng đầu tháng 5 này, gần 100 lãnh đạo nhiều công ty hàng đầu nước Pháp ký một tuyên bố chung trên Le Monde, khẳng định theo cùng một hướng. Tuyên bố mang tên 'Chúng ta hãy đặt môi trường vào trung tâm của kế hoạch chấn hưng kinh tế'.
Trong bối cảnh có nhiều động thái thay đổi từ phía giới chủ, Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp cũng điều chỉnh quan điểm rõ ràng.
Tờ nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp ghi nhận: Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Bruno Le Maire, trong một phát biểu cuối tháng 4, cùng với Bộ trưởng Môi trường Elisabeth Borne, đã cam kết kinh tế Pháp sẽ phải trở thành 'nền kinh tế đi đầu châu Âu' trong tiến trình thoát khỏi sự phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch.
Bộ trưởng Kinh tế cũng nhấn mạnh rằng 'mối quan tâm hàng đầu' của ông là chuẩn bị cho một cuộc chấn hưng kinh tế xanh. Tuyên bố được đưa ra sau khi MEDEF, Hiệp hội của giới chủ Pháp, kêu gọi chính phủ, Bộ Môi trường, hoãn áp dụng một số tiêu chuẩn về môi trường, do bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Về phía xã hội dân sự, cùng với các đề nghị của Hội nghị Công dân vì Khí hậu, được thành lập theo quyết định của Tổng thống Pháp (sẽ chính thức ra mắt vào tháng 6), trong nửa cuối tháng 3, đầu tháng 4, một cuộc trưng cầu của Hội Chữ Thập Đỏ, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã và make.org, đã thu hút 80.000 người tham gia, 19.000 đề xuất về môi trường, để hướng đến một thế giới mới.
Các áp lực nói trên có đủ mang lại thành công?
Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, từ các nguyên tắc chung, mong ước chung đến các quyết định cụ thể có giá trị thực sự, khoảng cách nhiều khi rất lớn.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được đăng tải hôm 13/05, dân biểu Johan Van Overveldt, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Nghị Viện Châu Âu nhấn mạnh là đầu tư cho khí hậu phải 'nằm ở trọng tâm' của kế hoạch chấn hưng sắp được đưa.
Tuy nhiên, Chủ tịch Uỷ ban Ngân sách của Nghị viện châu Âu cũng trở lại với Thỏa thuận Xanh, được 27 nước châu Âu đồng thuận cuối năm ngoái, để lưu ý là các mục tiêu của ngay chính thỏa thuận rất quan trọng này cũng đã 'được đầu tư thấp đến mức nguy hiểm'.
Nghiên cứu của đại học Oxford được công bố đầu tháng cũng nhấn mạnh là giới lãnh đạo chính trị đứng trước các áp lực ngược lại rất lớn, từ phía các lobby đòi duy trì cách làm ăn cũ, hay áp lực của một bộ phận công luận.
Bên cạnh đó, nỗ lực đơn lẻ của châu Âu kết nối chấn hưng kinh tế với chuyển đổi sang kinh tế Xanh có nguy cơ khó thành công, nếu chỉ cần một số quốc gia chủ chốt trên thế giới bất hợp tác trong cuộc chiến vì khí hậu trên quy mô toàn cầu.
Việc Tổng thống Mỹ nhiều lần nhắc lại ưu tiên cứu nguy ngành dầu mỏ, hay Trung Quốc tiếp tục phát triển năng lượng than càng khiến cho những thách thức mà Liên minh châu Âu đang phải đối mặt, vốn đã khó giờ càng thêm khó.
- Cùng chuyên mục
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago